Nickel(II) molybdat | |
---|---|
Tên khác | Nickel molybdat Nikenơ molybdat Nickel monomolybdat Nikenơ monomolybdat Nickel(II) molybdat(VI) Nickel molybdat(VI) Nikenơ molybdat(VI) Nickel monomolybdat(VI) Nikenơ monomolybdat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | NiMoO4 |
Khối lượng mol | 218,9106 g/mol (khan) 236,92588 g/mol (1 nước) |
Bề ngoài | tinh thể lục[1] |
Mùi | không mùi[1] |
Khối lượng riêng | 3,3723 g/cm³[2] |
Điểm nóng chảy | 970 °C (1.240 K; 1.780 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 465,2 mg/100 mL (20 ℃) |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Đơn nghiêng |
Các nguy hiểm | |
Ký hiệu GHS | |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H317, H350i, H372 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P201, P260, P280, P308+P313, P405, P501 |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Nickel(II) cromat Nickel(II) tungstat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Nickel(II) molybdat là một hợp chất vô cơ của niken với nhóm molybdat với công thức hóa học NiMoO4. Muối màu lục này có khả năng hòa tan kém trong nước.
Nickel(II) molybdat có thể thu được bằng cách cho nickel(II) oxit phản ứng với molybden(VI) oxit.[3] Cũng có thể tạo ra muối bằng phản ứng giữa dung dịch amoni molybdat với dung dịch nickel(II) chloride.[4]
Nickel(II) molybdat là chất rắn màu xanh lục, không mùi, ít tan trong nước. Hiện đã biết ba dạng của hợp chất, trong đó dạng α có cấu trúc tinh thể đơn nghiêng[3] với nhóm không gian C2/m, giống coban(II) molybdat. Từ 602 ℃, dạng β xuất hiện cũng có cấu trúc tinh thể đơn tà với nhóm không gian C2/m, giống với scheelit. Dạng γ phát sinh ở 6,5 GPa và 700 ℃ và có cấu trúc tinh thể đơn tà với nhóm không gian P2/c.[5]
Nickel(II) molybdat được sử dụng làm chất xúc tác trong ngành công nghiệp dầu khí cho phần dầu của naphtha, dầu hỏa và diesel. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một chất trung gian cho các mục đích xúc tác.[1]
NiMoO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như NiMoO4·½NH3 là chất rắn màu vàng, NiMoO4·2NH3·H2O là chất rắn màu xanh lục, NiMoO4·4NH3·2H2O là chất rắn màu xanh lam[6], NiMoO4·5NH3·H2O là tinh thể màu xanh sapphire hay NiMoO4·6NH3 là tinh thể tím.[7]