Nickel(II) ferrocyanide

Niken(II) ferrocyanua
Mẫu niken(II) ferrocyanua
Tên khácNiken(II) hexacyanoferrat(II)
Nikenơ hexacyanoferrat(II)
Nikenơ ferrocyanua
Nhận dạng
Số CAS14874-78-3
PubChem151937
Số EINECS238-946-3
InChI
đầy đủ
  • 1S/6CN.Fe.2Ni/c6*1-2;;;/q6*-1;3*+2
ChemSpider133916
Thuộc tính
Công thức phân tửNi2Fe(CN)6
Khối lượng mol329,875 g/mol (khan)
528,04308 g/mol (11 nước)
Bề ngoàitinh thể xám lục (11 nước)
Khối lượng riêng2,14 g/cm³ (khan)[1]
1,89 g/cm³ (11 nước)
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước,9 mg/100 mL
Độ hòa tantạo hợp chất với NH3
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương
Hằng số mạnga = 1 nm
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchứa cyanua có thể gây độc
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanNiken(II) ferricyanua
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Niken(II) ferrocyanide là một hợp chất vô cơ, một muối của nikenaxit ferrocyanic với công thức hóa học Ni2Fe(CN)6, không tan trong nước, tạo thành tinh thể ngậm nước màu xám lục.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng của axit ferrocyanicniken(II) chloride sẽ tạo ra muối:

Tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Niken(II) ferrocyanide tạo thành hệ tinh thể lập phương màu xám lục (11 nước), không tan trong nước, nhóm không gian F m3m, các hằng số mạng tinh thể a = 1 nm, Z = 4.

Nó tạo thành tinh thể ngậm nước undecahydrat Ni2Fe(CN)6·11H2O – tinh thể màu xám lục.

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bảo quản trong không khí, niken(II) ferrocyanide bị oxy hóa thành chất rắn màu vàng nâu.

Niken(II) ferrocyanide ổn định dưới nước clo, nhưng sẽ phản ứng với nước brom để tạo thành niken(II) ferricyanua.[2]

Khi đun nóng muối cùng với axit clohydric đặc, muối axit ngậm nước niken(II) đibiferrocyanua, NiH2Fe(CN)6·3H2O sẽ được tạo thành.[2]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ni2Fe(CN)6 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • Ni2Fe(CN)6·NH3·xH2O với:
    • x = 4: Bột màu nâu đen;[3]
    • x = 9: Bột màu lục.[3]
  • Ni2Fe(CN)6·2NH3·xH2O với:
    • x = 1: Tinh thể hình kim màu lục nhạt;[3]
    • x = 4: Chất rắn màu nâu, thu được từ nonahydrat bên dưới ở 100 °C (212 °F; 373 K);[4]
    • x = 9: Chất rắn màu lục.[4]
  • Ni2Fe(CN)6·4NH3·4H2O, chất rắn màu dương không ổn định;[3]
  • Ni2Fe(CN)6·5NH3·4H2O, tinh thể hình kim màu tím;[3]
  • Ni2Fe(CN)6·6NH3·9H2O, tinh thể màu amethyst đậm;[3]
  • Ni2Fe(CN)6·7NH3, chất rắn màu dương đen thu được từ việc cho hai chất tác dụng trực tiếp với nhau ở 16–21 °C (61–70 °F; 289–294 K);[4]
  • Ni2Fe(CN)6·8NH3·4H2O, chất rắn màu dương;[4]
  • Ni2Fe(CN)6·12NH3·9H2O, tinh thể hình kim màu tím, tan trong chính dung dịch amonia.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 992. Truy cập 11 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b Nickel ferrocyanide, Ni2Fe(CN)6 trên atomistry.com
  3. ^ a b c d e f Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 187–188. Truy cập 9 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b c d e Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933), trang 525. Truy cập 9 tháng 12 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan