Ninh Phong

Ninh Phong
Phường
Phường Ninh Phong
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDĐường Ngô Gia Tự, tổ dân phố Đa Lộc
Thành lập28/4/2005[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°13′44″B 105°58′16″Đ / 20,22889°B 105,97111°Đ / 20.22889; 105.97111
Ninh Phong trên bản đồ Việt Nam
Ninh Phong
Ninh Phong
Vị trí phường Ninh Phong trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,41 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng9.554 người[2]
Mật độ1.765 người/km²
Khác
Mã hành chính14359[3]
Mã bưu chính431521
Websiteninhphong.tpninhbinh.ninhbinh.gov.vn

Ninh Phong là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Phong nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Phường Ninh Phong có diện tích 5,41 km², dân số năm 2019 là 9.554 người,[2] mật độ dân số đạt 1.765 người/km².

Phường Ninh Phong được công nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânNinh Bình.[4]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Phong được chia thành 13 tổ dân phố[5]: An Hòa, An Lạc, Đa Lộc, Đoàn Kết, Đức Thế, Nam Phong, Phong Đoài, Phong Lộc, Phúc Lai, Phúc Lâm, Phúc Lộc, Tương Lai, Văn Giang.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP[7] về việc:

  • Sáp nhập 29,60 ha diện tích tự nhiên và 498 nhân khẩu của xã Ninh Phong thuộc huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý.
  • Thành lập phường Nam Bình trên cơ sở sáp nhập 29,60 ha diện tích tự nhiên và 498 nhân khẩu của xã Ninh Phong.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Phong còn lại 597,16 ha diện tích tự nhiên và 6.157 nhân khẩu.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2004/NĐ-CP[8] về việc chuyển xã Ninh Phong thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2005/NĐ-CP[1] về việc:

  • Điều chỉnh 102,80 ha diện tích tự nhiên và 1.197 nhân khẩu của xã Ninh Phong về phường Nam Bình quản lý.
  • Thành lập phường Ninh Phong trên cơ sở phần còn lại sau khi điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số của xã Ninh Phong.

Phường Ninh Phong có 539,16 ha diện tích tự nhiên và 7.701 nhân khẩu.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Phường Ninh Phong trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Trên địa bàn có làng nghề mộc truyền thống Phúc Lộc đã gắn bó với nhân dân hàng trăm năm, có 3 chùa, 4 đền, 1 phủ, 1 miếu, 21 nhà thờ dòng họ lớn, nhỏ và có 6 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Những làn điệu hát chèo, hát dân ca và các trò chơi dân gian truyền thống còn duy trì trong các ngày lễ, tết và lễ hội truyền thống của phường.

Làng mộc Phúc Lộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ninh Phong có làng nghề mộc Phúc Lộc từ xưa đã là một làng nghề truyền thống nổi tiếng. Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình, gần quốc lộ 10 và tuyến đường nối cảng Ninh Phúc. Làng Phúc Lộc có 4 phố: Phố Phúc Lộc, Phố Phong Lộc, Phố Đa Lộc, Phúc Lâm và xóm Mơ. Hiện nay khu vực làng nghề đã được xây dựng tại vị trí giao cắt giữa Quốc lộ 1 với đường nối cảng Ninh Phúc) Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ. Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loại,... Làng mộc Phúc Lộc Ninh Bình được xếp vào danh sách 50 làng nghề truyền thống tiêu biểu nhất Việt Nam. Các nghệ nhân ở đây rất đẹp trai.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Dọc theo chiều dài của phường có Quốc lộ 1đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Đây là một phường có đường Quốc lộ 1 xuyên Việt, tuyến đường nối cảng Ninh Phúc đồng thời tuyến đường Quốc lộ 1 mới tránh thành phố Ninh Bình (tức đường Nguyễn Minh Không) đi qua.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã và thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 28 tháng 4 năm 2005.
  2. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ [1]
  5. ^ Nguyễn Thị Thu Hiền (15 tháng 11 năm 2018). “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” (PDF). Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
  6. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Nghị định số 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  8. ^ “Nghị định số 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 1 năm 2004.
  9. ^ “Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan