Pallene (vệ tinh)

Pallene
Pallene vào tháng 10 năm 2010
Khám phá
Khám phá bởiVoyager 2
(phát hiện lần đầu)
Đội hình ảnh Cassini [1]
Ngày phát hiện1 tháng 6 năm 2004
(phát hiện lần thứ hai bởi Cassini-Huygens)
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XXXIII
Phiên âm/pəˈln/[2]
Đặt tên theo
Παλλήνη Pallēnē
S/1981 S 14
(phát hiện lần đầu)
S/2004 S 2
(phát hiện lần thứ hai)
Tính từPallenean /pælɪˈnən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo[5]
Kỷ nguyên 20 tháng 6 năm 2004
(JD 2 453 177,5)
212 280 ± 5 km
Độ lệch tâm0,0040
1,153 745 829 ngày[4]
Độ nghiêng quỹ đạo0,1810 ± 0,0014°
(so với quỹ đạo của Sao Thổ)
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómAlkyonides
Đặc trưng vật lý
Kích thước5,76 × 4,16 × 3,68±0,14 km [6]
Bán kính trung bình
2,22±0,07 km[6]
Mật độ trung bình
0,25+0,09
−0,06
 g/cm3
[6]
đồng bộ
không

Pallene (/pəˈln/ pə-LEE-neepə-LEE-nee; tiếng Hy Lạp: Παλλήνη) là một vệ tinh tự nhiên rất nhỏ của Sao Thổ. Nó là một trong ba vệ tinh nhỏ được biết đến với cái tên nhóm các vệ tinh Alkyonide, nằm giữa quỹ đạo của hai vệ tinh lớn hơn là vệ tinh Mimas và vệ tinh Enceladus. Nó cũng được đặt ký hiệu là Saturn XXXIII (33).

Phát hiện

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh phát hiện của vệ tinh Pallene vào năm 2004 từ tàu thăm dò Cassini

Pallene được phát hiện ra bởi Đội xử lý hình ảnh từ tàu Cassini vào năm 2004, trong nhiệm vụ Cassini–Huygens.[7][8] Nó được đặt ký hiệu tạm thời là S/2004 S 2. Vào năm 2005, cái tên Pallene được chấp thuận bởi IAU Division III Working Group for Planetary System Nomenclature,[9] và được phê chuẩn bởi IAU General Assembly vào năm 2006. Cái tên này ám chỉ Pallene, một trong các Alkyonide, bảy người con gái xinh đẹp của Alkyoneus khổng lồ.

Sau khi khám phá ra năm 2004, các nhà khoa học nhận ra rằng Pallene đã được chụp lại lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 8 năm 1981, bởi tàu thăm dò vũ trụ Voyager 2. Nó đã xuất hiện trong một bức ảnh duy nhất và đã được đặt ký hiệu là S/1981 S 14 và ước lượng có quỹ đạo cách Sao Thổ 200,000 km.[10] Bởi vì không thấy nó xuất hiện trong các bức ảnh khác nên các nhà khoa học không thể tính toán quỹ đạo của nó vào thời điểm ấy, những gần đây khi so sánh lại thì các nhà khoa học đã nhận ra nó trùng khớp với quỹ đạo của vệ tinh Pallene.[5]

Đặc điểm quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Pallene bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cộng hưởng kinh độ trung bình gây nhiễu loạn với một vệ tinh lớn hơn nhiều là vệ tinh Enceladus, mặc dù ảnh hưởng này thì không lớn bằng sự nhiễu loạn mà vệ tinh Mimas gây ra cho vệ tinh Methone. Những sự nhiễu loạn khiến cho các yếu tố quỹ đạo mật tiếp của vệ tinh Pallene biến đổi với biên độ vào khoảng 4 km ở bán trục lớn, và 0,02° ở kinh độ (tương ứng với khoảng 75 km). Độ lệch tâm cũng thay đổi trong nhiều thời kỳ giữa 0,002 và 0,006, và độ nghiêng quỹ đạo là giữa khoảng 0,178° và 0,184°.[5]

Vành đai

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2006, các bức ảnh được chụp trong ánh sáng tán xạ bởi tàu vũ trụ Cassini đã giúp Đội xử lý ảnh của tàu Cassini phát hiện ra một vành đai bụi mỏng quanh Sao Thổ mà chia sẻ quỹ đạo của vệ tinh Pallene, giờ được đặt tên là Vành đai Pallene.[11][12] Vành đai này có bề rộng vào khoảng 2.500 km. Nó được tạo thành bởi các hạt bụi bị bắn tung lên từ bề mặt của vệ tinh Pallene bởi các sự va chạm thiên thạch, thứ sau đó đã tạo nên một vành đai khuếch tán quanh đường quỹ đạo của nó.[13][14]

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu vũ trụ Cassini, con tàu nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh của nó cho tới tháng 9 năm 2017, thực hiện một đợt bay ngang qua vệ tinh Pallene vào ngày 16 tháng 10 năm 2010, và 14 tháng 9 năm 2011 ở một khoảng cách lần lượt là 36.000 kilomet và 44.000 kilomet.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cassini Imaging Team.
  2. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  3. ^ “JPL (ca. 2008) Cassini Equinox Mission: Pallene. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ NASA Celestia Lưu trữ 2005-03-09 tại Wayback Machine
  5. ^ a b c Spitale Jacobson et al. 2006.
  6. ^ a b c Thomas 2013.
  7. ^ IAUC 8389.
  8. ^ Porco Baker et al. 2005.
  9. ^ IAUC 8471.
  10. ^ IAUC 6162.
  11. ^ IAUC 8759.
  12. ^ CICLOPS 2006, Moonmade Rings.
  13. ^ JPL/NASA: Creating New Rings.
  14. ^ Hedman et al., 2009.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan