Ngày Trái Đất mỉm cười

Bức ảnh ghép đã được xử lý hoàn chỉnh chụp Sao Thổ bởi tàu Cassini vào ngày 19 tháng 7 năm 2013
Trái Đất xuất hiện như một đốm xanh bên dưới những chiếc vòng của Sao Thổ.
Bức ảnh ghép từ chiến dịch "Vẫy chào Sao Thổ" của NASA được tổng hợp từ 1600 bức ảnh chụp bởi công chúng vào Ngày Trái Đất mỉm cười.

Ngày Trái Đất mỉm cười (tiếng Anh: The Day the Earth Smiled) là một bức ảnh tổng hợp được chụp bởi tàu Cassini vào ngày 19 tháng 7 năm 2013. Trong thời gian xảy ra thiên thực, con tàu đã chụp lại bức ảnh về Sao Thổ và các vành đai của nó cũng như Trái ĐấtMặt Trăng như những đốm xanh mờ xa xôi. Tàu Cassini đã hai lần chụp những bức ảnh tương tự như vậy (vào năm 2006 và 2012) trong chín lần bay quanh quỹ đạo Sao Thổ trước đây. Tên gọi bức ảnh còn đề cập tới các hoạt động liên quan đến sự kiện cũng như bức ảnh ghép được tạo nên từ nó.[1]

Được tạo ra bởi nhà khoa học hành tinh Carolyn Porco, lãnh đạo đội hình ảnh của Cassini, bức ảnh mang hàm ý kêu gọi mọi người trên thế giới hãy suy ngẫm về vị trí của loài người trong vũ trụ để biết trân quý sự sống trên Trái Đất và, vào thời điểm bức ảnh được chụp, để nhìn lên và mỉm cười trong niềm tôn vinh.[2][3]

Bức mosaic cuối cùng được chụp vào ngày 19 tháng 7 và được xử lý tại Phòng Thí nghiệm Trung tâm Hình ảnh Cassini cho các Hoạt động (CICLOPS). Ngày 12 tháng 11 năm 2023, nó được phát hành ra công chúng.[4][5] Bức ảnh gồm có Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Kim và nhiều vệ tinh của Sao Thổ.[6] Một bức ảnh có độ phân giải cao hơn, mô tả Trái Đất và Mặt Trăng như những đốm sáng xa xôi, được chụp bởi camera góc hẹp của Cassini và được phát hành không lâu sau đó.

Sự kiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu thăm dò Cassini đã chụp các bức ảnh về Trái Đất và Mặt Trăng ở khoảng cách hơn một tỉ km vào lúc 21:27 UTC ngày 19 tháng 7 năm 2013. Một số hoạt động đã được lên kế hoạch để chúc mừng dịp này:

  • Một website đã được thiết lập làm cổng thông tin cho các hoạt động liên quan vào ngày 19 tháng 7.[7] Tại đó, Porco kêu gọi thế giới hãy tôn vinh sự sống trên hành tinh Trái Đất cũng như các thành tựu của nhân loại trong công cuộc khám phá Hệ Mặt Trời.
  • Tổ chức Nhà thiên văn học không biên giới cũng phối hợp tổ chức các sự kiện quốc tế.[8]
  • NASA đi đầu với sự kiện "Vẫy chào Sao Thổ" ("Wave at Saturn") nhằm "giúp mọi người nhận thức được bức chân dung liên hành tinh lịch sử khi nó được chụp".[9]
  • Công ty của Porco là Diamond Sky Productions đã tổ chức một cuộc thi mang tên "Message to the Milky Way" ("Thông điệp tới dải Ngân Hà"). Mọi người có thể nộp một bức ảnh kĩ thuật số được chụp vào ngày 19 tháng 7 và/hoặc một tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm đoạt giải sẽ được gửi đi như một thông điệp tới người ngoài hành tinh, "đến dải Ngân Hà từ Đài thiên văn AreciboPuerto Rico".[10]

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Những bức ảnh thô từ Cassini đã đến được Trái Đất không lâu sau sự kiện. Một số tấm ảnh đã được xử lý (một tấm ảnh độ phân giải cao chụp Trái Đất và Mặt Trăng cùng một phần nhỏ chụp Trái Đất của bức ảnh ghép hoàn thiện) và phát hành ra công chúng chỉ một vài ngày sau đó.[11][12]

Việc xử lý bức ảnh ghép hoàn chỉnh diễn ra tại CICLOPS dưới sự chỉ đạo của Porco trong khoảng hai tháng.[13] Trong vòng 4 giờ, Cassini đã phải chụp một khung cảnh rộng 647.808 kilômét (402.529 mi). Con tàu đã chụp tổng cộng 323 bức, 141 bức trong số đó được dùng trong bức ảnh ghép.[6] NASA tiết lộ rằng việc tổng hợp ảnh này đã đánh dấu lần đầu tiên bốn hành tinh – Sao Thổ, Trái Đất, Sao HỏaSao Kim – được chụp xuất hiện cùng nhau trong phổ ánh sáng nhìn thấy được bởi tàu Cassini.[14] Đây cũng là lần đầu tiên nhân loại biết trước bức ảnh của họ sẽ được chụp từ vùng ngoài của Hệ Mặt Trời.[3]

Việc NASA chính thức phát hành bức ảnh ghép hoàn chỉnh Ngày Trái Đất mỉm cười vào ngày 12 tháng 11 năm 2013 đã gây nên tiếng vang trên các cơ quan truyền thông khắp thế giới.[4][5][15][16][17] Bức ảnh đã xuất hiện trên trang nhất của Thời báo New York vào ngày hôm sau.[18][19] Những nhân vật của công chúng như nhà sản xuất truyền thông Seth MacFarlane cũng ca ngợi tấm ảnh.[20] Bức ảnh ghép còn được giới thiệu bởi Porco, và dành tặng cho nhà thiên văn học quá cố Carl Sagan, tại một buổi lễ ở Thư viện Quốc hội để vinh danh việc nhận được các bài viết của ông.[21] Trong cùng ngày, bức ảnh tổng hợp từ các tấm hình chụp bởi 1600 người nhằm hưởng ứng chiến dịch "Vẫy chào Sao Thổ" của NASA cũng được giới thiệu cho công chúng.[22]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Catalog Page for PIA17171”. NASA's Jet Propulsion Laboratory.
  2. ^ Porco, Carolyn (18 tháng 6 năm 2013). “NASA's Cassini Cameras to Provide Breathtaking Image of Earth from Saturn”. PBS. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ a b Jones, Jonathan (19 tháng 6 năm 2013). “People of Earth, say cheese! Nasa to take everyone's picture from space”. The Guardian. London. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ a b Madrigal, Alexis (12 tháng 11 năm 2013). “The Carl Sagan of Our Time Reprises the 'Pale Blue Dot' Photo of Earth”. The Atlantic. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ a b Overbye, Dennis (12 tháng 11 năm 2013). “The View From Saturn”. The New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ a b “The Day the Earth Smiled”. NASA Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  7. ^ “The Day the Earth Smiled”. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ “The Day the Earth Smiled”. Astronomers Without Borders. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2013.
  9. ^ “Cassini to Take Photo of Earth from Deep Space”. saturn.jpl.nasa.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ “Message to the Milky Way”. diamondskyproductions.com.
  11. ^ “Cassini spacecraft photographs Earth from 900 million miles away”. Fox News. 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  12. ^ Spinks, Peter (26 tháng 7 năm 2013). “Earth viewed from a billion miles away”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  13. ^ Porco, Carolyn (12 tháng 11 năm 2013). “Viewpoint: Saturn snapped as Earth smiled”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  14. ^ Hotz, David Lee (13 tháng 11 năm 2013). “Saturn from the Dark Side”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ Boyle, Alan (12 tháng 11 năm 2013). “Planets galore! Saturn probe's big pic finally unveiled”. NBC News. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  16. ^ “La Tierra, un punto azul diminuto tras los anillos de Saturno”. El Mundo. 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  17. ^ Page, Lewis (13 tháng 11 năm 2013). “SPACE, the FINAL FRONTIER: These are the images of the star probe Cassini”. The Register. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  18. ^ Louis Suarato [@LouisS] (13 tháng 11 năm 2013). “Saturn and astronomy make the front page of the New York Times” (Tweet) – qua Twitter.
  19. ^ “Saturn and Its Rings, a Wide View” (PDF). The New York Times. 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  20. ^ Seth MacFarlane [@SethMacFarlane] (13 tháng 11 năm 2013). “Brand new stunning photograph of Saturn, taken by NASA's Cassini spacecraft” (Tweet) – qua Twitter.
  21. ^ Allen, Erin (14 tháng 11 năm 2013). “Portraits of the Solar System: Talking with Carolyn Porco About Carl Sagan”. The Library of Congress Blog. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.
  22. ^ “The Faces of 'Wave at Saturn'. NASA Jet Propulsion Laboratory. 11 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Giới thiệu Kiseijuu - bộ anime/manga kinh dị hay nhức nách
Được xem là một trong những siêu phẩm kinh dị khoa học viễn tưởng và giành được vô số giải thưởng của thế giới M-A, Parasyte chủ yếu nhắm tới độc giả là nam giới trẻ và trưởng thành
Nhân vật Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B