Telesto khi nhìn thấy bởi tàu thăm dò Cassini vào tháng 10 năm 2005 | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | Bradford A. Smith Harold Reitsema Stephen M. Larson John W. Fountain |
Ngày phát hiện | 8 tháng 4 năm 1980 |
Tên định danh | |
Tên định danh | Saturn XIII |
Phiên âm | /təˈlɛstoʊ/ |
Đặt tên theo | Τελεστώ Telestō |
Tethys B S/1980 S 13 | |
Tính từ | Telestoan /tɛlɪˈstoʊ.ən/ hoặc Telestoian /tɛlɪˈstoʊ.iən/ |
Đặc trưng quỹ đạo | |
294619 km | |
Độ lệch tâm | 0,000 |
1,887802 ngày [1] | |
Độ nghiêng quỹ đạo | 1,19° (so với xích đạo của Sao Thổ) |
Vệ tinh của | Sao Thổ |
Nhóm | L4 Tethys trojan |
Đặc trưng vật lý | |
Kích thước | 32,6±1,0 km × 23,6±0,6 km × 20±0,6 km [2] |
Bán kính trung bình | 12,4±0,4 km [2] |
đồng bộ | |
không | |
18,7 [3] | |
Telesto (/təˈlɛstoʊ/ tə-LES-tohtə-LES-toh, tiếng Hy Lạp: Τελεστώ) là một vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ. Nó được phát hiện ra bởi Smith, Reitsema, Larson và Fountain vào năm 1980 từ những quan sát trên mặt đất, và được đặt ký hiệu tạm thời là S/1980 S 13.[4] Trong những tháng tiếp theo, một vài sự xuất hiện khác đã được quan sát: S/1980 S 24,[5] S/1980 S 33,[6] và S/1981 S 1.[7]
Vào năm 1983, nó chính thức được đặt tên theo Telesto trong thần thoại Hy Lạp.[a] Nó cũng được đặt ký hiệu chính thức là Saturn XIII (13) hoặc Tethys B.
Telesto có quỹ đạo chung với vệ tinh Tethys, ở bên trong điểm Lagrange (L4) của vệ tinh Tethys. Mối quan hệ này lần đầu được phát hiện bởi Seidelmann và các cộng sự vào năm 1981.[8] Một vệ tinh khác, vệ tinh Calypso, ở bên trong điểm Lagrange khác của Tethys, 60 độ ở hướng còn lại từ Tethys. Hệ thống Sao Thổ có hai vệ tinh Troia thêm vào nữa.
Tàu thăm dò Cassini thực hiện một chuyến bay qua Telesto vào ngày 11 tháng 10 năm 2005. Các bức ảnh là kết quả của chuyến bay qua cho thấy một bề mặt nhẵn phẳng tới mức ngạc nhiên, hoàn toàn không có các hố va chạm nhỏ.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Telesto. |