Anime thường được phân loại theo nhân khẩu học mục tiêu, bao gồm kodomo (Nhật: 子供向け漫画 (Tử cung hướng ke Mạn họa),?), shōjo (Nhật: 少女漫画 (thiếu nữ mạn họa),?), shōnen (Nhật: 少年漫画 (thiếu niên mạn họa),?) và một phạm vi đa dạng thể loại hướng đến khán giả trưởng thành như seinen hay Josei. Phân loại về thể loại anime khác biệt so với các dạng thể loại khác của hoạt hình và không nên trộn lẫn anime với phân loại thông thường.[1]
Shōjo (Nhật: 少女漫画 (thiếu nữ mạn họa),?): hướng đến thiếu nữ, thiên về lãng mạn lý tưởng với nhân vật chính là một cô gái, giai đoạn giữa một cô bé và một phụ nữ đã trưởng thành về tình dục.[6][7][8]24-nen Gumithời kỳ Chiêu Hòa đã thiết lập văn phạm cơ bản cho shōjo (độc thoại hoặc thú nhận nội tâm về nỗi lo lắng của nhân vật nữ chính), bắt nguồn từ phong trào 'ūman ribu' giải phóng nữ giới khỏi các chuẩn mực và vai trò mẹ hiền vợ tốt truyền thống trong quá trình tự do dân quyền tại Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai nhưng phụ nữ Nhật Bản vẫn chưa rõ ràng hướng đi.[6][7]Shōjo thường được gắn kết với chủ nghĩa nữ quyền (Thủy thủ Mặt Trăng, Mononoke Hime), nhưng hình ảnh và phong cách biểu tượng shōjo từ thập niên 2000 đã không còn phản chiếu mục đích ban đầu bởi sự chiếm dụng văn hóa của truyền thông đại chúng. Ví dụ trong thể loại shōjo.
Shōnen (Nhật: 少年漫画 (thiếu niên mạn họa),?): hướng đến nam thiếu niên hoặc bé trai tiền dậy thì, thường gắn yếu tố phiêu lưu và chiến trận;[8] khuôn mẫu nữ giới khêu gợi trong shōnen thường dựa theo nhãn quan nam giới.[6] Ví dụ trong thể loại shōnen.
Shōnen-ai (Nhật: 少年爱漫画 (Thiếu niên ái mạn họa),?): hướng đến đồng tính nam, thường với xúc cảm nhẹ nhàng và không có tình dục đồng giới nam. Ví dụ như Super Lovers.
Seinen (Nhật: 青年漫画 (thanh niên mạn họa),?): hướng đến nam thanh niên hoặc nam trung niên; phong cách riêng biệt cùng chủ đề phong phú, tính bạo lực cao và khiêu dâm. Ví dụ trong thể loại seinen.
Josei (Nhật: 女性漫画 (nữ tính mạn họa),?): hướng đến phụ nữ trẻ và trưởng thành; thiên về lãng mạn thực tế, chính kịch và trải nghiệm cuộc sống, có thể có tình dục và các chủ đề trưởng thành. Ví dụ trong thể loại Josei.
Có thể nhận dạng các phạm trù khác nhau dựa trên chủ đề, nhưng cách phân loại này có thể gây nhầm lẫn bởi vì một anime có thể thường xuyên giao thoa nhiều chủ đề khác nhau cùng một lúc. Hơn nữa, phân loại theo chủ đề một cách toàn diện và chi tiết không được tìm thấy trong các tài liệu có liên quan; trong nhiều trường hợp, nó được nhiều thừa nhận từ khán giả hơn là từ tác giả.[9] Phân loại anime thường thông qua chủ đề, phong cách hoặc hình thức được sử dụng làm trung tâm trong cốt truyện.[10] Cách phân loại anime theo thứ tự chữ cái chủ đề[11][12]:
Hài kịch:[13] Các tình huống hoặc phân cảnh mang tính hài hước. Ví dụ trong thể loại hài.
Dystopia (phản địa đàng): xã hội tương lai giả tưởng bạo lực và mất quyền tự do cá nhân, chính phủ độc tài kiểm soát xã hội. Ví dụ như Psycho-Pass.
Ecchi (Nhật: エッチ (Biến thái),?): Những tình huống hài hước với yếu tố khêu gợi.[4][5][15] Nếu tính khêu gợi bị khai thác quá mức và sử dụng trong phần lớn các phân cảnh thì ecchi trở thành fan service. Ví dụ trong thể loại ecchi.
Gurume (Nhật: グルメ漫画 (Sành ăn),?) hay Sành ăn: Những câu chuyện về ẩm thực, tập trung vào thực khách hoặc nhà phê bình ẩm thực hoặc đầu bếp. Ví dụ trong thể loại ẩm thực.
Harem (Nhật: ハーレムもの,?):[13] Cốt truyện về nhiều nhân vật nữ bị thu hút bởi cùng một nhân vật nam chính trong phim.[4][5][8][18] Ví dụ trong thể loại harem.
Mahō shōjo (Nhật: 魔法少女 (Ma pháp Thiếu nữ),?): Nhân vật chính là cô gái trẻ sở hữu ma thuật huyền bí, được kích hoạt bằng một vật thể hoặc thủ pháp, thường nhận hỗ trợ từ các linh vật dễ thương, phải chống lại một số thế lực siêu nhiên.[6][20]
Mecha (Nhật: メカ,?): Cốt truyện có những robot hình người khổng lồ biết bay với phi công điều khiển trong buồng lái, các phi công thường có mối quan hệ đồng cảm và trực giác với robot của họ; robot được trang bị súng, khả năng cận chiến hoặc vũ khí khoa học viễn tưởng.[21][22] Mecha thường xuất hiện trong xung đột của loài người, hoặc giữa loài người với sự sống ngoài Trái Đất.[22] Hai nhánh chính gồm Siêu robot và Robot thực. Ví dụ trong thể loại mecha.
Romakome hay Hài kịch lãng mạn: Nhân vật cười rất nhiều, khóc một chút, xuất hiện trên màn ảnh trong một trang phục giản dị hoặc dễ thương trước khi cuộn tròn vào một vòng tay say đắm.[24]
Steampunk: Cốt truyện về thế giới có công nghiệp hơi nước chiếm ưu thế, mốc thời gian liên quan nhiều tới thời kỳ Victoria, nó thường được hiểu là một phong cách mỹ thuật riêng biệt. Ví dụ trong thể loại steampunk.
Hậu tận thế:[19] Những câu chuyện diễn ra trong thế giới bị tàn phá, khủng hoảng vũ khí hạt nhân, mất độc lập dân tộc, bệnh tật tràn lan, trẻ em mồ côi; mặc dù tương đồng với dystopia nhưng khác nhau tại thời điểm câu chuyện mở ra.[26][27] Ví dụ trong thể loại hậu tận thế.
^Kalen, Elizabeth F.S. Mostly Manga: A Genre Guide to Popular Manga, Manhwa, Manhua, and Anime. tr. 45, 99, 101, 112, 115. ISBN978-1-59884-938-7.
^Reysen, Stephen; Plante, Courtney; Roberts, Sharon; Gerbasi, Kathleen C. (tháng 8 năm 2017). Anime Genre Preferences and Paranormal Beliefs. 3 (ấn bản thứ 1). The Phoenix Papers. tr. 332, 334, 339. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019.
^Norris, Craig Jeffrey (2003). “The cross-cultural appropriation of manga and anime in Australia” [Chiếm hữu giao thoa văn hóa của manga và anime tại Úc]. Đại học Tây Sydney (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu. Within the cyberpunk genre of anime, gender also plays an important role in portraying difference. The central female characters of two of the most well known cyberpunk anime: Akira and Ghost in the Shell, are deeply introspective and associated with an exploration of spiritualism and existential contemplation.
^Igelmo, Cristina (5 tháng 10 năm 2009). “La mujer en el manga” [Phụ nữ trong manga]. Revista Códice (bằng tiếng Tây Ban Nha). I Congreso virtual sobre Historia de las Mujeres. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2009. Tóm lược dễ hiểu(PDF).
^Shoji, Kaori (ngày 13 tháng 01 năm 2001). “Holy mother of threesomes!”. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018. Japanese call a romakome (romantic comedy), you know, those films in which all the characters laugh a lot, cry a little and parade across the screen in cool/casual togs before winding up in a passionate embrace.
^ abMcNicol, Tony (ngày 27 tháng 4 năm 2004). “Does comic relief hurt kids?” [Có phải truyện tranh góp phần làm tổn thương trẻ em?]. The Japan Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2004.
Tavassi, Guido (2012). Storia dell'animazione giapponese. Autori, arte, industria, successo dal 1917 a oggi [Lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Tác giả, nghệ thuật, công nghiệp, thành công từ năm 1917 đến hôm nay] (bằng tiếng Ý) . Latina, Lazio: Tunué. ISBN978-88-97165-51-4.
Lúc bạn nhận ra người khác đi làm vì đam mê là khi trên tay họ là số tiền trị giá hơn cả trăm triệu thì Sugar Daddy Nanami là một minh chứng khi bên ngoài trầm ổn, trưởng thành