Phù Cừ

Phù Cừ
Huyện
Huyện Phù Cừ
Biểu trưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
Huyện lỵThị trấn Trần Cao
Phân chia hành chính1 thị trấn, 12 xã
Thành lập1842
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Khả Phúc
Bí thư Huyện ủyNguyễn Văn Đoàn
Địa lý
Tọa độ: 20°44′25″B 106°10′44″Đ / 20,74028°B 106,17889°Đ / 20.74028; 106.17889
MapBản đồ huyện Phù Cừ
Phù Cừ trên bản đồ Việt Nam
Phù Cừ
Phù Cừ
Vị trí huyện Phù Cừ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích94,64 km²[1]
Dân số (2020)
Tổng cộng80.329 người[1]
Thành thị6.323 người (8%)
Nông thôn74.006 người (92%)
Mật độ849 người/km²
Khác
Mã hành chính333[2]
Biển số xe89-G1-G2
Websitephucu.hungyen.gov.vn

Phù Cừ là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phù Cừ nằm ở phía đông của tỉnh Hưng Yên, nằm trong đồng bằng sông Hồng, cách thành phố Hưng Yên khoảng 18 km về phía đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, có vị trí địa lý:

Huyện Phù Cừ có diện tích 94,64 km², dân số năm 2020 là 80.329 người[1], mật độ dân số đạt 849 người/km².

Sông Luộc là ranh giới giữa huyện với tỉnh Thái Bình và sông Cửu An là ranh giới giữa huyện với tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Nghĩa Lý chảy qua.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, tên gọi của huyện có nhiều lần thay đổi. Theo tư liệu lịch sử và một số thư tịch cổ khác cho biết, mảnh đất thuộc huyện Phù Cừ ngày nay có lịch sử định cư khá sớm. Đầu công nguyên, mảnh đất này thuộc huyện Cửu Diên, quận Giao Chỉ. Thời Tiền Lê đổi đạo thành lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là hương, địa bàn của huyện thuộc Khoái Lộ. Sau đó, lại đổi lộ thành châu nên vẫn thuộc Khoái Châu. Vào năm Nhâm Tý (1252), cả nước có 12 phủ, dưới phủ là huyện, vùng đất Phù Cừ hiện nay là huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu. Khi nhà Mạc lên ngôi, kiêng tên húy của Mạc Thái Tổ (tức Mạc Đăng Dung) nên đổi tên thành huyện Phù Hoa. Đến thời Lê Trung Hưng lấy lại tên cũ là Phù Dung. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) Lê Hiển Tông đổi đạo thành trấn (có thượng trấn và hạ trấn) huyện Phù Dung thuộc phủ Khoái Châu của Sơn Nam thượng trấn.[3]

Đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm có phủ Khoái Châu và phủ Tiên Hưng, từ đó huyện Phù Dung là một trong tám huyện của tỉnh Hưng Yên. Đến năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) huyện Phù Dung đổi tên là huyện Phù Cừ. Năm Tự Đức thứ 4 (1858), huyện Phù Cừ được chuyển về phủ Tiên Hưng cùng tỉnh.

Năm Thành Thái thứ 6 (1894), chuyển hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ về phủ Khoái Châu, phủ Tiên Hưng còn lại hai huyện Duyên HàHưng Nhân nhập vào tỉnh Thái Bình.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, huyện có 56 xã (tức 56 làng bằng 60 thôn) thuộc 6 tổng:

  1. Tổng Hoàng Tranh có 13 xã (13 làng bằng 15 thôn: Xã Quế Lâm, xã Ngọc Tranh, xã Trúc Giản, xã Hoàng Tranh (có nhị thôn là Phương thôn và Viên thôn), xã Ải Quan, xã Đại Duy, xã Khả Duy, xã Đông Cáp (có nhị thôn là Cáp trên và Cáp dưới), xã Đồng Minh, xã Long Cầu, xã Đoàn Đào, xã Hà Linh, xã Duyên Linh
  2. Tổng Ba Đông có 11 xã (tức 11 làng bằng 11 thôn): Xã Ba Đông, xã Trà Bồ, xã Phương Bồ, xã Duyệt Văn, xã Duyệt Lễ, xã Nghĩa Vũ, xã Tần Tranh, xã Tần Nhẫn, xã Cao Xá, xã Phú Mãn và xã Phú Ân
  3. Tổng Viên Quang có 8 xã (tức 8 làng bằng 10 thôn): xã Viên Quang, xã Quang Xá (nhị thôn là Phú Mỹ và thôn Nguyễn), xã Thọ Lão, xã Ngũ Lão, xã Phan Xá, xã Tống Xá, xã Vũ Xá và xã Trần Xá (có nhị thôn Thượng và Hạ)
  4. Tổng Cát Dương có 8 xã (tức 8 làng bằng 8 thôn): xã Cát Dương, xã Hạ Cát, xã Nhật Lệ, xã Yên Lệ, xã Quang Lệ, xã An Nhuế, xã Đình Cao, xã Văn Sa.
  5. Tổng Võng Phan có 8 xã (tức 8 làng bằng  8 thôn): xã Võng Phan, xã An Cầu, xã Trà Dương, xã La Tiến, xã Thị Viên, xã Giang Tân, xã Hạ Đồng, xã Sỹ Quý
  6. Tổng Kim Phương có 8 xã (tức 8 làng bằng 8 thôn): xã Kim Phương, xã Phù Oanh, xã Phạm Xá, xã Hoàng Xá, xã Hoàng Các, xã Nại Khê, xã Cự Phú, xã Tam Đa (có trại Tam Đa và Trại Vàng).

Đến tháng 3 năm 1946, các xã mới được thành lập trên cơ sở các làng. Huyện Phù Cừ gồm 15 xã: Ái Quốc, Bội Châu, Chí Minh, Duyên Hà, Kim Anh, Minh Hoàng, Minh Tân, Ngọc Thụ, Nguyên Hòa, Nhật Quang, Quang Hưng, Quang Trung, Quyết Tiến, Tống Trân, Trần Cao.

Năm 1947, địa giới hành chính các xã có sự thay đổi như sau:

  • Đổi tên xã Ái Quốc thành xã Phan Sào Nam
  • Hợp nhất hai xã Ngọc Thụ và Bội Châu thành xã Trường Chinh
  • Sáp nhập xã Duyên Hà vào xã Chí Minh
  • Hợp nhất hai xã Quang Trung và Kim Anh thành xã Tiên Tiến.

Năm 1957, chia xã Nguyên Hòa thành hai xã Nguyên Hòa và Hạnh Phúc, chia xã Tiên Tiến thành hai xã Tiên Tiến và Minh Tiến.

Về sau, một số xã lại được đổi tên: xã Trường Chinh đổi thành xã Đoàn Đào, xã Chí Minh đổi thành xã Đình Cao, xã Quyết Tiến đổi thành xã Tống Phan, xã Hạnh Phúc đổi thành xã Tam Đa.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, huyện Phù Cừ thuộc tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 58-CP[4]. Theo đó, hợp nhất hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Phù Tiên thuộc tỉnh Hưng Yên vừa tái lập.[5]

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[6]. Theo đó, chia lại huyện Phù Tiên thành hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ.

Sau khi tái lập, huyện Phù Cừ có 14 xã: Đình Cao, Đoàn Đào, Minh Hoàng, Minh Tân, Minh Tiến, Nguyên Hòa, Nhật Quang, Phan Sào Nam, Quang Hưng, Tam Đa, Tiên Tiến, Tống Phan, Tống Trân, Trần Cao.

Ngày 22 tháng 9 năm 2000, thành lập thị trấn Trần Cao, thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cừ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Trần Cao.[7]

Ngày 1 tháng 12 năm 2024, sáp nhập xã Minh Tiến vào xã Tiên Tiến.[8]

Huyện Phù Cừ có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay,

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Phù Cừ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trần Cao (huyện lỵ) và 12 xã: Đình Cao, Đoàn Đào, Minh Hoàng, Minh Tân, Nguyên Hòa, Nhật Quang, Phan Sào Nam, Quang Hưng, Tam Đa, Tiên Tiến, Tống Phan, Tống Trân.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tổng số 13 xã và thị trấn toàn huyện thì tiềm lực kinh tế mạnh nhất phải kể đến đó là thị trấn Trần Cao. Các xã còn lại có nền kinh tế khác nhau, top trên là Minh Tân, Đình Cao, Đoàn Đào, Quang Hưng, các xã còn lại tương đồng nhau.

Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, về mặt công nghiệp có một số dự án quan trọng là Công ty may Phố Cao, CCN làng nghề Đình Cao và một số nhà máy tại xã Đoàn Đào, Quang Hưng, Minh Tân, Nhật Quang, Tam Đa.

Kinh tế trang trại các xã: Nhật Quang, Tam Đa, Minh Tân, Quang Hưng. Tương lai KCN Quán Đỏ (giáp gianh hai huyện Phù Cừ - Tiên Lữ) sẽ tạo sức bật và sự đột phá cho kinh tế huyện thuần nông và trở thành huyện công nghiệp.

Huyện có tài nguyên than nâu với trữ lượng khá lớn.

Huyện có cây ăn quả đặc sản nhãn, vải, chủ yếu ở xã Tiên Tiến và Tam Đa có giá trị kinh tế cao, là thị trường phát triển kinh tế và xuất khẩu tiềm năng.

Lao động

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn huyện có khoảng 43.477 người trong độ tuổi lao động, có hơn 1200 người đi XKLD tại nước ngoài mỗi năm đem lại trên 400 tỷ kiều hối, nhiều nhất là các xã Minh Tân và Nhật Quang. Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng giúp thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn các xã trong huyện.

Làng nghề

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một huyện phía Nam tỉnh Hưng Yên. Các làng có nghề trong huyện khá ít trong đó nghề mây tre đan và thêu tranh đang mai một dần:

Di tích lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đền Bà (còn gọi là Chùa Bà) tọa lạc tại thôn Tân An, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, thờ Nguyên Phi Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu triều nhà Lý, có phong cảnh và giá trị kiến trúc cao, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, hàng năm mở hội từ ngày 20 đến 25 tháng 7 âm lịch. Bà là một người đức hạnh vẹn toàn đáng lưu vào sử sách.
  • Nhà thờ giáo xứ Cao Xá,trước đây là tháp chuông cao nhất Huyện。
  • Đậu Trà Bồ tại xã PSN cũng là một công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử to lớn.
  • Chùa Nai tọa lạc tai thôn Nại khê xã Tiên Tiến có Pho tượng Phật A Di Đà bằng đá trắng Ngũ Hành Sơn, cao 5,2m, nặng 12,5 tấn do phật tử quyên góp là một tác phẩm Nghệ thuật có giá trị trong tỉnh Hưng Yên.
  • Đền thờ Tống Trân tại xã Tống Trân. Tống Trân là "Lưỡng quốc trạng nguyên" của Việt Nam.
  • Đền Thờ Cúc Hoa tại xã Minh Tiến. Cúc Hoa là Phù oanh công chúa hay Công Chúa phù oanh được vua phong tặng. Vợ của Tống Trân.
  • Chùa Đình Cao tại xã Đình Cao, đây là nơi đã họp bàn phát lệnh khởi nghĩa của xã Đình Cao.

Cây di sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện còn gìn giữ được một số cây cổ thụ có giá trị lịch sử to lớn như: cây đa La Tiến, cây đề làng Đình Cao, cây lộc vừng chùa Nhật Lệ,...

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến quốc lộ (QL38B và QL38B mới) kết hợp với các tỉnh lộ tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh:

  • Quốc lộ 38B: từ Ninh Bình – Hà Nam – thành phố Hưng Yên – thị trấn Trần Cao – Thanh Miện (Hải Dương)
  • Quốc lộ 38C Từ chân cầu Mai Động bắc qua sông Hồng tại Kim Động đến thị trấn Trần Cao chiều dài 21.3km cấp III đồng bằng 2~4 làn xe.
  • Quốc lộ 39B (nâng cấp từ TL386 chiều dài 25km tiêu chuẩn cấp II đồng bằng 4 làn xe)
  • TL. 386 chạy dọc huyện qua tỉnh Thái Bình là huyết mạch giao thông nối Thái Bình và Ân Thi đi Hà Nội. Dự kiến sau khi hoàn tất việc xây dựng cầu La Tiến (nối Hưng Yên - Thái Bình) thì sẽ nâng cấp tỉnh lộ 386 thành quốc lộ (lộ trình bến xe La Tiến - Nhật Quang - Trần Cao - Minh Tân - Đa Lộc- thị trấn Ân Thi)
  • QL 38B mới : Điểm đầu Chu Mạnh Trinh (TP Hưng Yên) - Điểm cuối Cầu Dao - Nhật Quang - nối QL37 Hải Dương đi QL 38B, QL 39A, cầu Yên Lệnh (thành phố Hưng Yên).
  • Tỉnh lộ 378: đường đê tả sông Luộc từ Tam Đa qua các xã Nguyên Hòa, Tống Trân đi cống Xuân Quan, huyện Văn Giang.
  • Cầu La Tiến nối Hưng Yên và Thái Bình.
  • Cầu Võng Phan trên địa phận xã Tống Trân nối trục Tân Phúc-Võng Phan đi Tp Thái Bình.
  • Cầu Hải Hưng.170 tỷ nối xã Minh Tân Huyện Phù Cừ với xã Đoàn Kết huyện Thanh Miện, điểm đầu đường trục Đông-Tây tỉnh Hải Dương, dự kiến 2026 hoàn thành.
  • Cầu Nhật Quang vượt sông Cửu An tại vị trí chợ Nhật cũ nối sang Đảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Dự kiến 35 tỷ, bề mặt 7m HL93.
  • Đường nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (nút giao Tân Phúc - Ân Thi) với vành đai 5 tại địa phận huyện Quỳnh Phụ,
  • Đường Trục 60M Tân Phúc - Võng Phan sẽ trở thành trục đô thị công nghiệp mạnh của vùng phía nam Tỉnh, dự kiến 30/09/2025 sẽ hoàn thành.
  • Bến xe La Tiến nâng cấp thành bến xe cấp tỉnh.
  • Hệ thống đường huyện: DH 64, DH 80, DH 81, DH 82, DH 83, DH 85 ,DH 87, DH88 và đường liên xã kết nối hoàn chỉnh và đang đầu tư nâng cấp.

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2020 (Dân số tr.55)”. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên. 17 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Huyện Phù Cừ - Đặc điểm và truyền thống lịch sử - văn hóa”.
  4. ^ “Quyết định 58-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
  5. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  6. ^ “Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên”.
  7. ^ “Nghị định 50/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”.
  8. ^ Nghị quyết số 1248/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023 – 2025

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn
Công thức nước chấm thần thánh
Công thức nước chấm thần thánh
Nước chấm rất quan trọng trong bữa ăn cơm của người Việt Nam. Các bữa cơm hầu như không thể thiếu nó
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu