Hải Hưng (tỉnh)

Hải Hưng
Tỉnh
Tỉnh Hải Hưng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Tỉnh lỵThị xã Hải Dương
Phân chia hành chính2 thị xã, 13 huyện
Thành lập1968[1]
Giải thể1996[2]
Địa lý
Tọa độ: 20°56′23″B 106°19′51″Đ / 20,93982°B 106,330853°Đ / 20.939820; 106.330853
Tỉnh Hải Hưng (màu đỏ) năm 1976
Dân số
Tổng cộng1.630.000 người
Mật độ632 người/km²
Dân tộcKinh

Hải Hưng là một tỉnh cũ ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, tồn tại từ ngày 26 tháng 1 năm 1968 đến ngày 5 tháng 11 năm 1996 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hải DươngHưng Yên.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hải Hưng có vị trí địa lý (năm 1996):

Diện tích, dân số

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Diện tích (1995): 2.556,01 km²
  • Dân số (1995): 2.761.003 người

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, hai tỉnh Hải DươngHưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng[1]. Khi hợp nhất, tỉnh có 2 thị xã: thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Hưng Yên và 20 huyện: Ân Thi, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Gia Lộc, Khoái Châu, Kim Động, Kim Thành, Kinh Môn, Mỹ Hào, Nam Sách, Ninh Giang, Phù Cừ, Thanh Hà, Thanh Miện, Tiên Lữ, Tứ Kỳ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Sau khi sáp nhập tỉnh, các huyện cũng tiến hành hợp nhất.

Năm 1977, hợp nhất Cẩm GiàngBình Giang thành huyện Cẩm Bình.

Năm 1979, hợp nhất Kim ThànhKinh Môn thành huyện Kim Môn; Nam SáchThanh Hà thành huyện Nam Thanh; Tứ KỳGia Lộc thành huyện Tứ Lộc; Thanh MiệnNinh Giang thành huyện Ninh Thanh.

Năm 1977, hợp nhất Phù CừTiên Lữ thành huyện Phù Tiên, Văn GiangYên Mỹ thành huyện Văn Yên, Văn LâmMỹ Hào thành huyện Mỹ Văn.

Năm 1979, hợp nhất 14 xã của huyện Văn Yên (gồm phần lớn huyện Yên Mỹ cũ) và huyện Văn Mỹ thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất 14 xã còn lại của huyện Văn Yên (gồm phần lớn huyện Văn Giang cũ) và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang; Kim ĐộngÂn Thi thành huyện Kim Thi.

Như vậy đơn vị hành chính của tỉnh đến đầu năm 1996 bao gồm thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Hưng Yên, 10 huyện: Cẩm Bình, Châu Giang, Chí Linh, Kim Môn, Kim Thi, Mỹ Văn, Nam Thanh, Ninh Thanh, Phù Tiên, Tứ Lộc.

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện Kim ĐộngÂn Thi, chia huyện Ninh Thanh thành 2 huyện: Ninh GiangThanh Miện, chia huyện Tứ Lộc thành 2 huyện: Tứ KỳGia Lộc như trước khi sáp nhập.

Đến cuối năm 1996, đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Hưng Yên và 13 huyện: Ân Thi, Cẩm Bình, Châu Giang, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Động, Kim Môn, Mỹ Văn, Nam Thanh, Ninh Giang, Phù Tiên, Thanh Miện, Tứ Kỳ.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hải Hưng để tái lập tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên[2].

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, huyện Châu Giang tách thành 2 huyện Khoái ChâuVăn Giang. Đồng thời, chia lại huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn LâmYên Mỹ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú và việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  2. ^ a b “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Chán việc, thì làm gì? gì cũng được, nhưng đừng chán mình!!!
Dù mệt, dù cực nhưng đáng và phần nào giúp erdophin được tiết ra từ não bộ để tận hưởng niềm vui sống
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Giai Cấp [Rank] của trang bị trong Tensura
Trang bị trong Tensei Shitara Slime Datta Ken về căn bản được đề cập có 7 cấp bậc bao gồm cả Web Novel.