Ngày 6 tháng 3 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 38-HĐBT[5] về việc thành lập xã Phước Cát trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đồng Nai.
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67-HĐBT[6] về việc chia xã Phước Cát thành xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2.
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 68-HĐBT[7] về việc chuyển xã Phước Cát 1 thuộc huyện Đạ Huoai về huyện Cát Tiên mới thành lập quản lý.
Ngày 12 tháng 10 năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 2304/QĐ-UBND[2] về việc công nhận xã Phước Cát 1 là đô thị loại V.
Ngày 12 tháng 4 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 493/NQ-UBTVQH14[1] về việc thành lập thị trấn Phước Cát trên cơ sở toàn bộ 16,97 km² diện tích tự nhiên và 7.204 người của xã Phước Cát 1.
Ngày 11 tháng 7 năm 2018, HĐND tỉnh Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 88/2018/NQ-HĐND[8] về việc:
Chuyển thôn Cát An 1 thành tổ dân phố 1.
Chuyển thôn Cát An 2 thành tổ dân phố 2.
Chuyển thôn Cát Lợi thành tổ dân phố 3.
Chuyển thôn Cát Lâm 1 thành tổ dân phố 4.
Chuyển thôn Cát Lâm 2 thành tổ dân phố 5.
Chuyển thôn Cát Lâm 3 thành tổ dân phố 6.
Chuyển thôn Cát Lương 1 thành tổ dân phố 7.
Chuyển thôn Cát Lương 2 thành tổ dân phố 8.
Chuyển thôn Cát Điền thành tổ dân phố 9.
Chuyển thôn Cát Hòa thành tổ dân phố 10.
Ngày 21 tháng 1 năm 2020, HĐND tỉnh Lâm Đồng ban hành Nghị quyết số 166/NQ-HĐND[9] về việc:
Sáp nhập tổ dân phố 2 vào tổ dân phố 1.
Sáp nhập tổ dân phố 8 vào tổ dân phố 7.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1245/NQ-UBTVQH15[10] về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024). Theo đó, sáp nhập thị trấn Phước Cát thuộc huyện Cát Tiên vào huyện Đa Huoai.
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội