Quảng Ninh (xã)

Quảng Ninh
Xã Quảng Ninh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnQuảng Xương
Địa lý
Diện tích7,1 km² [1]
Dân số (2009)
Tổng cộng5.715 người[1]
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính16465[2]

Quảng Ninh là một thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa giới hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Quảng Ninh nằm ở trung tâm của huyện Quảng Xương.

Lịch sử hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng đất thuộc xã Quảng Ninh ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc tổng Thái Lai, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa[1].

Sau năm 1945, thuộc xã An Ninh. Năm 1948 xã An Ninh sáp nhập với xã Việt Hùng thành xã Quảng Ninh, tên gọi Quảng Ninh xuất hiện từ đây. Năm 1954, một phần lãnh thổ xã Quảng Ninh được tách ra để lập xã Quảng Bình[1], riêng các làng Nê Trung và Nhân Cựu được đưa về xã Quảng Nhân mới thành lập[3].

Xã Quảng Ninh mới gồm có 5 làng (trước năm 2019 là 8 làng)[1]:

  • Làng Ninh Dụ: tên nôm là làng Pheo, trước là Côn Cực sau đổi thành Dụ Côn; đầu thế kỉ 19 là thôn Dụ Côn thuộc xã Văn Phương, tổng Thái Lai; từ năm 1990 gọi là làng Ninh Dụ.
  • Làng Ninh Phúc: tên nôm là làng Gây; đầu thế kỉ 19 là thôn Đa Cai thuộc xã Văn Phương; còn có tên là Đa Phúc hay Phúc Quả; từ năm 1990 gọi là làng Ninh Phúc.
  • Làng Ước Thành:Từ năm 2019, sáp nhập giữa làng Ninh Ước (tên khác là Thanh Nội hay Nạp Nội; đầu thế kỉ 19 là thôn Ước Nội thuộc xã Thạch Cừ, tổng Thái Lai; từ năm 1990 gọi là Ninh Ước) với làng Phúc Thành (do dân cư các làng Ninh Phúc và Ninh Dụ và dân cư các xứ khác di cư tới an cư, lập nghiệp thành lập trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 gọi là làng Ninh Long; từ năm 1990 gọi là Phúc Thành) thành làng Ước Thành.
  • Làng Thọ Thái: Từ năm 2019, sáp nhập giữa làng Ninh Thọ (tên nôm là Kẻ Ngốc; thời Đồng Khánh là xã Hoành Cừ, tổng Thái Lai; từ năm 1990 gọi là Ninh Thọ) với làng Ninh Thái (trước là Cổ Hiền, sau đổi thành Phú Thái; từ năm 1990 gọi là Ninh Thái) thành làng Thọ Thái
  • Làng Ninh Phạm: Từ năm 2019, sáp nhập giữa làng Ninh Phạm (tên nôm là làng Bượm, trước là Phạm Lĩnh sau đổi thành Phạm Xá; đầu thế kỉ 19 thuộc xã Văn Phương; từ năm 1990 gọi là Ninh Phạm) với làng Cống Trúc (tên khác là Mã Đè; do dân Ninh Dụ, Ninh Ước đến lập nghiệp trên một phần đất Ninh Phạm) thành làngNinh Phạm.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Hoàng Tuấn Phổ (chủ biên) (2010). Địa chí huyện Quảng Xương. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. tr. 95-96.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Hoàng Tuấn Phổ (chủ biên) (2010). Sách đã dẫn. tr. 107.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Du lịch Thái Lan – Hòa mình vào lễ hội té nước Songkran
Người dân và khách đi tour Thái Lan đang tưng bừng trong lễ mừng năm mới và lễ hội té nước, với các lễ hội đầy màu sắc và niềm vui
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cẩm nang phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
Cùng tìm hiểu về cơ chế phản ứng nguyên tố trong Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
[Xiao] Tứ Kiếp - Genshin Impact
Sau bài viết về Hutao với Đạo giáo thì giờ là Xiao với Phật giáo.