Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương

Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Elapidae
Chi: Naja
Loài:
N. siamensis
Danh pháp hai phần
Naja siamensis
Laurenti, 1768
Phân bố Naja siamensis

Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương, hay còn gọi là rắn hổ mèo, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mang phun nọc Thái, rắn hổ mang phun nọc đen trắng, (tên khoa học Naja siamensis) là một loài rắn hổ mang phun nọc sinh sống ở Đông Nam Á. Loài này được Laurenti mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.[2]

Là loài rắn hổ mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của loài này có thể thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. Con trưởng thành trung bình dài 0,9 đến 1,2 mét (3,0 đến 3,9 ft),[3] và có thể tối đa 1,6 mét (5 ft) mặc dù hiếm gặp.[4]

Loài này có thể nhầm lẫn với loài Rắn hổ đất (Naja kaouthia), có môi trường sống tương tự, cả về kích thước và sự xuất hiện.

Phân bổ và cư trú

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được tìm thấy ở Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, LàoMyanmar. Môi trường sống của nó bao gồm vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây.[4] Nó cũng có thể được tìm thấy trong môi trường sống rừng rậm và đôi khi nó lạc vào các khu dân cư vì các sự phong phú của các loài gặm nhấm trong và xung quanh các khu vực này.[5]

Tập tính và thức ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là loài sống chủ yếu về đêm.[5] Điều thú vị là, nó thể hiện tính khí thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày khi gặp phải. Khi bị đe dọa vào ban ngày, con rắn nói chung là nhút nhát và ẩn náu trong đào hang gần nhất. Tuy nhiên, nếu con rắn đang bị đe dọa vào ban đêm, nó hung hãn hơn và có nhiều khả năng ngóc đầu lên, bành mang rồi phun nọc độc.[6] Nếu không phun nọc thành công, nó sẽ tấn công và dùng phương án cuối cùng là cắn. Khi cắn, loài này có xu hướng giữ và nhai ngấu nghiến. Nó thường ăn động vật gặm nhấm, cóc, và các loài rắn khác.[3][5]

Sinh sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài rắn này đẻ trứng. Con cái sẽ đẻ từ 13-19 trứng[3] 100 ngày sau khi thụ thai. Trứng sẽ nở sau 48 đến 70 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ ấp. Rắn con sống độc lập ngay từ khi bắt đầu nở. Rắn con dài khoảng 12–20 cm và, vì chúng có hệ thống nọc độc phát triển đầy đủ, cần xử lý như là rắn trưởng thành.[6]

Nọc độc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như hầu hết rắn hổ phun nọc khác, nọc độc của nó chủ yếu là một postsynaptic neurotoxincytotoxin (hoại tử hoặc chết tế bào).[3][7] vết cắn thường có triệu chứng đau, sưng và hoại tử xung quanh vết thương. Vết cắn của con rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành. Người chết, thường xảy ra do tê liệt dẫn tới ngạt, chủ yếu là ở các vùng nông thôn nơi khan hiếm thuốc chữa rắn cắn.

Nếu con rắn phun nọc độc vào mắt nạn nhân, nạn nhân sẽ bị đau ngay lập tức và nghiêm trọng tới mức bị mù tạm thời và đôi khi còn gây mù vĩnh viễn.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Stuart, B.; Thy, N.; Chan-Ard, T.; Nguyen, T.Q.; Bain, R. (2012). Naja siamensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T177488A1488437. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T177488A1488437.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Naja siamensis. The Reptile Database. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ a b c d O'Shea, Mark (2005). Venomous Snakes of the World. United Kingdom: New Holland Publishers (UK) Ltd. tr. 94. ISBN 0-691-12436-1.
  4. ^ a b “Naja siamensis - General Details, Taxonomy and Biology, Venom, Clinical Effects, Treatment, First Aid, Antivenoms”. WCH Clinical Toxinology Resource. University of Adelaide. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ a b c “Naja siamensis”. Armed Forces Pest Management Board. United States Department of Defense. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ a b c O'Shea, Halliday, Mark, Tim (2002). Reptiles and Amphibians. California, USA: Topeka Bindery. ISBN 0-613-53093-4.
  7. ^ Chanhome, L., Cox, M. J., Vasaruchaponga, T., Chaiyabutra, N. Sitprija, V. (2011). Characterization of venomous snakes of Thailand. Asian Biomedicine 5 (3): 311–328.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

'[pestkill247.com/ran-ho-meo-la-ran-gi/]'

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Genshin Impact - Hướng dẫn build đồ tối ưu cho newbie
Sai lầm của 1 số newbie về việc build tướng như thế nào là tối ưu nhất vì chưa hiểu rõ role
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao Arcane là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế
Vì sao 'Arcane' là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế? Nó được trình chiếu cho khán giả toàn cầu nhưng dựa trên tiêu chuẩn khắt khe để làm hài lòng game thủ