Theo lối chiết tự, Trần còn được gọi ẩn dụ là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần được gọi là "hào khí Đông A"[2].
Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (媯, bính âm: Gūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế.[3] Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã thực thi chính sách Tam Khác (三恪, bính âm: Sān Kè), để thể hiện sự kính trọng đối với ba triều đại trước do Hoàng Đế, Vua Nghiêu, và Vua Thuấn thành lập. Ở đây chữ "khác" (恪) có nghĩa là kính trọng chứ không phải là "khách" như nhiều người lầm tưởng. Theo chính sách này, Chu Vũ Vương dành vùng đất Trần cho cháu 33 đời của vua Thuấn là Quy Mãn thành lập quốc gia riêng gọi là Trần Quốc. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ V TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.
Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương chính là nơi Quy Mãn, con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước nước Trần. Sau khi mất, Mãn được phong thụy hiệu là Trần Hồ Công, có nghĩa là Hồ Công của nước Trần. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ, và Trần là tên nước chứ cũng không phải là họ. Bởi vậy nói Trần Hồ Công là họ và tên là một nhầm lẫn. Hậu duệ của Quy Mãn lấy thụy hiệu Hồ làm họ, bởi vậy Quy Mãn mới đích xác là thủy tổ của họ Hồ. Nhiều thứ dân lúc bấy giờ lấy tên nước là Trần làm họ chứ không có liên hệ huyết thống với Quy Mãn. Cũng có thể là một số hậu duệ của Quy Mãn lấy chữ Trần (trong thụy hiệu Trần Hồ Công) làm họ, nhưng theo tổng kết của Thông Chí-Thị Tộc Lược thì khởi nguồn của họ Trần có ba dòng chính là (1) lấy tên nước làm họ, (2) nội tộc đổi thành họ Trần, và (3) ngoại tộc đổi thành họ Trần, chứ không có việc lấy thụy hiệu làm họ (xem văn bản tiếng Hoa của bài Họ Trần này dưới đề mục 起源[4]). Như thế, ở một chừng mực nào đó có thể nói rằng Quy Mãn cũng là thủy tổ của họ Trần.
Họ Trần xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào chưa rõ nhưng trong lịch sử đã có nhiều người Việt Nam mang họ Trần từ trước khi những người mang họ Trần gốc Trung Quốc di cư sang. Tiêu biểu như Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà vào năm 40 sau công nguyên.[5]
Những người họ Trần gốc Bách Việt ở Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa đầu tiên di cư sang Việt Nam vào khoảng năm 227TCN, Trần Tự Minh giúp An Dương Vương kháng Tần thành công sau đó lập võ đường cư trú tại Kinh Bắc. Đến đời Trần Tự Mai di xuống xã An Sinh, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Về sau họ chuyển sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[6]
Một số nhân vật được phong làm vua nhưng thực chất chỉ là bù nhìn và là con bài chính trị như:
Trần Di Ái: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 2 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Ích Tắc: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 3 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Thiêm Bình (tên thật là Trần Tông, gia nô của Trần Khang, đã mạo xưng con của Trần Nghệ Tông) người được nhà Minh phong làm An Nam quốc vương. (thực chất cũng là con bài chính trị của nhà Minh)
Trần Cảo, được Lê Lợi tôn làm vua (lấy hiệu là Thiên Khánh) theo yêu cầu của nhà Minh (thực chất cũng là con bài chính trị của Lê Lợi)
Tuệ Trung Thượng sĩ (Trần Quốc Tung): người cùng tham gia trong cả ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông và đặt nền móng cho trường phái Trúc Lâm Yên Tử
An Tư công chúa (người được gả cho Thoát Hoan để nghị hòa trong tình thế nguy kịch của nhà Trần)
Huyền Trân công chúa: người được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy châu Ô là châu Lý (Rí)
Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
Uy Mục Trần Hoàng hậu Trần Thị Tùng, vợ của Lê Uy Mục.
Trần Cảo: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của Trần Thái Tông, tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là Thiên Ứng.
Trần Cung (Trần Thăng) là con của Trần Cảo, kế thừa sự nghiệp của cha, cũng xưng làm vua, lấy hiệu là Tuyên Hòa.
Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy, người giàu có nổi tiếng ở Bạc Liên và còn được gọi là Hắc công tử, ông cũng được coi là một võ sĩ môn Muay Thái.
Trần Văn Ân , Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trần Đình, một trong 8 cận vệ của Hồ Chí Minh và được Hồ Chí Minh đặt tên là "Lợi" trong cụm từ "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" (8 người được đặt tên theo 8 chữ cái nêu trên).
Trần Quang Vinh, Phối Sư Cao Đài người đã hợp tác tích cực với Nhật, kêu gọi giáo dân Cao Đài xung phong đăng lính cho quân Nhật, trong giai đoạn Nhật Chiếm đóng Việt Nam (theo đó đã có 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho Nhật, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian).
Trần gia Thái cực quyền: Gia tộc về võ học tại Trung Quốc gồm các đại diện như: Trần Bốc; Trần Vương Đình; Trần Trường Hưng, Trần Thanh Bình; Trần Sở Nhạc, Trần Hữu Bản, Trần Hữu Hằng, Trần Chiếu Phi, Trần Phát Khoa, Trần Chiếu Khuê....
Lương Vũ Sinh, tên thật là Trần Văn Thống (陳文統, Chen Wentong) là một nhà văn tiểu thuyết võ hiệp được tôn làm "Võ hiệp ngũ đại gia" (cùng với Kim Dung, Cổ Long...
^Giai đoạn này liên tiếp với nhau về thời gian, hầu hết các danh nhân, nhân vật nổi tiếng ở thời nhà Hồ đều có quá trình ra đời, trưởng thành trong giai đoạn nhà Trần trị vì
^Trần Bình Trọng vốn dòng dõi họ Lê nhưng được sinh ra do hôn phối trong tầng lớp quý tộc Trần, sau này ông được phong Vương (Bảo Nghĩa Vương
Đây là một trong các hải tặc nổi tiếng từng là thành viên trong Băng hải tặc Rocks của Rocks D. Xebec từ 38 năm về trước và có tham gia Sự kiện God Valley