Cổng tri thức Toán họcToán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ". [ Đọc tiếp ]
[ Đọc tiếp ] Emmy Noether (23 tháng 3, 1882 – 14 tháng 4, 1935), là nhà toán học có ảnh hưởng người Đức nổi tiếng vì những đóng góp nền tảng và đột phá trong lĩnh vực đại số trừu tượng và vật lý lý thuyết. Được Pavel Alexandrov, Albert Einstein, Jean Dieudonné, Hermann Weyl, Norbert Wiener và những người khác miêu tả là một trong những nhà nữ toán học quan trọng nhất trong lịch sử toán học, bà đã làm lên cuộc cách mạng trong lý thuyết vành, trường, và đại số trên một trường. Trong vật lý học, định lý Noether giải thích mối liên hệ sâu sắc giữa tính đối xứng và các định luật bảo toàn. Các công trình toán học của Noether được chia thành ba "kỷ nguyên" chính. Trong giai đoạn đầu (1908–19), bà có những đóng góp quan trọng cho lý thuyết các bất biến đại số và trường số. Nghiên cứu về bất biến vi phân trong phép tính biến phân, hay định lý Noether, đã trở thành "một trong những định lý toán học quan trọng nhất từng được chứng minh giúp thúc đẩy sự phát triển của vật lý hiện đại". Trong kỷ nguyên thứ hai (1920–26), bà bắt đầu công trình mà "thay đổi bộ mặt của đại số [trừu tượng]". Trong kỷ nguyên thứ ba (1927–35), bà công bố chủ yếu các công trình trong đại số không giao hoán và số siêu phức cũng như thống nhất lý thuyết biểu diễn nhóm với lý thuyết mô đun và iđêan. [ Đọc tiếp ] Tham giaChủ đề Toán học đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:
Các đề tài
Ngày này năm xưa21 tháng 11: Ngày Truyền hình thế giới; ngày Lực lượng vũ trang tại Bangladesh.
Đường cong Bézier (đường cong tham số trong đồ họa máy tính và các lĩnh vực có liên quan, do Pierre Bézier công bố năm 1962) bậc bốn được xây dựng bằng cách sử dụng các điểm kiểm soát P0 đến P4
. Các đoạn đường màu xanh lá cây nối các điểm di chuyển với tốc độ không đổi từ một điểm kiểm soát sang điểm tiếp theo; các tham số cho thấy sự tiến bộ theo thời gian. Trong khi đó, các đoạn đường xanh lam nối các điểm di chuyển theo cách tương tự dọc theo các đoạn xanh lá cây và các đoạn đường đỏ tươi dọc theo các đoạn xanh lam. Cuối cùng, điểm đen di chuyển với tốc độ không đổi dọc theo đoạn đường màu đỏ tươi, vạch ra đường cong cuối cùng màu đỏ. Đường cong là một hàm bậc bốn của tham số của nó. Các đường cong Bézier bậc hai và bậc ba là phổ biến nhất vì các đường cong bậc cao thường tốn kém hơn về mặt tính toán để đánh giá. Các thể loạiTrên các dự án Wikimedia |
Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).