Satya Nadella

Satya Nadella
Nadella năm 2017
SinhSatya Narayana Nadella
19 tháng 8, 1967 (57 tuổi)
Hyderabad, Andhra Pradesh, Ấn Độ
Quốc tịchHoa Kỳ[1]
Học vị
Nghề nghiệpChủ tịch và giám đốc hội đồng quản trị của Microsoft
Nhà tuyển dụngMicrosoft
Phối ngẫu
Anupama Nadella (cưới 1992)
Con cái3
WebsiteMicrosoft Leadership Profile

Satya Narayana Nadella (tiếng Telugu: సత్యనారాయణ నాదెళ్ల, /nəˈdɛlə/; sinh ngày 19 tháng 8 năm 1967) là một giám đốc điều hành kinh doanh người Mỹ gốc Ấn Độ. Ông là chủ tịch hội đồng quản trịtổng giám đốc điều hành của Microsoft, kế nhiệm cho Steve Ballmer vào năm 2014 với tư cách là giám đốc điều hành[2][3]John W. Thompson vào năm 2021 với tư cách là chủ tịch.[4][5] Trước khi trở thành tổng giám đốc điều hành, ông là phó chủ tịch điều hành nhóm doanh nghiệp và đám mây của Microsoft, chịu trách nhiệm xây dựng và điều hành các nền tảng điện toán của công ty.[6]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nadella sinh ra ở Hyderabad, nay thuộc Telangana, Ấn Độ.[7] trong một gia đình theo Ấn Độ giáo nói tiếng Telugu.[8][9][10] Mẹ Prabhavati là giảng viên tiếng Phạn[11] và cha Bukkapuram Nadella Yugandhar là nhân viên Dịch vụ Hành chính Ấn Độ từ năm 1962.[12][13][14]

Nadella học Trường Công lập Hyderabad, Begumpet[15] trước khi nhận bằng cử nhân kỹ thuật điện từ Học viện Công nghệ ManipalKarnataka vào năm 1988.[16][17] Nadella sau đó đến Hoa Kỳ để học lấy bằng MS về khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin – Milwaukee,[18] và nhận bằng vào năm 1990.[19] Sau đó, ông nhận bằng MBA tại Trường Kinh doanh Booth của Đại học Chicago vào năm 1996.[20]

Nadella nói, "Tôi luôn biết tôi muốn xây dựng mọi thứ."[21]

Nghề nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sun Microsystems

[sửa | sửa mã nguồn]

Nadella đã làm việc tại Sun Microsystems với tư cách là nhân viên công nghệ trước khi gia nhập Microsoft vào năm 1992.[22]

Nadella trong ngày đầu làm CEO của Microsoft, cùng các cựu CEO Bill Gates (trái) và Steve Ballmer (phải)

Tại Microsoft, Nadella đã lãnh đạo các dự án lớn bao gồm việc công ty chuyển sang điện toán đám mây và phát triển một trong những cơ sở hạ tầng đám mây lớn trên thế giới.[23]

Nadella từng là phó chủ tịch cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) cho Bộ phận Dịch vụ Trực tuyến và phó chủ tịch Bộ phận Kinh doanh của Microsoft. Sau đó, ông làm chủ tịch mảng Máy chủ và Công cụ trị giá 19 tỷ USD của Microsoft và dẫn đầu sự chuyển đổi văn hóa kinh doanh và công nghệ của công ty từ dịch vụ khách hàng sang cơ sở hạ tầngđiện toán đám mây. Ông đã giúp đưa Microsoft SQL Server, Windows Servercác công cụ dành cho nhà phát triển lên đám mây Azure.[20] Doanh thu từ dịch vụ đám mây đã tăng từ 16,6 tỷ đô la khi ông tiếp quản vào năm 2011 lên 20,3 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2013.[24] Ông được nhận lương 84,5 triệu đô la năm 2016.[25]

Mức lương năm 2013 của Nadella là gần 700.000 đô la, đưa tổng số lương bổng kèm theo cổ phiếu thưởng lên đến 17,6 triệu đô la.[26]

Các chức vụ trước đây do Nadella nắm giữ bao gồm:[27]

  • Chủ tịch Bộ phận Máy chủ & Công cụ (9 tháng 2 năm 2011 - tháng 2 năm 2014)
  • Phó chủ tịch cấp cao về Nghiên cứu và Phát triển của Bộ phận Dịch vụ Trực tuyến (tháng 3 năm 2007 - tháng 2 năm 2011)[28]
  • Phó Giám đốc Khối Kinh doanh
  • Phó Chủ tịch Công ty về Giải pháp Kinh doanh và Nhóm Nền tảng Tìm kiếm & Quảng cáo
  • Phó chủ tịch điều hành nhóm Đám mây và Doanh nghiệp[29]

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2014, Nadella được chọn làm Giám đốc điều hành mới của Microsoft,[2][30] đồng thời là Giám đốc điều hành thứ ba trong lịch sử của công ty, sau Bill GatesSteve Ballmer.[31]

Vào tháng 10 năm 2014, Nadella tham dự một sự kiện về Phụ nữ trong Máy tính, sau đó gây tranh cãi khi ông đưa ra tuyên bố rằng phụ nữ không nên đòi hỏi tăng mức lương và nên tin tưởng vào hệ thống.[32] Nadella đã bị chỉ trích vì phát ngôn này và sau đó ông đã xin lỗi trên Twitter.[33] Sau đó, ông gửi một email đến các nhân viên của Microsoft thừa nhận rằng mình đã "hoàn toàn sai."[34]

Nadella trong cuộc thảo luận trực tiếp về chiến lược đám mây của Microsoft vào năm 2014 tại San Francisco

Dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã thay đổi sứ mệnh của mình để "trao quyền cho mọi người và mọi tổ chức trên hành tinh để đạt được nhiều hơn".[35] Ông đã tổ chức một sự thay đổi văn hóa tại Microsoft bằng cách nhấn mạnh vào sự đồng cảm, hợp tác và 'tư duy phát triển',[36][37] và biến văn hóa doanh nghiệp của Microsoft thành một nền văn hóa nhấn mạnh vào sự học hỏi và phát triển không ngừng.[38]

Năm 2014, thương vụ mua lại đầu tiên của Nadella với Microsoft là Mojang, một công ty trò chơi Thụy Điển nổi tiếng với trò chơi máy tính Minecraft, trị giá 2,5 tỷ USD. Ông cũng mua Xamarin với số tiền không được tiết lộ.[39] Ông giám sát việc mua mạng xã hội LinkedIn[40] vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ đô la.[41] Vào ngày 26 tháng 10 năm 2018, Microsoft đã mua lại GitHub với giá 7,5 tỷ đô la Mỹ.[42]

Kể từ khi Nadella trở thành giám đốc điều hành đến tháng 9 năm 2018, cổ phiếu của Microsoft đã tăng gấp ba lần, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27%.[43][44]

Hội đồng quản trị và ủy ban

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, ông là một trong 100 nhân vật được tạp chí Time vinh danh.[48] Năm 2019, Nadella được vinh danh là nhân vật của năm theo tờ Financial Times người kinh doanh của năm trên tạp chí Fortune.[49][50] Năm 2020, Nadella được công nhận là Biểu tượng Doanh nghiệp Ấn Độ toàn cầu tại Giải thưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Ấn Độ của CNBC-TV18 ở Mumbai.[51]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1992, Nadella kết hôn với Anupama, con gái của một người bạn học cùng khóa IAS của cha ông. Bà từng học tại Manipal sau ông vài năm và theo đuổi bằng cử nhân B.Arch tại Khoa Kiến trúc.[52] Cặp đôi có ba người con, một con trai và hai con gái, sống ở Clyde Hill[53] và ở Bellevue, Washington.[54] Con trai của ông, Zain là người khiếm thị liệt tứ chi và có chứng bại não.[55]

Ông là một người rất thích đọc thơ Mỹthơ Ấn Độ. Ông cũng đam mê cricket, và từng chơi trong đội của trường mình.[56] Nadella và vợ Anupama thuộc nhóm sở hữu Seattle Sounders FC, một câu lạc bộ bóng đá thuộc Major League Soccer.[57]

Nadella là tác giả của một cuốn sách có tên Hit Refresh nói về cuộc đời, sự nghiệp của mình ở Microsoft và cách anh ông tin rằng công nghệ sẽ định hình tương lai. Ông thông báo rằng lợi nhuận từ cuốn sách sẽ được chuyển đến quỹ từ thiện của Microsoft và thông qua đó cho các tổ chức phi lợi nhuận.[58]

Ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Weinberger, Matt (ngày 25 tháng 9 năm 2017). “Microsoft CEO Satya Nadella Once Gave Up His Green Card For Love”. Business Insider.
  2. ^ a b Ovide, Shira (ngày 5 tháng 2 năm 2014). “Microsoft Board Names Satya Nadella as CEO”. The Wall Street Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Microsoft Board names Satya Nadella as CEO”. Microsoft.com. ngày 4 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ “Microsoft board of directors announces role changes and quarterly dividend”. Microsoft. ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Microsoft CEO Satya Nadella named chairman of the board”. CNBC. ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Bhanver, Jagmohan S. (ngày 10 tháng 11 năm 2014). Nadella: The Changing Face of Microsoft (bằng tiếng Anh). Hachette India. ISBN 978-93-5009-891-2.
  7. ^ 'Studious, hardworking boy has achieved his goal,' says Satya Nadella's dad”. DNA India. 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ “When diversity is seen as discrimination”. Livemint. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “I had just emerged from teaching a class in media studies at”. Seattle Weekly. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ “10 Facts You Didn't Know About Microsoft CEO Satya Nadella”. WallStreetInsanity. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ “Remembering ex-bureaucrat BN Yugandhar”. The Hindu Business Line. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2019.
  12. ^ The Civil List of Indian Administrative Service, Volume 10. Ministry of Home Affairs, India. 1965. tr. 331. Yugandhar, Bukkapuram Nadella 1962 Andhra Pradesh
  13. ^ “Satya Nadella's father BN Yugandhar passes away at the age of 82”. India Today. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2019.
  14. ^ ‘Studious, hardworking boy has achieved his goal,’ says Satya Nadella's dad Lưu trữ 2014-02-05 tại Wayback Machine. Daily News and Analysis. (ngày 5 tháng 2 năm 2014). Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ Hess, Abigail (5 tháng 4 năm 2018). “How one high school produced the CEOs of Microsoft, Adobe and Mastercard”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “MIT thrilled over Nadella being in race to head Microsoft”. DNA India. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  17. ^ Timmons, Heather. “India's MIT costs less than $6,000 a year—and look where it got Satya Nadella”. Quartz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ “I went to the United States right when Sachin Tendulkar started to play for India so I look at it and say, wow, I missed the entire Sachin era of Indian cricket”. Espncricinfo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017.
  19. ^ “Next Microsoft CEO could be UWM graduate”. www.bizjournals.com. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ a b McCracken, Harry (ngày 15 tháng 12 năm 2010). “Microsoft's New CEO Satya Nadella: 10 Things to Know”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  21. ^ Weinberger, Matt. “The rise of Satya Nadella, the CEO who totally turned Microsoft around in 5 years and made it more valuable than Apple”. Business Insider. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ “The rise of Satya Nadella, the CEO who totally turned Microsoft around in 5 years and made it more valuable than Apple”. businessinsider.com. ngày 4 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2019.
  23. ^ Satya, Nadella (ngày 4 tháng 2 năm 2014). “Satya Nadella CEO”. Hindustan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  24. ^ “Indo-American Satya Nadella in race to be Microsoft's new CEO”. Biharprabha News. Indo-Asian News Service. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  25. ^ “Microsoft CEO Nadella Received $84.5 Million in 2016 Pay”. Bloomberg.com. ngày 3 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2017.[liên kết hỏng] “The New York Times Top 200 Highest-Paid CEOs”. equilar.com. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng tư năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2019.
  26. ^ Kyle Nazario (ngày 27 tháng 1 năm 2014). “Satya Nadella biography: Everything you need to know about Microsoft's new CEO”. IT PRO.
  27. ^ “Satya Nadella: Executive Profile & Biography”. Bloomberg BusinessWeek. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  28. ^ “Equilar Atlas”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  29. ^ Satya Nadella, President, Server & Tools Business
  30. ^ Ohlheiser, Abby (4 tháng 2 năm 2014). “Microsoft Has Found Its New CEO: Satya Nadella”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ “Microsoft names Satya Nadella new CEO”. CNET. ngày 4 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
  32. ^ Staff; agencies (ngày 10 tháng 10 năm 2014). “Microsoft CEO Satya Nadella: women, don't ask for a raise”. Theguardian.com. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2017.
  33. ^ Satya Nadella [@satyanadella] (ngày 9 tháng 10 năm 2014). “Was inarticulate re how women should ask for raise. Our industry must close gender pay gap so a raise is not needed because of a bias #GHC14” (Tweet) – qua Twitter.
  34. ^ Swisher, Kara (9 tháng 10 năm 2014). “Microsoft CEO Satya Nadella on Women Pay Gaffe: "I Answered That Question Completely Wrong.". Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  35. ^ Statt, Nick (ngày 25 tháng 6 năm 2015). “Microsoft CEO Nadella wants to help the world 'to achieve more'. CNET. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  36. ^ byNewsroom (18 tháng 6 năm 2018). “Satya Nadella: when empathy is good for business”. www.morningfuture.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  37. ^ “Transforming culture at Microsoft: Satya Nadella sets a new tone”. www.intheblack.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  38. ^ della Cava, Marco (ngày 20 tháng 2 năm 2017). “Microsoft's Satya Nadella is counting on culture shock to drive growth”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  39. ^ Weinberger, Matt (ngày 24 tháng 2 năm 2016). “Microsoft acquires Xamarin”. Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  40. ^ Wingfield, Nick (ngày 13 tháng 6 năm 2016). “Microsoft Buys LinkedIn for $26.2 Billion, Reasserting Its Muscle”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2017.
  41. ^ “Satya Nadella”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ “Microsoft to acquire GitHub for $7.5 billion”. Microsoft News Center. ngày 4 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  43. ^ La Monica, Paul R. (ngày 1 tháng 12 năm 2015). “Is Satya Nadella a better Microsoft CEO than Bill Gates?”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  44. ^ Fiegerman, Seth (ngày 21 tháng 10 năm 2016). “Microsoft stock hits a new all-time high. Here's why”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
  45. ^ “Board of Directors”. Corporate Governance. Starbucks Investor Relations. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  46. ^ “Board of Trustees”. Leadership. Fred Hutchinson Cancer Research Center. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  47. ^ “Microsoft CEO elected to University of Chicago Board of Trustees”. University of Chicago news. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  48. ^ Isaacson, Walter (ngày 19 tháng 4 năm 2018). “Satya Nadella”. Time. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  49. ^ Waters, Richard (ngày 19 tháng 12 năm 2019). “FT Person of the Year: Satya Nadella”. Financial Times. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  50. ^ Lashinsky, Adam (ngày 19 tháng 11 năm 2019). “Businessperson of the Year 2019”. Fortune. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  51. ^ “IBLA 2020: Microsoft CEO Satya Nadella Wins Global Indian Business Icon”. CNN-News18. ngày 29 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2020.
  52. ^ Nikhila Henry & Rohit P S, TNN. “Nadella's other passions: Cricket, running and pastries”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  53. ^ Zap, Claudine (ngày 14 tháng 1 năm 2016). “A Quick Download on Microsoft CEO Satya Nadella's $3.5M House in Washington”. Realtor.com. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2016.
  54. ^ Drusch, Andrea (ngày 2 tháng 4 năm 2014). “10 things to know: Satya Nadella”. Politico.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2014.
  55. ^ “Microsoft CEO Satya Nadella to employees on coronavirus crisis: 'There is no playbook for this'. Seattle Times. ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2020.
  56. ^ “All for love: When Microsoft CEO Satya Nadella surrendered his Green Card for wife Anu”. Firstpost.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2017.
  57. ^ Evans, Jayda (ngày 13 tháng 8 năm 2019). “Russell Wilson, Ciara, Macklemore, Microsoft CEO Satya Nadella and more join Sounders ownership”. The Seattle Times. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2019.
  58. ^ “Microsoft CEO Satya Nadella is writing a book called Hit Refresh”. The Verge. 29 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2017.
  59. ^ “Microsoft CEO Satya Nadella Offers A Business-Like Memoir | Star2.com”. Star2.com. ngày 2 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2018.
  60. ^ MacLellan, Lila. “With his new book, Satya Nadella takes control of the Microsoft narrative”. Quartz. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Steve Ballmer
Giám đốc điều hành của Microsoft
2014–hiện tại
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Chuỗi phim Halloween: 10 bộ phim tuyển tập kinh dị hay có thể bạn đã bỏ lỡ
Hãy cùng khởi động cho mùa lễ hội Halloween với list phim kinh dị dạng tuyển tập. Mỗi bộ phim sẽ bao gồm những mẩu chuyện ngắn đầy rùng rợn
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).