Song Lãng

Song Lãng
Xã Song Lãng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnVũ Thư
Địa lý
Tọa độ: 20°29′09″B 106°15′40″Đ / 20,485882°B 106,261101°Đ / 20.485882; 106.261101
Song Lãng trên bản đồ Việt Nam
Song Lãng
Song Lãng
Vị trí xã Song Lãng trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính13213[1]

Song Lãng là một xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Thông tin địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Song Lãng nằm ở bờ Nam sông Trà Lý, tiếp giáp các xã Hiệp Hòa ở phía Tây Bắc và Tây, Việt Hùng ở phía Tây Nam, Dũng Nghĩa ở phía Nam, Minh Khai ở phía Đông Nam, và Minh Lãng ở phía Đông. Phía Đông Bắc, Song Lãng giáp với xã Hồng Giang huyện Đông Hưng, ranh giới là sông Trà Lý. Đường 223 chạy theo hướng Đông Đông Nam-Tây Tây Bắc, từ thành phố Thái Bình sang huyện Hưng Hà, cắt ngang qua xã, chia xã làm 2 nửa. Ủy ban Nhân dân xã nằm trên ngã tư đường 223 với trục đường liên xã (đường làng).[2]

Song Lãng gồm hai làng Ngoại Lãng (nằm ở phần phía Bắc, có các thôn Hội, Trung, Ba, Bạch Mã) và Văn Lãng (nằm ở phần phía Nam), (ngoài ra có thời kỳ Song Lãng được nhập thêm làng Phú Mãn (của tổng Nội Lãng) nằm giáp ranh giữa Song Lãng với Minh Lãng). Vào đầu thế kỷ 19, đất Song Lãng là hai xã Ngoại Lãng, Văn Lãng của tổng Vô Ngại huyện Thư Trì phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam Hạ[3]. Đến năm 1831, nhà Nguyễn bỏ trấn lập tỉnh, thì Song Lãng cùng toàn phủ Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định nhà Nguyễn. Năm 1890, thành lập tỉnh Thái Bình tách từ tỉnh Nam Định, thì chúng (Song Lãng huyện Thư Trì) thuộc tỉnh Thái Bình. Sau này, huyện Thư Trì sáp nhập với Vũ Tiên, thì Song Lãng thành xã nằm ở phía Bắc huyện Vũ Thư.

Danh nhân

[sửa | sửa mã nguồn]
Các danh nhân đất Song Lãng thời trước khi lập tỉnh Thái Bình (năm 1890) được viết trong sách Thái Bình phong vật chí.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Tập bản đồ Hành chính Việt Nam (administrative Atlas).
  3. ^ Tài liệu địa chí Thái Bình, tập 5, Nguyễn Quang Ân và Bùi Công Phượng, trang 259.
  4. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 200.
  5. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 2, khoa mục chí, trang 201.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan