Vũ Vân
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Vũ Vân | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Thái Bình | |
Huyện | Vũ Thư | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°21′50″B 106°21′45″Đ / 20,363894°B 106,362501°Đ | ||
| ||
Khác | ||
Mã hành chính | 13276[1] | |
Vũ Vân là một xã thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư là 1 xã nằm sát sông Hồng thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình bằng phẳng với độ cao trung bình là 9 mét so với mặt nước biển, có toạ độ từ 20o20'44 - 20o23'07 độ vĩ Bắc; 106o20'42 - 106o23'19 kinh độ Đông xã Vũ Vân là xã cuối huyện Vũ Thư theo hướng Đông Nam,cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 7 km.
Xã hiện nay có 5 Thôn là: thôn Quang Trung (trung tâm của xã, trước là xóm 4,5), thôn Tiền Phong (trước là hai xóm 1 và xóm 2),Thôn Nhân Bình(trước đây là xóm 3), Thôn Việt Thắng (trước là xóm 6), thôn Thái Sa (trước là xóm 7 và 8). Trong xã còn có 1 hợp tác xã Cộng đồng hay gọi là Bệnh viện Phong Da Liễu Văn Môn.
Vũ Vân là xã thuần nông, chủ yếu là trồng lúa nước, và trồng hoa màu kết hợp với sản xuất vụ đông và chăn nuôi. Xã có làng chài nhỏ sống trên sông Hồng bằng nghề đánh bắt cá. Đặc biệt xã còn có một bãi bồi giữa sông Hồng (bãi Bơn) để nhân dân trồng hoa màu.
Tổng xã có diện tích đất canh tác của là 336,67 ha; trong đó đất cấy lúa 210,02 ha, đất màu 115,16 ha, đất trồng cây lâu năm 11,49 ha.
Xã có quỹ đất cấy lúa trên 210 ha, bình quân ruộng đất ở mức thấp của huyện (1,1 sào/khẩu)
Trong nhưng năm gần đây xã đã đưa vào cơ cấu cây trồng một số giống lúa năng suất chất lượng cao vào sản xuất như 80% lúa lai (giống Dưu 527, CR 36), còn lại 20% giống khác như lúa thuần, T10, Bắc Thơm, N46...
Xã có Bến phà Sa Cao hàng ngày vận chuyển các loại xe ôtô, và xe máy, xe đạp qua sông Hồng sang Nam Định là nơi giao lưu buôn bán hàng hoá lớn của cả vùng. Trên địa bàn xã còn có bến xe buýt đi Thái Bình là nơi trung chuyển hành khách, là nơi tập trung các chuyến xe đi tất cả các tỉnh, vùng miền trên cả nước.
Xã có con đê Hồng Hà chạy ngang dài 2,5 km qua cắt với đường tỉnh 454 là tuyến đường quan trọng của tỉnh Thái Bình, chạy qua xã Vũ Vân với chiều dài hơn 1,5 km, con đường nối liền giữa hai huyện của tỉnh Thái Bình là Vũ Thư và Kiến Xương qua bến đò cát sang Nam Định. Xã có những cánh đồng là bờ xôi ruộng mật như cánh Đồng Múc, Xóm May, Đồng Kênh, Bãi Mầu...
Xã có các công trình kiến trúc lịch sử như:
Đảng bộ và chính quyền đã lãnh đạo nhân dân tích cực hăng hái tăng gia sản xuất đóng góp công sức cùng với kinh phí của Nhà nước và của tập thể, sự ủng hộ của các cá nhân để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 49,3 tỷ đồng (tăng 57,5% so với năm 2005).
Là một trong 2 xã dẫn đầu huyện Vũ Thư về năng suất lúa vụ xuân 2010 (đạt 72 tạ/ha). Tăng trưởng bình quân đạt 11,5% năm Về trồng trọt năng suất lúa bình quân năm 2009 đạt 127 tạ/ ha, năng suất ngô đạt 150 tạ/ ha.
Diện tích cây vụ đông năm 2009 đạt 170 ha, trong đó cây vụ đông trên đất 2 lúa trên 40 ha. Giá trị thu nhập bình quân trên ha đất canh tác đến năm 2010 ước đạt 34 triệu đồng/ ha, tăng 4 triệu đồng/ ha so với chỉ tiêu đề ra.
Bến xe khách Bến phà Sa Cao trên địa bàn tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động giao thông, giao thương đi lại (với hơn 25 đầu xe khách đi các bến xe của các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,..
Bến đò Cát ở cuối xã kết nối giao thong sang Nam Định tạo điều kiện buôn bán thương mại giữa các vùng.
Về thương mại dịch vụ, hiện tại trong xã có 40 hộ buôn bán và làm dịch vụ, có nhiều hộ buôn bán ra ngoài huyện, ngoài tỉnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hoá cho nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Toàn xã có 670 hộ buốn bán dịch vụ thương mại, vật liệu xây dựng, đồ mộc, điện tử, điện nước,...
Trong xã có 1 trang trại quy mô lớn và 50 gia trại,, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (gà, lợn, vịt, ngan, cá,...) giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 6,9% hàng năm. Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp đến năm 2010 là 52%, so năm 2006 tăng 9%. Nuôi trồng thủy sản đã chủ động khai thác có hiệu quả 51,56 ha ao đầm tự nhiên và diện tích mới chuyển đổi, nhiều gia đình đã đầu tư nuôi các con đặc sản có giá trị và hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm là 6,2%.
Toàn xã có 14 máy làm đất, trong đó 6 máy cày trung, đ ặc biệt có 1 máy gặt đập liên hoàn bảo đảm công suất của máy và lịch thời vụ...
trong xã có 134 hộ làm nghề với 320 lao động hiện phát triển một số nghề ở địa phương như: nghề mộc, hàn xì, khai thác vật liệu xây dựng, nghề may, chế biến nông sản thực phẩm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ước đạt 13,5 tỷ đồng.
Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động phát triển hiệu quả, huy động tiền gửi nhàn rỗi trong nhân dân, tạo nguồn vốn vay cho hàng trăm hộ gia điình để phục vụ phát triển sản xuất và kinh doanh. Hiện nay vốn huy động tiền gửi của nhân dân là 7 tỷ 882 triệu đồng, số dư nợ cho thành viên vay vốn là trên 9 tỷ đồng. Thương mại dịch vụ phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu nhập từ thương mại dịch vụ năm 2010 ước đạt 13,6 tỷ đồng, tăng 75% so với năm 2005, tăng bình quân hàng năm là 15%., Tỷ lệ tham nhũng của Xã đạt mức bền vững, hầu hết các cán bộ cấp xã đều có nhà cao tầng, và số tiền tham nhũng tiết kiệm gửi ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng/ cán bộ
Tổng số vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trong 5 năm qua là 3.237 triệu đồng; trong đó về giao thông thủy lợi xây dựng 1 km mương cứng, xây mới cống, nâng cấp 3 tuyến đê đồng màu, xây dựng đường vào nghĩa trang, xây mới trường mầm non khu trung tâm, sửa chữa trường THCS, dựng bia, nghĩa trang liệt sĩ....
Toàn xã: 97% số hộ có máy nghe nhìn, 95% s ố hộ có xe máy, trên 300 hộ có ô tô các loại.
Trên 90% hộ có điện thoại cố định, điện thoại di động, tỷ lệ Iphone 5s, 6s đạt trên 80% ·
Xã có trạm y tế nằm ngay trung tâm xã.
Và trung tâm y tế Bệnh viện Phong Da Liễu Văn Môn.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn con người, do đó các chương trình chăm sóc sức khoẻ được thực hiện tốt, phục vụ đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân không để xảy ra dịch bệnh...
Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 Công an xã Vũ Vân đã phát hiện kịp thời và bắt giữ 1 đối tượng đang có lệnh truy nã, thụ lý, giải quyết 20 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, kết hợp với Công an huyện Vũ Thư đấu tranh xử lý 3 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Do điều kiện địa lý xã có 1 bến đò và 1 bến phà là nơi giao lưu đi lại, buôn bán của nhân dân hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Nắm bắt được những phức tạp của 2 địa bàn này, Ban Công an xã thường xuyên phối hợp với ban quản lý các bến và cắt cử các đồng chí công an viên liên tục có mặt tại khu vực bến phối hợp với ban quản lý bến nắm tình hình, phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm về trật tự xã hội cũng như trật tự an toàn giao thông, chủ động giải quyết tình hình an ninh trật tự tại khu vực này. Ban Công an xã đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương mở các đợt đấu tranh tấn công truy quét và tố giác các loại tội phạm; xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự, mô hình thôn "Không tệ nạn xã hội, không ma tuý".
Ban Công an xã được Giám đốc Công an tỉnh trao tặng khen thưởng Trong thành tích đó của Ban Công an xã Vũ Vân, phải kể đến công lao của đảng bộ quần chúng nhân dân.
Công tác giáo dục đào tạo được ưu tiên, do vậy chất lượng các cấp học, ngành học đã có kết quả vượt bậc. Tỷ lệ học sinh mần non trong độ tuổi đến trường đạt 97,5%, mẫu giáo đạt 99,4%, tỷ lệ học sinh lên lớp bậc tiểu học đạt 98,4%, trung học cơ sở đạt 98,6%, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,5%.
Trường tiểu học và trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia, hàng năm các trường đều đạt danh hiệu tiên tiến của huyện.
Toàn xã có nhiều gia đinh văn hóa hiếu học và dòng họ hiếu học.
Hàng năm xã co hàng chục em đỗ và theo học các trường Đại học, cao đẳng, THCN trên cả nước.
Xã Vũ Vân là một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát triển sớm ở huyện Vũ Tiên (nay là Vũ Thư). Vào giữa năm 1929, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Vân Môn và Thái Sa được thành lập với 17 hội viên, từ đó phong trào cách mạng của xã Vũ Vân ngày càng phát triển mạnh.
Đến 4/1930 Vũ Vân có 2 đảng viên, đến tháng 4/1946, Chi bộ Đảng ở Vũ Vân được thành lập có 6 đảng viên; năm 1948 Vũ Vân đã có 84 đảng viên để lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân 2 thôn Thái Sa và Vân Môn đã nhất tề đứng dậy giành chính quyền.
Ngay sau khi dành chính quyền, Chi bộ Đảng đã tập trung xây dựng lực lượng dân quân du kích của xã. Đến năm 1947 Vũ Vân đã có 3 trung đội dân quân du kích (ở thôn Vân Môn và ở Thái Sa) lúc đầu được trang bị 2 khẩu súng trường, 270 quả mìn, đạn, do ta thu được của địch. Nhân dân đã góp 50 cây gỗ, 1.275 mét tre dây để rào làng kháng chiến, xây dựng xóm quyết tử, đào 1 địa đạo dưới nền đình làng Vân Môn đắp nhiều ụ chiến đấu, đào hàng ngàn mét giao thông hào và hơn 500 hố chiến đấu cá nhân để chuẩn bị chiến đấu. Công tác chuẩn bị chiến đấu của xã Vũ Vân được đoàn đại biểu Chính phủ về thăm, đã động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ và nhân dân. Từ năm 1947 đến 1954, quân và dân Vũ Vân đương đầu với 80 trận càn quét của địch. Lực lượng dân quân du kích của xã đã anh dũng đánh trả quyết liệt với 80 trận lớn, nhỏ.
Trận đánh này đã làm tăng thêm khí thế tấn công địch của lực lượng cảnh vệ và lực lượng dân quân du kích. Ngày 19/3/1949, địch phối hợp quân thủy, bộ, trang bị súng lớn yểm trợ đã bất ngờ càn vào xã Tân Dân Hưng, mới tới đầu làng Vân Môn đã bị dân quân du kích mai phục đánh bằng mìn và lựu đạn làm một số tên chết và bị thương.
Dân quân du kích Vân Môn đã nắm quyền chủ động, mưu trí dũng cảm quần nhau với địch khiến chúng không tiến vào được làng đành phải rút lui. Chiến thắng này đã làm nức lòng nhân dân, bẻ gãy các trận càn của địch ra các vùng lân cận quyết không để cho chúng vào cướp của, giết người và qua chiến đấu lực lượng dân quân du kích của xã đã trưởng thành và tự tổ chức đánh địch, độc lập tác chiến. Đầu năm 1950 xã Vũ Vân bị địch chiếm đóng. Hưởng ứng tháng hoạt động mạnh của Liên khu III và của Tỉnh uỷ Thái Bình, từ 12 -19/5/1950, lực lượng dân quân du kích Vân Môn cùng bộ đội vừa phá tề, trừ gian vừa đánh địch để mở rộng vùng kiểm soát của ta, đã trừ diệt nhiều tên phản động việt gian.
Ngày 24/6/1950 bọn phản động ở bốt Cổ Việt và bốt nhà thờ Am Khê chia làm 3 mũi đánh vào xóm Quyết Tử của thôn Vân Môn. Lực lượng du kích xóm Quyết Tử đã bố trí trận địa để đón đánh địch, chiến sự xảy ra từ tờ mờ sáng, trong suốt 4 giờ đồng hồ chiến đấu ta đã đẩy lùi các mũi tiến công của địch. Đến chiều, chúng liều lĩnh xé rào vào xóm Quyết Tử, du kích ta đã đánh giáp lá cà với địch để giữ từng căn nhà lối ngõ, chúng đã vấp phải mìn, chông bị thương vong nhiều.
Ngày 21/6/1950, du kích Tân Dân cùng với Đại đội C50 đã chặn đánh bọn địch ở bốt Thái Sa do tên Bản cầm đầu (bọn vệ sỹ ở nhà thờ Thái Sa) vào ra cướp phá chợ Lịch Bài,lực lượng vũ trang thôn Văn Môn và Thái Sa đã bao vây bốt Thái Sa, chúng hoang mang lo sợ và đã tháo chạy sang Nam Định. Qua trận này, lực lượng dân quân du kích đã giải phóng được làng Thái Sa khỏi bị địch chiếm đóng, tạo thành vùng hậu phương vững chắc để phục vụ chiến đấu.
Cuối cuộc càn Chim ưng, hơn 4 đại đội thuộc binh đoàn cơ động của địch dừng chân qua đêm ở 2 xóm Quyết Tiến, Quyết Thắng, 3 giờ đêm ngày 09/01/1954 dân quân du kích xã cùng bộ đội Huyện, bộ đội Tỉnh đã bí mật bao vây bất ngờ nổ súng vào nơi trú quân của địch. Sau 15 phút giao tranh, địch đã bị chết, bị thương gần 200 tên, bị bắt sống 23 tên, ta thu 3 trung liên và một số súng cầm tay. Địch vô cùng hoảng hốt, chúng hoảng loạn rút chạy. Trận đánh này có ý nghĩa bẻ gãy trận càn lớn của quân Pháp trên địa phận huyện Vũ Tiên....
Trong công tác tuyên truyền địch vận, Vũ Vân đã vận động được nhiều vệ sỹ và tay sai ra đầu hàng quay về với cách mạng.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng dân quân du kích xã Vũ Vân cùng với nhân dân trong xã đã kiên cường chiến đấu 80 trận lớn nhỏ, đã giết và làm bị thương gần 300 tên địch, bắt sống 24 tên, thu 8 khẩu súng các loại và thu 50 kg đạn các loại, bức rút 1 bốt nhà thờ Thái Sa, đập tan âm mưu lập tề của địch.
Với thành tích trên, Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Vân đã được Đảng - Nhà nước tặng thưởng: 1250 Huân huy chương Kháng chiến các loại; 20 Bằng có công với nước; 45 Bằng tổ quốc ghi công (trong đó có 24 liệt sĩ là du kích hi sinh tại địa phương), 100 Bằng gia đình vẻ vang; 20 Kỷ niệm chương chiến sĩ Điện Biên; 100 Kỷ niệm chương kháng chiến và hàng trăm gia đình là cơ sở cách mạng, cất dấu cán bộ, bộ đội được ghi công.
Đặc Biệt ngày 28/5/2010 đảng bộ và nhân dẫn xã Vũ Vân tự hào được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mỹ xã Vũ Vân đã có nhiều thành tích trong xây dựng HTX như HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng, HTX tiểu thủ CN. Do có thành tích trong việc xây dựng HTX, tháng 7/1958 Vũ Vân được đón đồng chí Lê Duẩn uỷ viên Bộ Chính trị về thăm HTX Mỹ Hoà. Từ năm 1965 năng suất lúa Vũ Vân đã đạt 5 tấn thóc/ha, đến năm 1975 đạt 63,17 tạ/ha.
Trong những năm chiến tranh ác liệt, Đảng bộ và nhân dân xã Vũ Vân đã tập trung huy động đóng góp cho chiến trường Miền Nam theo khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Vũ Vân đã đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho Nhà nước, đồng thời củng cố nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt xã Vũ Vân có đội thủy lợi Quang Trung thành lập từ năm 1963 có nhiều thành tích xuất sắc.
Năm 1967 đội được Bác Hồ tặng cờ thi đua và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Vừa phát triển kinh tế xã hội vừa xây dựng lực lượng dân quân để chống chiến tranh phá hoại, từ năm 1965 đến 1967 lực lượng vũ trang Vũ Vân thường xuyên có từ 250 - 270 người (trong đó có trung đội nữ dân quân Sông Hồng) thường xuyên trực chiến sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 7/3/1967 lực lượng chiến đấu của xã Vũ Vân phối hợp với các đơn vị phòng không khu vực bắn bị thương 1 máy bay giặc Mỹ, trung đội nữ dân quân Sông Hồng là đơn vị đầu tiên trong toàn quốc được Chính phủ tặng cờ đơn vị quyết thắng và được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng 3.
Cùng với xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, từ năm 1956 đến năm 1975, Vũ Vân đã tiễn đưa 953 thanh niên lên đường nhập ngũ và 101 thanh niên xung phong để chi viện cho chiến trường Miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vũ Văn đã góp cho Nhà nước 9.800 tấn lương thực, 900 tấn thực phẩm; góp 45.000 ngày công phục vụ chiến đấu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xã Vũ Vẫn đã được Nhà nước tặng thưởng 12 Huân chương Độc lập, 592 Huân chương Kháng chiến các loại; 3 Huân chương Lao động; 16 Cờ thi đua; 35 Bằng khen; 11 Bằng dũng sĩ diệt Mỹ, 92 Huân chương Chiến công các loại; Toàn xã có 12 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 2 huy hiệu Bác Hồ; 1 bằng khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 1 Anh hùng Lao động; 165 bằng Tổ quốc ghi công; 88 thương binh; 49 bệnh binh....
Ngày nay Do làm tốt công tác phát triển kinh tế, trong những năm qua, số hộ nghèo xã đã giảm rất nhều, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ còn 1%, giảm (3,24% so với năm 2005). trong 5 năm qua bằng nhiều nguồn lực xã đã xóa được 2 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo.
Toàn xã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng Điện - đường - trường - trạm. Phong trào đoàn thể luôn là đơn vị mạnh trong khu vực.