Tế Độ 济度 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thân vương nhà Thanh | |||||||||
Hòa Thạc Trịnh Thân vương | |||||||||
Tại vị | 1657 - 1660 | ||||||||
Tiền nhiệm | Tế Nhĩ Cáp Lãng | ||||||||
Kế nhiệm | Đức Tắc | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 1633 | ||||||||
Mất | 1660 | ||||||||
Thê thiếp | Xem văn bản | ||||||||
Hậu duệ | Xem văn bản | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Ái Tân Giác La | ||||||||
Thân phụ | Tế Nhĩ Cáp Lãng | ||||||||
Thân mẫu | Cổ Nhĩ Cáp Tô thị |
Tế Độ (Giản thể: 济度, phồn thể: 濟度; 1633 – 1660) là một chính trị gia và nhà quân sự, cũng là một Hoàng thân thuộc 1 trong 12 Thiết mạo tử vương của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.
Tế Độ sinh vào giờ Tý, ngày 24 tháng 6 (âm lịch) năm Thiên Thông thứ 7 (1633) tại Thịnh Kinh, trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng và cháu nội của Thư Nhĩ Cáp Tề – em của người sáng lập ra nhà Hậu Kim là Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Mẹ ông là Tam Phúc tấn Cổ Nhĩ Cáp Tô thị (钴尔哈苏氏).
Năm Thuận Trị thứ 5 (1648), sau khi Túc Vũ Thân vương Hào Cách mất, Chính Lam kỳ được giao lại cho ông. Năm thứ 8 (1651), tháng 2, Tế Độ được Thuận Trị Đế phong làm Giản Quận vương (簡郡王) và là một trong tám vị đại thần Nghị chính. Tháng 9, ông được phong Thế tử của Trịnh vương phủ. Năm thứ 11 (1654), tháng 11, ông được lệnh xuất quân thảo phạt Trịnh Thành Công. Năm thứ 12 (1655), tháng 11, ông được phong làm Định Viễn Đại tướng quân (定远大将军), bình định cướp biển ở Phúc Kiến.
Năm thứ 14 (1657), nghe tin phụ thân qua đời, ông lập tức về kinh lo liệu tang sự. Ông được thế tập tước vị của cha mình, song phong hào được Thuận Trị Đế đổi từ "Trịnh" (郑) thành "Giản" (简). Năm thứ 17 (1660), ngày 1 tháng 7 (âm lịch), giờ Thân, ông qua đời, thọ 28 tuổi, được ban thụy "Thuần" (纯), nên thụy hiệu đầy đủ của ông là Giản Thuần Thân vương (简纯親王).
Vì bất mãn với chính sách thân Hán của Hoàng đế Thuận Trị, ngoài ra còn có việc trọng dụng Hồng Thừa Trù và Ngao Bái. Ông đã sai thân tín của mình là Na Nhạc bí mật huấn luyện 3000 võ sĩ để hành thích Hoàng đế Thuận Trị nhưng thất bại. Sau đó Tế Độ sai cánh tay phải đắc lực của mình là Phó đô thống Chính Lam kỳ Bái Mông giết người diệt khẩu để Na Nhạc gánh tội danh giết vua. Không lâu sau đó chuyện bị bại lộ, Tế Độ bị xét xử trước hội nghị Nghị Chính do vì gia đình của Tế Độ có công lao với nhà Thanh nên được Hoàng đế Thuận Trị miễn tội chết nhưng mãi mãi bị giam cầm trong ngục.