Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1919–1948 | |||||||||
Quốc ấn | |||||||||
Lãnh thổ tuyên bố | |||||||||
Tổng quan | |||||||||
Vị thế | Chính phủ lưu vong , Chính phủ lâm thời | ||||||||
Thủ đô | Hán Thành (de jure) | ||||||||
Capital-in-exile | Thượng Hải Trùng Khánh | ||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Hàn Quốc | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Cộng hòa tổng thống (1919-1925) Cộng hòa đại nghị (1925-1940) Cộng hòa tổng thống (1940-1948) | ||||||||
Tổng thống / Chủ tịch | |||||||||
• 1919–1925 | Lý Thừa Vãn | ||||||||
• 1927–1933 và 1935–1940 | Lý Đông Ninh | ||||||||
• 1926–1927 và 1940–1948 | Kim Cửu | ||||||||
Thủ tướng / Phó Chủ tịch | |||||||||
• 1919–1921 | Lý Đông Huy | ||||||||
• 1924–1925 | Phác Ân Thức | ||||||||
• 1944–1945 | Kim Khuê Thức | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
Lịch sử | |||||||||
1 tháng 3 năm 1919 | |||||||||
• Hiến pháp | 11 tháng 4 năm 1919 | ||||||||
• Tuyên bố thành lập | 13 tháng 4 năm 1919 | ||||||||
29 tháng 4 năm 1932 | |||||||||
• Tuyên chiến | 10 tháng 12 năm 1941 | ||||||||
15 tháng 8 năm 1945 | |||||||||
• Đại Hàn Dân Quốc thành lập | 15 tháng 8 năm 1948 | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Won | ||||||||
|
Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc | |
Hangul | 대한민국임시정부 |
---|---|
Hanja | 大韓民國臨時政府 |
McCune–Reischauer | Taehanmin'guk Imsijŏngbu |
Hán-Việt | Đại Hàn Dân Quốc lâm thời chính phủ |
Một phần của loạt bài về |
Lịch sử Triều Tiên |
---|
Tiền sử |
Thời kỳ Trất Văn (Jeulmun) |
Thời kỳ Vô Văn (Mumun) |
Cổ Triều Tiên ?–108 TCN |
Vệ Mãn Triều Tiên 194–108 TCN |
Tiền Tam Quốc 300–57 TCN |
Phù Dư, Cao Câu Ly, Ốc Trở, Đông Uế |
Thìn Quốc, Tam Hàn (Mã, Biện, Thìn) |
Tam Quốc 57 TCN–668 |
Tân La 57 TCN–935 |
Cao Câu Ly 37 TCN–668 |
Bách Tế 18 TCN–660 |
Già Da 42–562 |
Nam-Bắc Quốc 698–926 |
Tân La Thống Nhất 668–935 |
Bột Hải 698–926 |
Hậu Tam Quốc 892–936 |
Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly, Hậu Sa Bheor |
Triều đại Cao Ly 918–1392 |
Triều đại Triều Tiên 1392–1897 |
Đế quốc Đại Hàn 1897–1910 |
Triều Tiên thuộc Nhật 1910–1945 |
Chính phủ lâm thời 1919–1948 |
Phân chia Triều Tiên 1945–nay |
CHDCND Triều Tiên Đại Hàn Dân Quốc 1948-nay |
Theo chủ đề |
Niên biểu |
Danh sách vua |
Lịch sử quân sự |
Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc (Tiếng Hàn: 대한민국임시정부; Hanja: 大韓民國臨時政府; Romaja: Daehanminguk Imsijeongbu) là một chính phủ lâm thời thành lập vào ngày 13 tháng 4 năm 1919 với hiến pháp đã được tuyên bố trước đó vào ngày 11 tháng 4 cùng năm. Phong trào 1 tháng 3 là một động lực đáng kể, thu hút tinh thần dân tộc trong giai đoạn Đế quốc Đại Hàn bị Nhật đô hộ. Cao điểm của phong trào này là chính phủ lâm thời, khai sinh tại Thượng Hải, Trung Hoa Dân Quốc, bắt đầu tổ chức công cuộc kháng Nhật khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc xâm lăng Mãn Châu của Trung Quốc. Phong trào độc lập ngày nay được Hàn Quốc kỷ niệm vào ngày 1 tháng 3 hàng năm và được coi là ngày lễ toàn quốc.
Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh thì Trung Hoa rơi vào tình trạng bất ổn. Đế quốc Nhật Bản nhân đó muốn thúc đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phải nhượng bộ để Nhật củng cố thuộc địa ở Viễn Đông. Đế quốc Đại Hàn đã bị thôn tính từ năm 1910 nhưng Nhật còn tham vọng dùng Hàn Quốc làm bàn đạp lấn chiếm sang Mãn Châu.
Trước chính sách đồng hóa và phép cai trị hà khắc của thực dân Nhật, dân tình Hàn Quốc ngày càng chán ghét người Nhật. Giới trí thức thì càng căm phẫn khi người Nhật ra lệnh cấm dạy tiếng Hàn ở các trường học. Ngày 1 tháng 3 năm 1919, dân chúng Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cai trị của chính phủ Nhật Bản với quy mô trên phạm vi toàn quốc. Nhà chức trách Nhật phản ứng bằng cách trấn áp, khiến hàng nghìn người bị sát hại.
Dù thất bại, phong trào Độc lập mồng 1 tháng Ba đã tạo nên tiếng vang hun đúc tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của người dân Hàn Quốc. Theo gót phong trào này là chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc ra đời tại Thượng Hải để điều hành phong trào kháng Nhật, chống lại bước tiến của Nhật vào Mãn Châu Lý. Trung Quốc, một trong những quốc gia có căng thẳng với Nhật, đã đồng ý cho chính phủ lâm thời Đại Hàn được tồn tại và hai chính phủ đã cộng tác chung với nhau để chống lại Nhật Bản.
Về mặt đối ngoại chính phủ lâm thời Đại Hàn không được các cường quốc đương thời công nhận trừ chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Hoạt động chính của chính phủ lâm thời là điều hợp các lực lượng võ trang chống Nhật suốt hai thập niên 1920 và 1930, trong đó có trận Thanh Sơn Lý vào tháng 10 năm 1920 và cuộc tấn công phái đoàn quân sự Nhật ở Thượng Hải vào tháng 4 năm 1932. Đến năm 1940 thì chính phủ lâm thời cho thành lập Hàn Quốc Quang phục quân - một lực lượng tập hợp gần như tất cả các lực lượng kháng chiến Hàn Quốc lưu vong. Ngày 9 tháng 12 năm 1941 chính phủ lâm thời ra thông cáo tuyên chiến với phe Trục và điều binh chặn đánh quân Nhật ở Trung Hoa và Đông Nam Á. Hàn Quốc Quang Quang Phục Quân còn mở đường dây hợp tác với Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) của Hoa Kỳ nhưng các kế hoạch của họ chưa cần thực hiện thì Đế quốc Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Nhà nước Đại Hàn sau đó bị Hoa Kỳ và Liên Xô chiếm đóng, chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc ngưng hoạt động, đồng thời nhường chỗ cho hai chính thể mới là Đại Hàn Dân Quốc ở miền Nam theo chủ nghĩa tư bản và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản.
Trụ sở hoạt động của chính phủ lâm thời tại Thượng Hải và Trùng Khánh nay được lưu giữ tại viện bảo tàng.
Chính phủ lâm thời Hàn Quốc đã đóng vai trò không nhiều, song thiết thực trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản. Khi Đế quốc Nhật đem quân xâm lược Trung Quốc toàn diện, làm nổ ra cuộc chiến tranh Trung-Nhật, người dân Hàn Quốc đã cùng nhau đứng về phía Trung Hoa Dân Quốc.
Do có hàng triệu người Hàn Quốc bị sát hại hoặc bắt ép làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật, rất nhiều người Hàn Quốc đã bắt liên lạc với chính phủ lâm thời và rất nhiều trong số đó bí mật tham gia Hàn Quốc Quang phục Quân cùng lực lượng vũ trang Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Chính phủ lâm thời đã cung cấp tài chính, vũ khí, sĩ quan và chiến lược chiến đấu chống lại Nhật Bản, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp từ Khối Đồng Minh.