Tổng thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Nha Tổng Thanh tra
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Hoạt động1956 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (1956-1966)
Bộ Tổng Tham mưu (1966-1975)
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Nguyễn Văn Là
- Lữ Lan
- Lê Nguyên Khang

Tổng Thanh tra Quân lực trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Có nhiệm vụ thay mặt Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, thường xuyên, đột xuất và định kỳ trong việc thanh tra mọi vấn đề đối với các cơ quan kể cả các cơ quan đầu não trong Quân đội, các Quân đoàn, Quân khu, Biệt khu, Quân, Binh chủng, các đơn vị từ Chủ lực tới Địa phương, từ Tiểu khu tới Chi khu và Phân Chi khu, các Quân trường và các Trung tâm Huấn luyện v.v... Giống như một Viện Kiểm soát của Quân đội.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hình thành từ những năm đầu của nền Đệ nhất Cộng hòa và trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cho đến năm 1966 Bộ phận Tổng Thanh tra được chuyển sang trực thuộc Bộ Tổng tham mưu cho đến tháng 4/1975. Ngay thời điểm chuyển trực thuộc, Bộ Tổng Tham mưu đã cử ra một sĩ quan cấp tướng phụ trách chức vụ này.

  • A. TỔ CHỨC:
    Gồm có:
    -01 Phòng Hành chính và 05 Sở Điều hành. Vị trí đứng đầu Sở gọi là Chánh sự vụ
  • B. NHIỆM VỤ:
    1/ Phòng Hành chính:
    -Phụ trách Hành chính và Nhân viên.
    2/ Sở Nghiên cứu chương trình:
    -Lập lịch trình thanh tra thường niên cho các Đoàn Thanh tra thuộc các Sở Thanh tra Tổng quát, Lãnh thổ và Kỹ thuật.
    -Lập chương trình thanh tra đặc biệt khi cần.
    -Nghiên cứu cải tổ cơ cấu tổ chức của Tổng Thanh tra các chương trình thanh tra, mẫu phúc trình thanh tra.
    3/ Sở Thanh tra Tổng quát:
    -Phụ trách thanh tra các đơn vị Chủ lực quân, cùng các Quân trường và Trung tâm Huấn luyện.
    4/ Sở Thanh tra Lãnh thổ:
    -Phụ trách thanh tra các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân.
    5/ Sở Thanh tra Kỹ thuật:
    -Phụ trách thanh tra các đơn vị chuyên môn về các ngành như: Quân y, Quân cụ, Quân nhu v.v...
    6/ Sở Điều tra:
    -Phụ trách các cuộc điều tra khi có lệnh.
  • C. MỤC TIÊU:
    Ngoài những vụ thanh tra đặc biệt, các Đoàn Thanh tra thường tìm hiểu tại chỗ về các lãnh vực sau đây do các đơn vị báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu:
    1/ Nhân viên:
    -Căn cứ việc thực hiện so với bảng cấp số về bất khiển dụng các loại, khiển dụng hành quân (nếu thấy có gì bất hợp pháp).
    2/ Hành quân:
    -Có hoàn thành nhiệm vụ giao phó ?
    3/ Huấn luyện:
    -Xem xét các Quân trường và Trung tâm Huấn luyện về kết quả huấn luyện theo kế hoạch huấn luyện của Bộ Tổng Tham mưu.
    4/ Trang bị:
    -Dựa vào bảng cấp số để biết: đầy đủ, thiếu hụt, kể cả an toàn.
    5/ An ninh:
    -Thanh tra về phòng thủ đơn vị.
    -Hệ thống an ninh gần, xa.
    -Lực lượng bố phòng, trừ bị.
    -Hệ thống giao thông hào, chướng ngại vật, pháo đài, hầm chỉ huy.
    -Việc phối hợp yểm trợ các đơn vị bạn.
    -Đặc lệnh truyền tin, phòng hỏa, cứu hỏa v.v...
    -Tinh thần quân nhân trong đơn vị.
    -Tình trạng đào ngũ.
    -Trở ngại và đề nghị của đơn vị.
    -Kết luận của Phái đoàn thanh tra.

Tổng Thanh tra Quân lực qua các nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Nguyễn Văn Là
Võ bị Tông Sơn Tây[1]
Trung tướng[2]
2/1966-3/1968
Giải ngũ năm 1974
2
Nguyễn Văn Mạnh
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
3/1968-8/1970
Sau là Trung tướng Tổng tham mưu phó kiêm Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân
3
Lữ Lan
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tướng
8/1970-5/1972
4
Lê Nguyên Khang
Võ khoa Nam Định[3]
5/1972-11/1974
Kiêm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng, đặc trách Hành quân
5
Nguyễn Văn Minh
Võ bị Đà Lạt K4
11/1974-4/1975
Kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  2. ^ Cấp bậc khi nhậm chức
  3. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Hướng dẫn tính năng Thần Hỏa LMHT
Thần Hỏa là một hệ thống thành tựu theo dõi chỉ số trên từng vị tướng giúp lưu lại, vinh danh và khoe mẽ nhưng khoảnh khắc thú vị trong và ngoài trận đấu
Nhân vật Delta -  The Eminence In Shadow
Nhân vật Delta - The Eminence In Shadow
Delta (デルタ, Deruta?) (Δέλτα), trước đây gọi là Sarah (サラ, Sara?), là thành viên thứ tư của Shadow Garden