Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa

Bộ Quốc phòng
Việt Nam Cộng hòa
Huy hiệu
Hoạt động1955 - 1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phân loạiQuốc phòng
Bộ phận củaChính phủ Việt Nam Cộng hòa
Khẩu hiệuBảo vệ Quốc gia - Bảo an Đồng bào
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Ngô Đình Diệm
- Trần Trung Dung
- Nguyễn Đình Thuần
- Trần Thiện Khiêm
- Nguyễn Văn Vỹ
- Trần Văn Đôn

Bộ Quốc phòng là một Cơ quan cấp cao trong Nội các Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Chức năng của Bộ là tổ chức, xây dựng và quản lý với trọng trách Phòng vệ Quốc gia trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa; thừa lệnh Tổng thống hoặc Tổng Tư lệnh tối cao, trực tiếp chỉ đạo và điều hành theo hệ thống hàng dọc đối với Bộ Tổng tham mưu, trong đó bao gồm toàn bộ các đơn vị chủ lực (Quân đoàn và quân, binh chủng), Địa phương (Tiểu khu, Đặc khu); đặc trách điều hợp và trông coi tất cả các cơ quan và chức năng của Chính phủ có liên quan đến an ninh và quân sự Quốc gia. Do hoàn cảnh chiến tranh trong suốt thời gian tồn tại (1955 - 1975), Bộ Quốc phòng luôn là Cơ quan lớn nhất, chiếm ngân sách cao nhất và quan trọng nhất trong Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Trong hầu hết thời gian tồn tại, trụ sở của Bộ Quốc phòng từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động được đặt tại số 63 đường Gia Long, Sài Gòn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa được tổ chức từ cơ quan Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam sau cuộc Trưng cầu dân ý năm 1955 thành lập Chính thể Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm vụ của Bộ được xác định là bảo vệ Chủ quyền Quốc gia từ biên giới, không phận và lãnh hải (trong đó bao gồm các đảo, quần đảo) thuộc lãnh thổ kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa.

Thời Đệ Nhất Cộng hòa, Bộ Quốc phòng được tổ chức theo mô hình Cơ quan Dân sự, do Tổng thống giữ trách nhiệm điều khiển.[1]. Giúp việc cho Tổng thống là một Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng và người đầu tiên giữ chức vụ này là ông Trần Trung Dung,[2] cựu Bộ trưởng đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng thời Quốc gia Việt Nam.[3] Tháng 5 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ Chính phủ. Tổng thống kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc phòng. Giúp việc cho Tổng thống là Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống, kiêm Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng, tạm giữ chức Bộ trưởng Đặc nhiệm Phối hợp An ninh Nguyễn Đình Thuần.[4]

Tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh thực hiện Cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trung tướng Trần Thiện Khiêm, Ủy viên Quân sự Hội đồng Quân nhân Cách mạng tạm thời phụ trách điểu khiển hoạt động của Bộ Quốc phòng cho đến khi Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ thành lập, với Trung tướng Trần Văn Đôn giữ chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng. Tháng 11 năm 1964, dù vẫn giữ nguyên tên Bộ Quốc phòng, nhưng chức danh lãnh đạo được đổi thành Tổng trưởng Quân lực. Hai tháng sau, lại đổi trở lại thành Tổng trưởng Quốc phòng.

Trong thời gian Ủy ban Hành pháp Trung ương hoạt động, danh xưng của chức vụ đứng đầu Bộ Quốc phòng là Tổng ủy viên Quốc phòng, do Trung tướng Nguyễn Hữu Có nắm giữ. Đến thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa, chức vụ này trở lại thành Tổng trưởng Quốc phòng cho đến tận năm 1975 với vị Tổng trưởng cuối cùng là cựu Trung tướng Trần Văn Đôn và Phụ tá là Đốc sự hành chính Tôn Thất Chước.

Các Cơ quan trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Cơ quan Stt Cơ quan Stt Cơ quan
1
Bộ Tổng Tham mưu[5]
6
Nha Quân pháp
11
Phòng Nghiên cứu
2
Tổng nha Nhân lực
7
Nha Quân sản
12
Phòng Nghi lễ
3
Cao đẳng Quốc phòng[6]
8
Nha Địa dư
13
Phòng Báo chí
4
Tài chính và Quân phí[7]
9
Phòng Nhân viên
14
Tổng Hành dinh
5
Nha Đổng lý
10
Phòng sưu tầm

Nhân sự Phụ trách các Cơ quan 1975[8]

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Cơ quan Phụ trách Cấp bậc Chú thích
1
Bộ Tổng Tham mưu
Cao Văn Viên
Võ bị Địa phương
Nam Việt Vũng Tàu[9]
Đại tướng
Tổng TM phó: Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh
Tốt nghiệp khóa 1 Trường Võ bị Quốc gia (Huế)
2
Tổng nha Nhân lực
Bùi Đình Đạm
Võ bị Huế K1
Thiếu tướng
Phó Tổng GĐ: Đại tá Huỳnh Ngọc Lang[10]
Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân Phan Thiết
3
Cao đẳng Quốc phòng
Lữ Lan
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tướng
Chỉ huy phó: Chuẩn tướng Lê Trung Trực
Tốt nghiệp Trường Võ bị Không quân Pháp
4
Tài chính và Quân phí
Nguyễn Văn Sơn
Học viện
Quốc gia Hành chính
Đốc sự
Hành chính
Phó Tổng GĐ: Đại tá Phạm Đỗ Thành[11]
Tốt nghiệp khóa 3 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức[12]
5
Nha Đổng lý
Nguyễn Hữu Bầu[13]
Võ bị Đà Lạt K6
Đại tá
6
Nha Quân pháp
Ngô Mạnh Duyên
7
Nha Quân sản
Nguyễn Văn Luật
8
Nha Địa dư
Nguyễn Văn Khải[14]
Võ khoa Thủ Đức K1
9
Phòng Nhân viên
Nguyễn Thành Chí[15]
Võ khoa Thủ Đức K1
10
Phòng Sưu tầm
Chung Minh Kiến[16]
Võ bị Đà Lạt K4
11
Phòng Nghiên cứu
Trần Văn Trọng[17]
Võ khoa Thủ Đức K1
Nhạc sĩ Anh Việt
12
Phòng nghi lễ
Nguyễn Hữu Chi
13
Phòng Báo chí
Nguyễn Trọng Hồng
Võ khoa Thủ Đức K5
14
Tổng Hành dinh
Dư Thanh Nhựt[18]
Võ bị Đà Lạt K10

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Tại nhiệm Chú thích
1
Ngô Đình Diệm
1955-1963
Tổng thống kiêm Chủ sự Bộ Quốc phòng
2
Trần Trung Dung
5/1955-5/1961
Bộ trưởng Phụ tá Quốc phòng
3
Nguyễn Đình Thuần
5/1961-11/1963
Bộ trưởng phủ Tổng thống kiêm An ninh Quốc phòng
4
Trần Thiện Khiêm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt K1
11/1963
Trung tướng, Ủy viên Quân sự Hội đồng Quân nhân Cách mạng
5
Trần Văn Đôn
Võ bị Tông Sơn Tây
11/1963-2/1964
Trung tướng, Tổng trưởng Quốc phòng
6
Trần Thiện Khiêm
2/1964-9/1964
Trung tướng, Tổng trưởng Quốc phòng
7
Nguyễn Khánh
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt K1
9/1964-11/1964
Trung tướng, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
8
Trần Văn Hương
11/1964-1/1965
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quân lực
9
Trần Văn Minh
Võ bị Tông Sơn Tây
1/1965
Trung tướng, Tổng trưởng Quân lực
10
Nguyễn Văn Thiệu
Võ bị Huế K1
1/1965-6/1965
Trung tướng, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
11
Nguyễn Hữu Có
Võ bị Huế K1
6/1965-10/1967
Trung tướng, Tổng ủy viên Quốc phòng Ủy ban Hành pháp Trung ương
10/1967-11/1967
Trung tướng, Đệ nhất Phó thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
12
Cao Văn Viên
Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu
11/1967
Trung tướng, Tổng Tham mưu trưởng kiêm Quyền Tổng trưởng Quốc phòng
13
Nguyễn Văn Vỹ
Võ bị Tông Sơn Tây
11/1967-8/1972
Trung tướng, Tổng trưởng Quốc phòng
14
Trần Thiện Khiêm
8/1972-4/1975
Đại tướng, Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
15
Trần Văn Đôn
4/1975
Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 524-525. Dẫn theo Công báo Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn, 1955.
  2. ^ Sắc lệnh số 4-TTP, ngày 29-10-1955
  3. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 497-498. Dẫn theo Công báo Việt Nam, Sài Gòn, năm 1954.
  4. ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 157-158.
  5. ^ Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa
  6. ^ Trường Cao đẳng Quốc phòng
  7. ^ Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí
  8. ^ Thời điểm: Tháng 4 năm 1975
  9. ^ Tốt nghiệp từ trường Sĩ quan, Học viện
  10. ^ Đại tá Huỳnh Ngọc Lang, sinh năm 1922 tại Sài Gòn.
  11. ^ Đại tá Phạm Đỗ Thành, sinh năm 1923 tại Hà Nội.
  12. ^ Còn có tên: Liên trường Võ khoa Thủ Đức, Trường Bộ binh Thủ Đức
  13. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Bầu, sinh năm 1931 tại Hà Đông
  14. ^ Đại tá Nguyễn Văn Khải, sinh năm 1931 tại Bạc Liêu.
  15. ^ SSaij tá Nguyễn Thành Chí, sinh năm 1928 tại Tân An.
  16. ^ Đại tá Chung Minh Kiến, sinh năm 1927 tại Thủ Dầu Một.
  17. ^ Đại tá Trần Văn Trọng, sinh năm 1929 tại Rạch Giá.
  18. ^ Đại tá Dư Thanh Nhựt, sinh năm 1933 tại Sài Gòn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2001). Lịch sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Honkai: Star Rail - Hướng dẫn build Luocha
Luocha loại bỏ một hiệu ứng buff của kẻ địch và gây cho tất cả kẻ địch Sát Thương Số Ảo tương đương 80% Tấn Công của Luocha
Giới thiệu Cosmo the Space Dog trong MCU
Giới thiệu Cosmo the Space Dog trong MCU
Chú chó vũ trụ Cosmo cuối cùng cũng đã chính thức gia nhập đội Vệ binh dải ngân hà trong Guardians of the Galaxy
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
So sánh cà phê Arabica và Robusta loại nào ngon hơn?
Trên thế giới có hai loại cà phê phổ biến nhất bao gồm cà phê Arabica (hay còn gọi là cà phê chè) và cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối)