Tam Thanh
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Tam Thanh | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Quan Sơn | |
Thành lập | 1988[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°11′15″B 104°50′29″Đ / 20,1875°B 104,84139°Đ | ||
| ||
Diện tích | 99,2436 km²[2] | |
Dân số (2015) | ||
Tổng cộng | 3.534 người[2] | |
Mật độ | 36 người/km² | |
Dân tộc | Thái | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15007[3] | |
Tam Thanh là một xã thuộc huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Đây là một xã biên giới của Việt Nam, có chung đường biên giới 18km với Lào, tiếp giáp với cột mốc H5 và có 18km đường tuần tra biên giới.[4]
Xã Tam Thanh nằm về phía tây của huyện Quan Sơn, cách thị trấn Sơn Lư, huyện lỵ Quan Sơn 20km, từ Km 42 Quốc lộ 217 vào 12 km.
Ranh giới xã Tam Thanh phía Bắc giáp xã Sơn Điện; phía Nam giáp xã Yên Khương (huyện Lang Chánh); phía Đông giáp xã Tam Lư; phía Tây giáp Cụm Mường Pao (Lào).
Tam Thanh là một xã có địa hình núi cao, đồi núi chiếm hơn 70%, giao thông đi lại khó khăn, đất trồng cây lương thực ít. Hiện nay xã có 8 làng bản dân cư gồm bản Pa, bản Cha Lung, bản Phe, bản Na Ấu, bản Bôn, bản Ngàm, bản Kham, bản Mò.
Theo những bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học cùng những kết quả nghiên cứu, điền dã thực địa của các nhà khoa học, nguồn gốc dân cư của vùng đất Tam Thanh ngày nay là người Thái.[4] Người Kinh, người Mường mới đến sinh sống tại xã từ năm 1988.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Tam Thanh thuộc mường Mò, tổng Tam Lư, châu Quan Hóa. Tam Lư thời ấy gồm có mường Hạ, mường Sại, mường Mò, nay là các xã Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Hà và thị trấn Sơn Lư.
Từ giai đoạn 1930 - 1938, Tam Lư gồm có 7 xã: xã Tam Lư, xã Hậu Lư, xã Sơn Lư, xã Thượng Lư, xã Hàm Lư, xã Trung Lư và xã Định Lư. Các làng bản xã Tam Thanh hiện nay, thời kỳ đó thuộc xã Thượng Lư.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đến năm 1946, Chính quyền Cách mạng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập 3 xã Thượng Lư, xã Trung Lư và xã Sơn Lư thành một xã và thống nhất lấy tên gọi là xã Tam Lư.
Thực hiện Quyết định số 19-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 20 tháng 5 năm 1988: mục 6: “Chia xã Tam Lư thành 2 xã, lấy tên là xã Tam Lư và xã Tam Thanh. Xã Tam Thanh gồm hầu hết địa phận mường Mò. Trừ bản Hậu thuộc về xã Tam Lư.
Tam Thanh thuộc vùng núi cao bị chia cắt mạnh bởi sông Lò, các suối lớn và các dãy núi cao như núi Pù Pha Lay, Pù phạ mứt thuộc bản Pa, Pu lông lênh thuộc bản Ngàm. Hướng núi thấp dần từ tây sang Đông, độ dốc trung bình từ 30-35, có nơi dốc đến 40 độ, đồng thời đây là hiện tượng gây nên sạt lở đất đá trong mùa mưa lũ, lượng mưa kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ.
Xã thuộc vùng cao của huyện Quan Sơn, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng là vùng núi cao, độ che phủ rừng lớn, nên Tam Thanh thuộc đặc trưng của vùng khí hậu miền núi Thanh Hóa. Chế độ khí hậu hình thành hai mua rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 âm lịch năm sau giá lạnh – lượng mưa thấp. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 nắng nóng – mưa nhiều, chuyển tiếp giữa hai mùa này là mùa xuân và mùa thu kéo dài khoảng 2 tháng, gắn liền với mùa chính là mùa đông và mùa hạ đã sản sinh ra sự biến đổi các yếu tố khí tượng như độ ẩm tương đối trung binh trên 86%, thấp nhất là 16%, nhiệt độ trung bình năm 23,2 độ C, cao nhất 39 độ C, thấp nhất 5 độ C, lượng mua trung bình/năm 1.859 mm, lớn nhất 2.700 mm, số ngày mưa trung bình/năm 134 ngày, lượng mưa mùa đông chỉ bằng khoảng 20 – 25% lượng dòng chảy cả năm, chính vì vậy mùa hạ là mùa thường xảy ra nhiều lũ lụt hay thiên tai khắc nghiệt ảnh hưởng ít đến đời sống, sản xuất, lưu thông hàng hóa của nhân dân.[4]
Ở Tam Thanh có hai mùa gió chính, gió tây Nam khô nóng, giông tố, mưa đá, bão và gió Đông bắc lãnh khô, hanh, rét đậm có xuất hiện sương giá và dễ gây hạn hán cháy rừng. Điều kiện thời tiết của xã tuy gây ra những điều kiện bất lợi nhưng nhìn chung những yếu tố của khí hậu nóng ẩm quanh năm đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp chăn nuôi gia súc, gia cầm.[4]
Sông Lò (Tiếng Thái: Nặm Mò) bắt nguồn từ Hủa Phăn, Lào chảy qua địa giới hành chính của xã, đổ về sông Mã và nhiều suối khác chảy về sông Lò, sông Luồng. Đặc trưng sông suối của xã Tam Thanh là độ dốc cao, tốc độ dòng chảy lớn về mùa mưa lũ, là nguy cơ gây lũ quét, lũ ống, sạt lở đất 2 bên bờ sông, suối ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở và hoa màu của nhân dân.
Từ các nhóm đá mẹ kết hợp với khi hậu thời tiết đã hình thành nên đã hình thành nên các nhóm đất khác khau gồm đất: Feralit trên núi có màu vàng đến nâu vàng phổ biến trên đại bàn xã; nhóm đất Halit trên núi cao phân bổ ở các điỉnh núi cao gần 800 m; nhóm đất Firalit biến đổi do trồng lúa (F1) phân bổ chủ yếu ở các ven đồi do khai hoang phục hóa; nhóm đất phù xa bồi tụ ven sông, ven suối phân bổ ở ven sông Lò, suối Pa thuộc đất canh tác trồng lúa hoa mầu và nhóm đất dốc tụ chân đồi thich hợp với trồng màu, thương thực và trồng rừng.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 9.935,73ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 220,17ha; diện tích đất sản xuất lâm nghiệp là 8289,67ha; đất nuôi trồng thủy sản là 4,98ha; đất ở là 23,51ha; đất nương rẫy là 10,0ha; đất hoa màu vườn là 253,33 ha còn lại là đất sông suối, đất chưa sử dụng…[4]
Diện tích đất có rừng hiện nay chiếm 95,8% diện tích đất lâm nghiệp của xã trong đó rừng trồng chủ yếu là Luồng và rừng tự nhiên. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 7.994,73 ha, trong đó tổng diện tích trồng Vầu Luồng là 4.459,5 ha. Tổng giá trị thu nhập từ lâm nghiệp chiếm 47% cơ cấu kinh tế của xã. Ngày 05/04/2019, tổ chức GFA đã chính thức cấp Chứng chỉ rừng số hiệu GFA-FM/COC-003404 cho 1.399,2 ha diện tích rừng, trong đó có 1098.3 ha rừng trồng tre Vầu (Indosasa amabilis) và 300,8 ha rừng trồng tre Luồng (Dendrocalamus membranaceus) thuộc xã Tam Thanh.[5]
Hệ thống giao thông của xã được bố trí đến tận các khu rừng quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất cũng như quản lý bảo vệ rừng. Có tổng chiều dài 6 km đường liên xã, thuộc đường giao thông nông thôn loại A nối liền trung tâm xã Tam Thanh với các xã lân cận. Ngoài ra, xã còn có tổng chiều dài 15 km đường liên thôn hiện nay (2021) đã được bê tông hóa đến hầu hết các bản.
Qua địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 217 chạy qua với con dương tuần tra biên giới chạy đến cột mốc H5 tiếp giáp với Lào. Từ trung tâm xã đến bản đầu tiên của Lào khoảng 10 km. Đi qua bản Bôn, Bản Kham, qua trạm kiểm soát biên giới và mốc biên giới rồi đi khoảng 5 km nữa là đến bản Phiềng Phưa của Lào.
Tam Thanh là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Quan Sơn. Cư dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 96%; dân tộc Kinh chiếm 2,6%; dân tộc Mường chiếm 1,4% dân số toàn xã.(Số liệu năm 2018)[4] Tổng dân số xã Tam Thanh theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa tính đến ngày 31/12/2015 là 3.534 người. Trong đó: nam giới 1.793 người, nữ giới 1.741 người; mật độ dân số 36 người/km2.
Các họ tộc phổ biến ở xã Tam Thanh là các dòng họ: Hà, Phạm, Lò, Lữ, Lương, Lộc, Khoang, Vi, Ngân, Dương, Trương, Lê, Bùi, Trịnh.[4]. Trong đó, dòng họ chiếm nhân khẩu đông nhất là họ Hà.
Cư dân người Thái tại xã có hệ thống ngôn ngữ và chữ viết lâu đời, trước năm 1945, vẫn chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình trên tất cả các văn tự. Ngày nay, ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã.
Bên cạnh đó, văn hóa bản địa người Thái được bảo tồn qua các hoạt động như nhảy sạp, hát khặp, khua luống, khèn bè, Pí một…trong các lễ hội địa phương.[4]
Về trang phục truyền thống: Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, nam giới mặc áo cánh ngắn, xẻ ở ngực; quần xẻ đũng áo nam cổ tròn, không có cầu vai, có cúc cài bằng xương hoặc tết bằng vải. Quần áo màu chàm xanh hoặc chàm đen. Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống là áo khóm màu xanh, mặc váy Thái truyền thống.[4]
Một số đặc sản ẩm thực của cư dân người Thái như món Canh uôi, rau nộm canh nậm pịa, cơm lam…..[4]
|ngày truy cập=
và |ngày=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)
|ngày truy cập=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)