Terengganu

Terengganu
登嘉楼
டெரென்க்கனு
—  Bang  —
Terengganu Darul Iman

Hiệu kỳ

Huy hiệu
Khẩu hiệu: Islam Hadhari Terengganu Bestari
Hiệu ca: Terengganu State Anthem
   Terengganu tại    Malaysia
   Terengganu tại    Malaysia
Terengganu trên bản đồ Thế giới
Terengganu
Terengganu
Tọa độ: 4°45′B 103°0′Đ / 4,75°B 103°Đ / 4.750; 103.000
Trực thuộc Sửa dữ liệu tại Wikidata
Thủ phủKuala Terengganu
Kinh đô Hoàng giaKuala Terengganu
Chính quyền
 • Đảng cầm quyềnBarisan Nasional
 • Quốc VươngSultan Mizan Zainal Abidin1
 • Menteri BesarAhmad Said
Diện tích[1]
 • Tổng cộng13.035 km2 (5,033 mi2)
Dân số (2010)[2]
 • Tổng cộng1,015,776
 • Mật độ78/km2 (200/mi2)
Chỉ số phát triển con người
 • HDI (2017)0.791 (cao) (11th)
Múi giờUTC+8
Mã bưu chính20xxx to 24xxx
Mã điện thoại09
Mã ISO 3166MY-11
Biển số xeT
Thực dân Anh kiểm soát1909
Nhật Bản xâm lược1942
Sáp nhập vào Liên bang Mã Lai1948
Websitehttp://www.terengganu.gov.my

Terengganu (phát âm tiếng Mã Lai: [tərəŋganu]; Jawi:ترڠڬانو, tiếng Mã Lai Terengganu: Tranung, tiếng Mã Lai Kelantan - Pattani: Ganu) là một vương quốc Hồi giáo và một bang cấu thành của Malaysia. Thành phố ven biển Kuala Terengganu nằm ở cửa sông Terenganu đóng vai trò vừa là thủ phủ của bang và của vương thất, cũng là thành phố lớn nhất Terengganu. Terenganu nằm ở phía đông bắc của Malaysia Bán đảo, giáp với Kelantan về phía tây bắc, với Pahang ở hướng tây nam và giáp Biển Đông ở phía đông. Một vài hòn đảo xa bờ bao gồm Pulau Perhentian, Pulau Kapas và Pulau Redang cũng thuộc về bang. Tổng diện tích của bang là 13.035 km2 (5.033 dặm vuông Anh).[1]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một vài giả định về nguồn gốc của cái tên "Terengganu". Một giả định cho rằng nguồn gốc của tên gọi này là từ terang ganu", tiếng Mã Lai nghĩa là "cầu vồng sáng chói"[3].

Tên của Terangganu trong tiếng Hoa truyền thống là "丁加奴" (Bính âm: dīngjiānu Hán Việt: Đinh Gia Nô), được chuyển ngữ trực tiếp từ tên trong tiếng Mã Lai. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cộng đồng người Hoa ở Terengganu gia tăng việc phản đối tên gọi này do dễ liên tưởng đến từ "sinh một đứa trẻ mà sẽ trở thành một nô lệ" (tiếng Hoa: 添丁加做奴, Hán Việt: Thiêm đinh gia tố nô). Bởi vậy họ đã kiến nghị thành công với Hội đồng Tiếng Hoa ở Malaysia để đổi tên tiếng Hoa sang "登嘉楼" (Bính âm: dēngjiālóu Hán Việt: Đăng Gia Lâu). Nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tảng đá khắc Terengganu khắc bằng chữ Jawi, miêu tả pháp luật địa phương chịu ảnh hưởng từ Shariah và do vậy là một trong những bằng chứng sớm nhất về ảnh hưởng Hồi giáo tại Malaysia

Với vị trí nằm ven Biển Đông, Terengganu được đảm bảo vị thế trên các tuyến đường mậu dịch từ thời cổ đại. Tường thuật thành văn sớm nhất về khu vực mà nay là Terengganu đến từ các thương nhân và thủy thủ Trung Hoa vào đầu thế kỷ VI CN. Tương tự các quốc gia Mã Lai khác, trong hàng trăm năm trước khi tiếp cận Hồi giáo, Terengganu tuân theo một văn hóa Ấn Độ giáo-Phật giáo, kết hợp với các đức tin thuyết vật linh truyền thống. Dưới ảnh hưởng của Srivijaya, Terengganu giao dịch rộng rãi với Majapahit, Cao Miên và đặc biệt là Trung Hoa.

Terengganu là quốc gia Mã Lai đầu tiên tiếp nhận Hồi giáo, điều này được xác nhận nhờ một phiến đá có niên đại từ năm 1303 với các câu khắc Ả Rập phát hiện được tại Kuala Berang, huyện lỵ của Hulu Terengganu. Terengganu trở thành một quốc gia chư hầu của Melaka, song duy trì quyền tự chủ đáng kể với sự nổi lên của Johor-Riau.

Terengganu trở thành một vương quốc độc lập vào năm 1724. Sultan đầu tiên là Tun Zainal Abidin, em trai của một cựu sultan của Johor, và Johor có tác động mạnh đến chính trị Terengganu trong suốt thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, trong sách Tuhfat al-Nafis, tác giả Raja Ali Haji viết rằng vào năm 1708, Tun Zainal Abidin được lập làm Sultan của Terengganu bởi Daeng Menampuk - còn gọi là Raja Tua - theo quyết định của Sultan Sulaiman Badrul Alam Shah.

Trong thế kỷ XIX, Terengganu trở thành một quốc gia chư hầu của Xiêm La, và gửi cống phẩm hàng năm cho Quốc vương Xiêm La, được gọi là bunga mas. Dưới sự cai trị của Xiêm La, Terengganu trở nên thịnh vượng và hầu như được nhà đương cục tại Bangkok cho tự chủ.

Theo các điều khoản của Hiệp định Anh-Xiêm 1909, quyền lực đối với Terengganu chuyển từ Xiêm sang Anh. Một cố vấn người Anh được bổ nhiệm cho sultan vào năm 1919, và Terengganu trở thành một trong các Quốc gia Mã Lai phi Liên minh. Động thái này rất không được quần chúng địa phương tán thành, và vào năm 1928 người Anh sử dụng vũ lực để đàn áp một cuộc nổi dậy quần chúng.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chiếm đóng Terengganu và chuyển giao chủ quyền lãnh thổ này cùng với Kelantan, Kedah, và Perlis lại cho Thái Lan. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, quyền kiểm soát của Anh tại các quốc gia Mã Lai này được phục hồi. Terengganu trở thành một thành viên của Liên bang Malaya vào năm 1948, và là một bang của Malaya độc lập vào năm 1957.

Sau nhiều thập liên nắm dưới quyền cai trị của liên minh Barisan Nasional (Mặt trận Dân tộc), Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) lên nắm quyền trong tổng tuyển cử năm 1999, khiến Terengganu trở thành bang thứ nhì tại Malaysia do một đảng Hồi giáo cầm quyền. Tuy nhiên, trong tổng tuyển cử năm 2004, Barisan Nasional lại chiến thắng tại Terengganu.

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]

Terengganu có dân số 1.015.776 tính đến năm 2010.[2] Tính đến năm 2006, người Mã Lai chiếm 94,7% dân số, người Hoa chiếm 2,6%, người Ấn chiếm 0,2% và các dân tộc khác chiếm 2,4% còn lại.[4] Năm 2000, 48,7% dân số toàn bang cư trú tại đô thị; đa số cư dân cư trú tại nông thôn.[5] Theo điều tra nhân khẩu năm 2005, tỷ lệ có biến đổi đáng kể với 51% cư dân cư trú tại các khu vực đô thị và 49% cư dân cư trú tại các khu vực nông thôn.[5]

Cư dân Terengganu về đại thể nói tiếng Mã Lai Terengganu, nó khác biệt với tiếng Mã Lai tiêu chuẩn và tiếng Mã Lai Kelantan, sống những người tại huyện Besut và quần đảo Perhentian nói tiếng Kelantan. Những người cư trú tại Hulu Terengganu có phương ngữ riêng. Cư dân người Hoa tại Terengganu chủ yếu là người gốc Mân Nam và hầu hết sử dụng tiếng Mân Nam làm ngôn ngữ thứ nhất, song lượng người nói Quan thoại đang gia tăng. Người Ấn tại Terengganu chủ yếu nói tiếng Tamil. Tồn tại các ngôn ngữ Orang Asli như BatekSemoq Beryli, chúng được nói tại các khu vực nội lục của Terengganu.

Tôn giáo tại Terengganu - Điều tra 2010[6]
Tôn giáo Tỷ lệ
Hồi giáo
  
96.9%
Phật giáo
  
2.5%
Ấn Độ giáo
  
0.2%
Cơ Đốc giáo
  
0.2%
Không tôn giáo & Khác
  
0.2%

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Terengganu được chia thành bảy huyện (gọi là Daerah trong tiếng Mã Lai):

Các huyện của Terengganu.
Huyện Diện tích (km²) Dân số

(2006)[4]

Huyện lị Mật độ
Besut 1.233 145.324 Kampung Raja 118
Dungun 2.736 159.996 Kuala Dungun 58
Hulu Terengganu 3.874 73.912 Kuala Berang 19
Kemaman 2.536 174.876 Chukai 69
Kuala Nerus -- -- Kuala Nerus --
Kuala Terengganu 605 361.801 Kuala Terengganu 598
Marang 667 102.470 Marang 154
Setiu 1.304 61.907 Bandar Permaisuri 47

Terengganu từng là bang nghèo nhất Malaysia cho đến khi dầu mỏ và khí đốt được phát hiện trên vùng biển ngoài khơi của bang. Ngành kinh tế chính của Terengganu giờ đây là dầu khí. Có các tổ hợp hóa dầu lớn gần Paka và Kerteh, kéo theo nhiều liên doanh giữa công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas và các công ty đa quốc gia. Du lịch và thủy sản cũng là các ngành kinh tế chính ở Terenganu, một bang có bờ biển dài. Nông nghiệp cũng giữ một vai trò quan trọng, với chuối, chôm chôm, sầu riêng, dưa hấu và các loại hoa quả và rau theo mùa. Terenganu cũng từng có tiếng với ngành đóng tàu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. 27. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ a b “Laporan Kiraan Permulaan 2010”. Jabatan Perangkaan Malaysia. tr. iv. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2011.
  3. ^ "Data asas dan sejarah ringkas negeri Terengganu Darul Iman". Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ a b “Terengganu Basic Data” (bằng tiếng Mã Lai). Malaysian Consensus Department. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ a b “Data Asas Negeri 2006” (bằng tiếng Mã Lai và English). Unit Perancang Ekonomi Negeri. 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ “2010 Population and Housing Census of Malaysia” (PDF) (bằng tiếng Mã Lai và English). Department of Statistics, Malaysia. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) p. 13

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Tổng hợp các bài hát trong Thor: Love And Thunder
Âm nhạc trong Thor - Love And Thunder giúp đẩy mạnh cốt truyện, nâng cao cảm xúc của người xem
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Nguồn gốc của mâu thuẫn lịch sử giữa hồi giáo, do thái và thiên chúa giáo
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ và bao trùm mọi mặt của đời sống
Tìm hiểu tổ chức Shadow Garden -  The Eminence In Shadow
Tìm hiểu tổ chức Shadow Garden - The Eminence In Shadow
Shadow Garden (シャドウガーデン, Shadou Gāden?) là một tổ chức ẩn bí ẩn được thành lập bởi Cid Kagenō còn được gọi là Shadow.
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Tìm hiểu về Chainsaw Man anime trước khi xem
Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới giả tưởng nơi tồn tại những con quái vật được gọi là ác quỷ, và thế giới này đang phải chịu sự tàn phá của chúng.