Thân vương quốc Polotsk

Công quốc Polotsk
Tên bản ngữ
  • Полацкае княства
987–1397
Seal Polotsk
Seal
Vị trí Minsk và Polotsk
Vị trí Minsk và Polotsk
Tổng quan
Vị thếChư hầu của Rus' Kiev trong 20 năm (1001–1021) trong 410 năm tồn tại.
Thuộc quốc của Đại công quốc Lietuva từ năm 1307
Thủ đôPolotsk
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Slav Đông cổ
Tôn giáo chính
Chính thống giáo Đông phương
Chính trị
Chính phủCông quốc
Vương công Polotsk 
• 1044–1101
Vseslav
Lập phápVeche
Lịch sử 
• Thành lập
987
• nhập vào Đại công quốc Lietuva
1397
Kế tục
Đại công quốc Lietuva Đại công quốc Lietuva
Hiện nay là một phần của
Danh sách
Vị trí Polocensis Ducatus trên bản đồ Litva của Gerardus Mercator.

Công quốc Polotsk (Belarus: По́лацкае кня́ства; Nga: По́лоцкое кня́жество; Latinh: Polocensis Ducatus), còn được gọi là Polotsk Rus ',[1] là một công quốc thời Trung cổ của người Slav Đông.[2] Biên niên sử Rus đề cập đến việc Polotsk bị Vladimir Vĩ đại chinh phục,[3] và sau đó nó gắn liền với triều đại RurikKiev Rus'.

Công quốc được cho là được thành lập xung quanh thị trấn cổ Polotsk (Polatsk hiện đại, Belarus) bởi liên minh bộ lạc của người Krivich. Vào nửa sau của thế kỷ 10, Polotsk được cai trị bởi người địa phương; với nhà cai trị đầu tiên được đề cập trong biên niên sử là nhân vật bán huyền Rogvolod (? –978), vốn được biết đến nhiều hơn với vị thế là cha của Rogneda, vợ của Vladimir Vĩ đại. Công quốc từng rơi vào rất nhiều cuộc khủng hoảng kế vị từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 12 và một cuộc chiến tranh với lãnh địa Novgorod. Đến thế kỷ 13, nó được hợp nhất vào Đại công quốc Lietuva.

Vào thời kỳ cực thịnh, lãnh thổ công quốc trải dài trên phần lớn miền bắc và miền trung Belarus và một phần nhỏ hơn của đông nam Latvia ngày nay, bao gồm (ngoài Polotsk) các thị trấn sau: Vitebsk, Drutsk, Minsk, Izjaslaw (nay là Zaslawye), Lahojsk, Barysaw, Brachyslaw (nay là Braslaw), Kukeinos (nay là Koknese) và một số thị trấn khác. Thủ phủ của công quốc là thành phố Polotsk (Polesk), nay là trung tâm khu vực của vùng Vitebsk của Belarus.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời điểm thành lập công quốc Polotsk không được ghi nhận một cách chính xác. Những đề cập đầu tiên đến Polotsk vào giữa thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên về một thị trấn lớn của người Ruthenes bên sông Tây Dvina.[4] Theo các nhà nghiên cứu, lãnh địa được hình thành theo sự phát triển của cộng đồng cai trị địa phương. Sử thi Gesta Danorum của Saxo Grammaticus từng đề cập việc vua Frotho I, con trai của Hadingus, người đã dùng thủ đoạn xảo quyệt lừa bắt giết vua Polotsk là Vespasius vì "không thể chinh phục thành phố bằng vũ lực (viribus inuictam [sc. urbem])".[5]

Năm 862, Polotsk lần đầu tiên được nhắc đến trong Biên niên sử sơ kỷ như là một thị trấn trong vương quốc của Novgorod Rus', cùng với Rostov và Beloozero.[6] Điều này có lẽ tương ứng với việc Oleg xứ Novgorod dời đô đến Kiev, quyền lực của các vương công Kiev đã mở rộng ảnh hưởng sang lãnh địa Novgorod. Theo Biên niên sử Nikon, một vương công Kiev là Askold đã chiếm được Polotsk năm 872. Tuy thế, có lẽ ban đầu lãnh địa Polotsk được cai trị bởi một triều đình địa phương, không phải bởi quan cai trị được bổ nhiệm từ Kiev. Vị thế chính quyền địa phương là kết quả của quá trình tiến hóa chính trị địa phương trong liên minh các bộ tộc Krivich địa phương từ sơ kỳ Đông Slav.

Công quốc Polotsk trong Kiev Rus' vào thế kỷ 11

Lần thứ hai Polotsk được nhắc đến là một thế kỷ sau đó, vào năm 980, khi người cai trị nó là một lãnh chúa Varyag, có tên là Rogvolod (hoặc Ragnvald trong tiếng Bắc Âu cổ). Biên niên sử cho biết ông đã đến Polotsk "từ nước ngoài", một cụm từ thường dùng để chỉ người Varyag. Trước đó, năm 972, sau khi Đại vương công Kiev, Sviatoslav I, qua đời, đã có một cuộc tranh giành quyền lực giữa hai con trai của ông: Vương công Novgorod Vladimir và Vương công Kiev Yaropolk. Cả hai đều hy vọng vào sự hỗ trợ chính trị và quân sự từ Polotsk. Để đạt được điều này, Vladimir đã cầu hôn Rogneda, con gái nhỏ của Rogvolod. Hôn sự bị từ chối, do đó biến Polotsk trở thành đồng minh của Yaropolk. Sau đó, Vladimir tiến hành chiến tranh chống lại Polotsk. Theo những truyền thuyết đầy màu sắc được ghi lại trong Biên niên sử, Vladimir đã chiếm thành phố, cưỡng hiếp Rogneda trước mặt cha mẹ bà, sau đó giết cả gia đình bà và thiêu rụi thành phố. Rogneda được đưa đến Kiev để làm vợ của Vladimir. Do đó triều đại địa phương đã bị diệt vong.[7]

Sau khi Vladimir cải sang Cơ đốc giáo vào năm 988 và lấy Anna Porphyrogeneta làm vợ, ông phải ly dị tất cả những người vợ trước của mình, bao gồm cả Rogneda. Theo Biên niên sử Laurentian, do tác động của các boyar, Vladimir đã quyết định khôi phục lãnh địa Polotsk đã bị phá hủy.[8][9] Ông ta đã cho đày Rogneda (bấy giờ đã cải đạo với tên Anastasia) và con trai bà là Izyaslav, đến thị trấn Iziaslav mới được xây dựng.

Thời kỳ đầu Izyaslav cai trị cùng với mẹ mình. Khi trưởng thành, ông đã cho xây dựng lại thủ phủ Polotsk bên bờ sông Palata một cách kiên cố hơn. Công quốc Polotsk được xem như chính thức được thành lập giai đoạn này, và được cai trị bởi nhánh chính của triều đại Rurik.[10]

Chư hầu độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1001, con trai của Izyaslav, Bryachislav, lên kế vị. Từ thời điểm này, các vùng của công quốc được cải đạo sang Cơ đốc giáo Chính thống giáo Đông phương, mà theo sử thi Saga của Iceland, là do công của nhà truyền giáo người Iceland Viking Thorvald Konradsson, người được Hoàng đế Constantinople Basíleios II chứng nhận là "đại diện toàn quyền của Byzantium tại các thành phố của Nga ở Đông Baltic".[5]

Vào thời điểm này, lãnh địa Polotsk đã chiếm một phần lãnh thổ khá rộng lớn của Tây Bắc Nga, nằm trong lưu vực của con sông Tây Dvina, thượng nguồn sông BerezinaNeman. Sự thuận tiện giao thông giữa vùng Thượng sông Dnepr và trung lưu của Tây Dvina đã cung cấp khả năng vận chuyển hàng hóa thuận tiện từ Biển Đen đến Baltic, mang lại lợi ích to lớn cho công quốc Polotsk. Sự thịnh vượng của nó phần lớn được tạo điều kiện thuận lợi bởi nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, cũng như sản xuất sắt, nơi cung cấp rất nhiều quặng ở đầm lầy và hồ địa phương.

Dưới sự cai trị của Bryachislav, Polotsk đã cố gắng tạo khoảng cách với Kiev.[11] Để mở rộng lãnh địa, Bryachislav đã cho sáp nhập vào Polotsk vùng đất nằm giữa Tây Dvina và Dysna, nơi Bryachislav lớn lên (nay là vùng xung quanh đô thị Braslaw). Căng thẳng càng trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là, theo luật nhà Đông Slav, do Izyaslav lên ngôi trước cha mình và không bao giờ trị vì ở Kiev, con cháu của ông từ Polotsk đã mất quyền kế vị đối với ngai vàng ở Kiev. Năm 1021, Bryachislav tấn công Novgorod, cướp bóc được rất nhiều tù nhân và chiến lợi phẩm. Tuy nhiên, khi trên đường trở về, ông đã bị người chú của mình là Yaroslav phục kích và đánh bại tại sông Sudoma, bỏ lại toàn bộ chiến lợi phẩm cho kẻ chiến thắng. Tuy nhiên, vào năm sau, theo các điều khoản của hiệp ước hòa bình, Bryachislav được sát nhập hai thành phố vào công quốc của mình là VitebskUsvyaty. Mặc dù vậy, bất chấp hiệp định hòa bình này, sự thù địch giữa 2 dòng tộc cùng gốc vẫn không dừng lại. Trong hai thế kỷ tiếp theo, cả hai dòng tộc vẫn tiếp tục xung đột với nhau, dù ít thay đổi tình thế. Công quốc Polotsk vẫn tiếp tục được cai trị bởi hậu duệ của Izyaslav. Còn tất cả các vùng đất khác của Kiev Rus' đều nằm dưới quyền kiểm soát của các vương công là hậu duệ của Yaroslav.

Cực thịnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình Nhà thờ Sankt Sophia ở Polotsk (được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 18)

Thời kỳ vàng son của Polotsk Trung cổ gắn liền với sự cai trị của con trai Bryachislav, Vseslav (1044–1101).[12] Ông bắt đầu triều đại của mình bằng cách mở rộng lãnh thổ của công quốc mình. Tại vùng Baltic, các bộ tộc ngoại giáo gồm Livy, Zemgaly, Kursy, Latgaly, SelyLitva đều thần phục Polotsk. Ở phía nam, các vùng đất phía bắc của các bộ tộc Dregovichi đều bị xâm chiếm.[13] Trong thời gian này, Polotsk trở thành một trung tâm thương mại, đóng vai trò là địa điểm trung chuyển giữa các vùng đất khác của Kiev Rus' và Scandinavia. Nó cũng khẳng định vị thế độc lập cân bằng giữa Kiev, Novgorod và người Varyag. Sử thi Saga Bắc Âu đương thời mô tả thị trấn là thành lũy kiên cố nhất trong số thành bang Kiev Rus'. Nhà thờ Sankt Sophia ở Polotsk - được Vseslav xây dựng từ năm 1044 đến năm 1066 - là biểu tượng của tư tưởng độc lập của Polotsk, sánh ngang với các nhà thờ cùng tên ở Novgorod và Kiev và đề cập đến nhà thờ Hagia Sophia ban đầu ở Constantinopolis (và do đó yêu sách về uy tín, thẩm quyền và chủ quyền của đế quốc).

Các hậu duệ của Izyaslav cai trị công quốc Polatsk độc lập với Đại vương công Rus', chỉ là công nhận danh nghĩa sức mạnh của triều đình Rurik. Khi mới lên ngôi, Vseslav cũng sống hòa thuận với những người anh em Yaroslavich. Và thậm chí vào năm 1060, họ đã cùng tham gia vào chiến dịch chống lại quân Torks. Tuy nhiên sau đó, Vseslav bắt đầu tiếp tục chính sách của cha ông, tiến hành một cuộc đấu tranh tích cực với Kiev để giành quyền bá chủ ở Tây Bắc nước Nga Trung cổ. Nhân các cuộc xung đột giữa các vương công Kiev, Vseslav tìm cách thu lợi giữa các phe phái và thoát ly ảnh hưởng của Kiev và điều hành các công việc của công quốc một cách độc lập. Về chính sách nội bộ, Vseslav chủ trương củng cố các thành lũy cũ, xâu dựng thêm các thành lũy mới, đặc biệt là các pháo đài ở biên giới.[14] Ông cũng ủng hộ giáo hội Chính thống giáo tại công quốc của mình.[15]

Năm 1065, Vseslav bất ngờ tấn công vào Pskov. Tuy thất bại, ông ta lại tiếp tục thực hiện một cuộc đột kích tàn khốc vào Novgorod vào năm 1066 hoặc 1067. Trên đường trở về, cũng giống cha mình, ông bị người chú Izyaslav Yaroslavich phục kích và đánh bại trong trận chiến sông Nemiga gần Minsk. Tuy Vseslav thoát được, nhưgn sau đó ông đã bị các vương công Yaroslavovich dùng mưu mô xảo quyệt bắt được và đưa ông đến Kiev để giam cầm. Tuy nhiên, vào năm 1068, quân Polovtsy do thủ lĩnh Khan Sharukan chỉ huy đã tấn công vào lãnh thổ Kiev Rus'. Đại bại trong trận chiến sông Alta, Izyaslav cùng các anh em mình bỏ chạy, để lại Kiev mà không có sự bảo vệ. Nổi giận trước hành vi của các Yaroslavich, ngày 15 tháng 9 năm 1068, những người Kiev đã phá hủy lâu đài và nhà ngục của Izyaslav, trả tự do cho Vseslav và bầu ông làm Đại công tước Kiev.

Sau khi cầu được viện quân từ Ba Lan, tháng 4 năm 1069, Izyaslav đã trở lại, đánh đuổi Vseslav khỏi Kiev, đồng thời tuyên bố phong cho con trai mình là Mstislav làm vương công cai trị Polotsk. Tuy nhiên, Mstislav qua đời sau đó không lâu. Izyaslav phong cho một người con trai khác của mình là Svyatopolk làm vương công Polotsk.

Về phía Vseslav, ông đào thoát về lãnh địa Polotsk, liên kết với các thủ lĩnh bộ tộc, chiêu mộ một đội quân từ họ và tìm cách tấn công vào Novgorod, nhưng bị đánh bại. Năm 1071, ông chiếm được Polotsk và cầm cự tại đó, dù từng thua trận trước quân Izyaslavich tại Golotichesk. Năm 1073, những người anh em của Izyaslav, SvyatoslavVsevolod, đã nổi loạn và trục xuất Izyaslav khỏi Kiev. Cuộc thay đổi ngôi vị này chỉ làm gián độc một thời gian trước khi cuộc chiến khốc liệt giữa Vseslav và Vsevolod bùng lên trong những năm 1077-1078. Cuộc chiến này được con trai của Vsevolod là Vladimir Monomakh tiếp tục. Năm 1083, Vladimir đã gần như tàn phá tan hoang Polotsk.

Công quốc Polotsk vào thế kỷ XII

Sau thất bại trong Trận chiến trên sông Nemiga và bị giam lỏng, Vseslav qua đời, và vương quốc bị chia cắt cho những người con trai còn sống của ông. Polotsk bị chia cắt thành nhiều thái ấp nhỏ khác nhau - Công quốc Minsk, Công quốc Vitebsk, Công quốc Druck, Công quốc JersikaCông quốc Koknese. Các vương tử đã tiến hành các cuộc chiến tranh chống lẫn nhau để cố gắng khẳng định quyền kiểm soát đối với Polotsk. Cuối cùng những người cai trị Vitebsk đã chiến thắng. Trong một thời gian ngắn, Công quốc Smolensk lân cận cũng tuyên bố quyền kiểm soát một số vùng đất của Polotsk.

Bắt đầu từ giữa thế kỷ 12, các vùng đất ở phía Tây của Polotsk đã có những thay đổi. Pháo đài Riga trở thành căn cứ quân sự chính của Dòng tu Hiệp sĩ Thập tự Livonia. Năm 1209, quân viễn chinh Đức chinh phục các thủ phủ Jersika và Koknese ở phía đông nam của Latvia ngày nay, nơi trước đây thuộc quyền kiểm soát của Polotsk, buộc Polotsk cho phép các thương nhân Đức đi lại tự do vào năm 1212 và chấm dứt các cuộc triều cống của người Livonia. Năm 1227 Smolensk nhượng Polotsk theo hiệp ước cho thành phố Riga.

Đầu thế kỷ 13, các hiệp sĩ Teuton đã thay thế dần ảnh hưởng của Polotsk trên các lãnh địa phía Tây, nhưng mối quan hệ lịch sử của những vùng này với Polotsk vẫn còn rất mạnh mẽ và kéo dài thêm 700 năm nữa, mặc dù vai trò của chúng sớm chuyển sang vai trò khác. Những người ngoại giáo cuối cùng của châu Âu, những chiến binh dũng cảm và khéo léo, người Litva ban đầu phục vụ Polotsk như những đội quân phụ lực trong các cuộc chiến của Polotsk với các hiệp sĩ Teuton và các quốc gia Đông Slavic khác; nhưng từ năm 1183, họ đã từ chối tuân theo chế độ thống trị và thành lập nhà nước của riêng mình.

Sách Phúc âm Orsha được tạo ra ở Polotsk trong thời kỳ suy tàn của thị trấn vào thế kỷ 13.

Biên niên sử khẳng định liên minh và chính sách chiến dịch quân sự thống nhất của Polotsk và Litva. Ví dụ, Biên niên sử Novgorod thông báo về "Izyaslav đã được đặt làm Knyaz ở Luki và bảo hộ Novgorod từ người Litva" vào năm 1198 trong khi Luki nằm ở phía đông từ Polotsk.[16]

Công quốc Polotsk thoát khỏi cuộc xâm lược của người Mông Cổ đối với Rus' vào năm 1237–1239. Tuy nhiên, những người Litva ngoại giáo bắt đầu hợp nhất các vùng đất của công quốc, vào năm 1240, Polotsk trở thành một phần của Đại công quốc Lietuva. Nó chính thức trở thành một phần của Litva vào năm 1307, mặc dù nó vẫn giữ một số mức độ tự trị địa phương cho đến những năm 1390. Sau đó, công quốc bị bãi bỏ và trở thành một phần của Połock Voivodeship.

Quốc huy của Połock và Witebsk Voivodships ở Đại công quốc Lietuva

Các đời vương công cai trị công quốc Polotsk

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các nhà cai trị Polotsk, được ghi nhận tồn tại từ nửa sau thế kỷ 10 cho đến năm 1387.[17] Hầu hết được ghi nhận trong "Sách nhung" (Бархатная книга).[18]

  • Vespasy (Веспасий; khoảng thế kỷ V-VI): nhân vật huyền thoại.[19]
  • Rogvolod (Рогволод; ? - 978).
Dòng Izyaslavichi Polotsk
  • Izyaslav Vladimirovich (Изяслав Владимирович; khoảng 987 - 1001)
  • Vseslav Izyaslavich (Всеслав Изяславич; 1001-1003)
  • Bryachislav Izyaslavich (Брячислав Изяславич; 1003-1044)
  • Vseslav Bryachislavich (Всеслав Брячиславич; 1044-1068)
Dòng Rurikovichi (nhánh Turov)
  • Mstislav Izyaslavich (Мстислав Изяславич; 1069)
  • Svyatopolk Izyaslavich (Святополк Изяславич; 1069-1071)
Dòng Izyaslavichi Polotsk
  • Vseslav Bryachislavich (Всеслав Брячиславич; lần 2: 1071-1101)

Năm 1101, Công quốc Polotsk được chia, có lẽ thành 6 tiểu quốc. Tuy nhiên, ai là người cai trị chính thức Polotsk, cũng như triều đại của họ, vẫn còn gây tranh cãi trong giới sử học.

  • Rogvolod-Boris Vseslavich (Рогволод-Борис Всеславич; 1127-1128)
  • Davyd Vseslavich (Давыд Всеславич; 1128-1129)
Dòng Monomakhovichi
  • Izyaslav Mstislavich (Изяслав Мстиславич; 1129-1132)
  • Svyatopolk Mstislavich (Святополк Мстиславич; 1132)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Vitebsk)
  • Vasilko Svyatoslavich (Василько Святославич; 1132-1144)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Drutsk)
  • Rogvolod-Vasily Borisovich ('Рогволод-Василий Борисович; 1144-1151)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Minsk)
  • Rostislav Glebovich (Ростислав Глебович; 1151-1159)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Drutsk)
  • Rogvolod-Vasily Borisovich ('Рогволод-Василий Борисович; lần 2: 1159-1162)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Vitebsk)
  • Vseslav Vasilkovich Vitebsky (Всеслав Василькович Витебский; 1162-1167)[20]
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Minsk)
  • Volodar Glebovich Minsky (Володарь Глебович Минский; 1167)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Vitebsk)
  • Vseslav Vasilkovich Vitebsky (Всеслав Василькович Витебский; lần 2: 1167 - sau 1180)
  • Boris Davydovich (Борис Давыдович; sau 1180-1184 - 1186)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Minsk)
  • Vladimir (Владимир; 1184-1186-1216)[21][22]
  • Vasilko (Василько; 1216-1220)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Drutsk)
  • Boris Drutsky (Борис Друцкий) và Gleb Drutsky (Глеб Друцкий): những năm 1220 - 1222.
Dòng Rostislavichi (nhánh Smolensk)
  • Svyatoslav Mstislavich (Святослав Мстиславич; 1222-1232)
Dòng Izyaslavichi Polotsk (nhánh Vitebsk)
  • Bryachislav Vasilkovich (Брячислав Василькович'; 1232 - sau 1241 đến 1248)[23]
Các vương công Litva
  • Tovtivil (Товтивил; không muộn hơn năm 1252 - 1263), con rể của Bryachislav Vasilkovich, cháu trai của Mindaugas.
  • Konstantin Bezruky (Константин Безрукий; 1264),[21] có lẽ là con trai của Bryachislav Vasilkovich.
  • Izyaslav Vitebsky (Изяслав Витебский; 1264)
  • Gerden (Гердень; 1264-1267)
  • Izyaslav Vitebsky (Изяслав Витебский; lần 2: 1267 -?)
  • Constantine Bezruky (Константин Безрукий; lần 2: 1270-1280 - c. 1290)
Dòng Gediminovichi
  • Voin (Воин; 1307-1336)
  • Vasily (Василий; 1326)[24]
  • Narimont-Gleb Gediminovich (Наримонт-Глеб Гедиминович; 1336-1345)
  • Andrey Olgerdovich (Андрей Ольгердович; 1345-1377)
  • Skirgailo (Ivan) Olgerdovich (Скиргайло (Иван) Ольгердович; 1377-1382)
  • Andrey Olgerdovich (Андрей Ольгердович; 1382-1387)

Năm 1504, Công quốc Polotsk được chuyển đổi thành một tỉnh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Linda Gordon (1983): Cossack Rebellions: Social Turmoil in the Sixteenth Century Ukraine (p. 241)
  2. ^ Fennell, J. (2014). The Crisis of Medieval Russia 1200–1304. Longman History of Russia. Taylor & Francis. tr. 17. ISBN 978-1-317-87314-3. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ Feldbrugge, Ferdinand J. M. (ngày 20 tháng 10 năm 2017). A History of Russian Law: From Ancient Times to the Council Code (Ulozhenie) of Tsar Aleksei Mikhailovich of 1649 (bằng tiếng Anh). BRILL. tr. 27. ISBN 9789004352148.
  4. ^ Орлов В. А., Саганович Г. Н. (2001). Десять веков белорусской истории (862-1818): События. Даты, Иллюстрации. Вильня: Наша Будучыня. ISBN 9986-9229-5-3 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Джаксон Т. Н. (2001). “8. «Palteskja ok þat ríki allt, er þar liggr til»”. Austr í görðum. Древнерусские топонимы в древнескандинавских источниках. Bản mẫu:М: Языки славянской культуры. ISBN 5-94457-022-9. Đã bỏ qua tham số không rõ |serial= (trợ giúp)
  6. ^ Повесть временных лет, Лаврентьевский список
  7. ^ Janet Martin, Medieval Russia 980-1584 (Cambridge: Cambridge University Press, 1995), 1.
  8. ^ Лаврентьевская летопись
  9. ^ // ПСРЛ. — 1989. т. 38.
  10. ^ Самсонова М. Н. Рогволод и Рогнеда: скандинавские корни полоцкой княжеской династии // Alba Ruscia: белорусские земли на перекрестке культур и цивилизаций (X—XVI вв.) (Серия «Исторические исследования».) — М.: Квадрига, 2015. /Отв. ред. А. В. Мартынюк. — 256 с. — С. 25—26.
  11. ^ Martin, Medieval Russia, 27.
  12. ^ Martin, Medieval Russia, 29.
  13. ^ Геннадий Семенчук. «Усяслаў Брачыславіч, князь полацкі (штрыхі да гістарычнага партрэта)» с. 9 — 11
  14. ^ “Всеслав Брачиславич, князь Полоцкий — Інстытут беларускай гісторыі і культуры”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020. no-break space character trong |tựa đề= tại ký tự số 36 (trợ giúp)
  15. ^ Татищев, В. Н. История Российская: в 3 т. — М.-Л.,, 1963.. — С. Т. 2. С. 109..
  16. ^ Michell, Robert; Shakhmaton, A.A; Forbes, Nevill; Beazley, C. Raymond (Charles Raymond) (1914). The chronicle of Novgorod, 1016–1471. London, Offices of the society. tr. 41.
  17. ^ Список правителей и годы их правления в период 1132—1307 годов могут быть неточными.
  18. ^ Н. Новиков. Родословная книга князей и дворян Российских и выезжих (Бархатная книга). В 2-х частях. Часть I. Тип: Университетская тип.  1787 г. Полоцкие и Литовские князи. стр. 48-50.
  19. ^ Саксон Грамматик. Деяния данов. Книга II, 1
  20. ^ Ипатьевская летопись
  21. ^ a b Д. Н. Александров, Д. М. Володихин, Борьба за Полоцк между Литвой и Русью в XII—XVI веках”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010. no-break space character trong |title= tại ký tự số 5 (trợ giúp)
  22. ^ Володихин Д. Еще раз о княжеской власти в средневековом Полоцке // Вопросы истории, № 4-5, 2000. С. 173—175.
  23. ^ Носевич В., ПАКАЛЕННЕ ПЕРШАЕ: МІНДОЎГ (1230-ыя — 1250-ыя гады)
  24. ^ http://magister.msk.ru/library/history/karamzin/kar04_08.htm Н. М. Карамзин, История государства Российского

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Алексеев Л. В. Полоцкая земля // Древнерусские княжества X—XIII вв. — М., 1975. С.202—239.
  • Славянская энциклопедия. Киевская Русь — Московия: в 2 т. / Автор-составитель В. В. Богуславский. — М.: ОЛМА-ПРЕСС, 2001. — 5000 экз. — ISBN 5-224-02249-5.
  • Войтович Л. В. Рюриковичі. Ізяславичі полоцькі // Князівські династії Східної Європи (кінець IX — початок XVI ст.): склад, суспільна і політична роль. Історико-генеалогічне дослідження (укр.). — Львів: Інститут українознавства ім. І. Крип’якевича, 2000. — 649 с. — ISBN 966-02-1683-1.
  • Данилович В. Е. Очерк истории Полоцкой земли до конца XIV столетия. — К., 1896. 731 с.
  • Н. В—н—в. Полоцкие князья // Русский биографический словарь: в 25 томах. — СПб.—М., 1896—1918.
  • Рыжов К. В. Все монархи мира. Россия. — М.: Вече, 1998. — 640 с. — 16 000 экз. — ISBN 5-7838-0268-9.
  • Богуславский В. В. Славянская энциклопедия. Киевская Русь — Московия: в 2 т. — М.: Олма-Пресс, 2001.
  • Martin, Janet, Medieval Russia, 980-1584, Cambridge: Cambridge University Press, 1995
  • “Belarus: Polotsk”. Obsidian’s Lair: Regnal Chronologies. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2009. Chú thích có các tham số trống không rõ: |description=|datepublished= (trợ giúp)
  • Polotsk princes on litopys.org.ua
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghe nói cậu là cung cự giải
Nghe nói cậu là cung cự giải
Đây là 1 series của tác giả Crystal星盘塔罗, nói về 12 chòm sao.
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Review phim Our Beloved Summer (2021) - Mùa Hè Dấu Yêu Của Chúng Ta
Mình cũng đang đổ đứ đừ đừ phim này và ngóng trông tập mới tối nay đây. Thực sự mê mẩn luôn ấy. Nó có sự cuốn hút khó tả luôn ấy
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Những cá thể độc tôn mạnh mẽ nhất trong Tensura, hiện nay có tổng cộng 4 Long Chủng được xác nhận
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Nhân vật Zesshi Zetsumei - Overlord
Zesshi Zetsumei (絶 死 絶命) là người giữ chức vị đặc biệt trong tổ chức Hắc Thánh Kinh.