Thích Nguyên Tạng

Thích Nguyên Tạng
Ngày sinh: 05 tháng 12 năm 1967
Nơi sinh: Khánh Hoà, Việt Nam Cộng hòa
Tên thật: Võ Văn Nhân
Trường phái: Vietnamese Mahayana Buddhism
Nhánh: Lin-Chi or Rinzai (Zen) school. Dòng phái Lâm Tế đời thứ 44
Lineage: Pháp Phái Liễu Quán- Thế hệ thứ 10
Order: The Unified Vietnamese Buddhist Congregation Of Australia - New Zealand
Têns/Honors: Senior Venerable
Quote: Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả; Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay. (The Four Great Debts you borrowed should try to pay back; The Three Woe Realms be away your next life not to be trapped).

Thích Nguyên Tạng, là một tu sĩ Phật giáo người Úc gốc Việt, pháp tự Tịnh Tuệ, pháp hiệu Phổ Trí là một tu sĩ Phật giáo, chủ biên trang nhà Quảng Đức[1]. Đồng thời ông là một tác giả và dịch giả của nhiều tài liệu liên quan đến Phật giáolịch sử[2].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 5 tháng 12 năm 1967 tại Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Xuất gia năm 1980 tại Chùa An Dưỡng, Nha Trang, ông thọ giới Sa di năm 1985 và thọ giới Cụ túc năm 1988. Năm 1987, Thích Nguyên Tạng vượt biên trái phép ra nước ngoài nhưng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ[3]. Sau đó, ông theo học và tốt nghiệp Trường Cơ bản Phật học Vĩnh Nghiêm năm 1992, trường Đại học Sư phạm (ngành ngoại ngữ Anh) năm 1995 và trường Cao cấp Phật học năm 1997. Sau khi đến Úc định cư vào năm 1998, ông đã học và lấy bằng Cử nhân Xã hội học tại Đại học La Trobe năm 2006. Thích Nguyên Tạng có một anh ruột là Hòa Thượng Thích Tâm Phương (định cư tại Úc đầu năm 1987), hiện là trụ trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu và một em gái tên là Võ Thị Huệ, cũng đang sinh sống tại tiểu bang Victoria, Úc Đại Lợi

Từ năm 1990 ông là cộng tác viên cho báo Giác Ngộ, cho đến năm 1998. Ông cũng là Phó Trụ trì Tu viện Quảng Đức (Trụ trì là Hòa Thượng Thích Tâm Phương). Ông đến định cư tại Úc theo diện truyền giáo (Minister of Religion)[4]. Hiện nay ông đang là Tổng Thư ký của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan.[5]. Vào ngày 17-7-2009, tại Khóa An Cư Kiết Đông tổ chức tại Chùa Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu, ông được Hội đồng Giáo Phẩm Trung ương của Giáo hội chính thức tuyên bố và trao quyết định tấn phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa.[6]

Đầu tháng 7-2014, Thượng tọa Thích Nguyên Tạng chính thức được GHPGVNTN Hải Ngoại tại UÐL-TTL & bào huynh HT Thích Tâm Phương bổ nhiệm làm Trụ trì Tu Viện Quảng Đức.

Nghiên cứu - Dịch thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Website Quangduc.com đã được ông cho mở vào mùa Phật đản năm 1999, một website Phật giáo với hơn 60 tiết mục gồm chuyên đề: Kinh, Luật, Luận tới nghệ thuật, thơ văn.v.v... với sự đóng góp của Chư Tôn Đức và nhiều phật tử trên toàn thế giới..., website này đã có hơn một triệu lượt truy cập[7]. Ông cũng là một tác giả và dịch giả của nhiều tài liệu liên quan đến Phật giáo quốc tế, các chủ đề khác như lịch sử, Sức Mạnh Của Lòng Từ, Phật giáo Khắp Thế giới, chết & tái sinh...

Đặc biệt quyển ChếtTái Sinh do ông soạn dịch, đã được xuất bản lần đầu tiên 1000 cuốn tại Sài Gòn vào tháng 10 năm 2000, sau 2 tháng sách phát hành hết. Nội dung sách ghi lại cuộc tham vấn giữa Thượng tọa Pende Hawter và các Lạt Ma Tây Tạng. Sách còn được đài phát thanh SBS (Syndey) trang trọng giới thiệu trong chương trình toàn quốc vào sáng ngày 31 tháng 12 năm 2000 và được tái bản nhiều lần để phân phát rộng rãi tại Úc, Việt Nam và thế giới[8]. Riêng số lượng độc giả vào xem trên mạng Internet của Tu Viện Quảng Đức khá nhiều với số lượng ghi nhận của hệ thống automatic-counter là có trên 3000 người mỗi tháng[9].[10].

Ông đã soạn dịch quyển sách có tựa đề Sức Mạnh Của Lòng Từ[11]"The Power of Compassion", nguyên tác Anh ngữ viết về vị Phật sống Tây Tạng (Tibet’s Living Buddha) ra Việt ngữ. "Sức Mạnh Của Lòng Từ" được soạn dịch và phát hành đúng vào mùa Phật Đản, tháng 5 năm 2007. Số lượng độc giả và thính giả được tăng lên gấp nhiều lần khi ký giả Phan Bách và ban Việt ngữ đài phát thanh "SBS Radio" Úc châu, thực hiện cuộc phỏng vấn Thượng toạ Thích Nguyên Tạng về cuốn sách này.[12]. Cuộc phỏng vấn được phát thanh trong 2 buổi vào đầu tháng 6/2007, trước ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Úc. Chính phóng sự này đã giúp cho nhiều đồng hương hiểu biết về Mật Tông, Phật giáo Tây Tạng và Đức Lạt Ma.

Sách Phật giáo Khắp Thế giới


Là một nhà dịch thuật, công trình nghiên cứu chính của Ông là "Nghiên cứu Về Phật giáo Thế giới", năm 2001, đã xuất bản quyển I dày 600 trang, dự định sẽ tiếp tục ấn hành quyển II, III về tình hình Phật giáo tại các nước Tây phương như: Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan... Hiện nay số sách dịch thuật đã có trên 10 quyển. Hòa thượng Thích Bảo Lạc và Hòa thượng Thích Đức Nhuận đã giới thiệu về cuốn sách này:" Cuốn Phật giáo Khắp Thế giới, do Tỳ kheo Nguyên Tạng viết, là một đề tài hấp dẫn mà đáng lẽ phải có từ lâu. Tỳ kheo Nguyên Tạng đã dày công sưu tầm, dịch giải, nhận định [13]...về lịch sử Phật giáo tại các Châu, về những nhân vật quan trọng trong công cuộc truyền bá Chánh Pháp, các tổ chức Phật giáo Thế giới... Không có công đức nào cao cả hơn công đức pháp thí mà đại đức Thích Nguyên Tạng đã cống hiến, là một trong những tăng sĩ Việt Nam trẻ tuổi và nhiệt thành, biết ứng dụng phương tiện tin học trong thời đại văn minh này để xây dựng tác phẩm của mình có chỗ đứng trong văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo Quốc tế nói chung". Những cuốn sách của ông dịch thuật được các nhà xuất bản bán rộng rãi trong nước và ngoài nước như: Nhà sách Sông Hương,[14]. Vinabook, hoặc được đưa lên các diễn đàn lớn phục vụ đông đảo bạn đọc tìm hiểu về Phật pháp như Thư viện Ebook[15]...

Hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài niềm đam mê dịch thuật, Ông còn thường xuyên cùng với phái đoàn Hoà thượng Thích Như Điển đến Mỹ Hoằng Pháp, mỗi năm một lần. Thường được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.[16].Vào năm 2008, phái đoàn đã đi thuyết pháp nhiều địa điểm như Santa Ana, Tại miền Bắc tiểu bang California, vùng San JoseSacramento,Trung tâm Tu Học Sariputtra ở thành phố Conroe và rất nhiều ngôi chùa Việt Nam trên đất Mỹ, mỗi nơi phái đoàn đến thuyết giảng có từ 300 đến 2000 phật tử tham dự. Trong quá trình hoằng pháp trên đất Mỹ, phái đoàn đã được báo chí tại địa phương và đài truyền hình Việt Nam tại San Jose – Cali Today (www.calitoday.com) phỏng vấn, đưa tin<. Cũng vào năm 2008 đó, ông đã thuyết giảng về đề tài Thân Trung Ấm,[17] Trong cuốn sách Chết và Tái Sinh, Thượng toạ Thích Nguyên Tạng có giải thích Thân Trung Ấm như sau: "Sau khi thần thức rời khỏi thể xác và bước vào giai đoạn thân trung ấm giữa đời này và cuộc sống kế tiếp"[18]. Trong buổi thuyết pháp về đề tài Thân trung Ấm, Ông đã chia sẻ với các phật tử bài kệ sau:


"Nhất đán vô thường đáo
Tương tri huyễn mộng thân
Vạn bang tương bất khứ
Duy hữu nghiệp từ thân"

Có nghĩa là:

"Một sáng vô thường đến
Mới hay thân huyễn mộng
Mọi thứ bỏ lại hết
Chỉ có nghiệp theo mình"

Và một bài kệ về Thân Trung Ấm

"Đảnh Thánh, nhãn sanh Thiên
Nhân tâm, Ngạ Quỷ phúc
Bàng sanh tất cái ly
Địa ngục cước tâm xuất"[19]

Có nghĩa là:
Thánh đầu, Trời tại mắt
Người tim, Ngạ quỷ bụng
Súc sanh hai chân xuống
Địa ngục bàn chân ra

Cũng từ năm Từ năm 1999, Ông luôn có mặt trong Ban Tổ chức của các khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu[20], tổ chức vào kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh cuối năm, hiện nay Giáo hội đã tổ chức 8 khóa tu, thu hút đông đảo các phật tử tham dự. Ngoài tham dự tổ chức các khoá tu học của giáo hội tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan. Ông còn kết hợp với công ty du lịch triumphtour tổ chức các chuyến hành hương chiêm bái Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc mỗi năm một lần[21] và Hành Hương Chiêm Bái Phật Tích Ấn Độ 2 năm một lần.[22]. Mới đây Thượng toạ Thích Nguyên Tạng còn tổ chức thành công tuần lễ chiêm bái xá lợi Phật vào ngày 19 tháng 10 năm 2008 tại tu viện Quảng Đức 105 Lynch Road, vùng Fawkner thành phố Melbourne, Australia[23]. Đây là một kho tàng Xá Lợi được xem là lớn nhất trên thế giới do các vị Lạt Ma Tây Tạng bảo tồn cả ngàn năm nay.

Thượng toạ Thích Nguyên Tạng cũng thường xuyên tham gia cùng với ban từ thiện Giáo hội Phật giáo Úc Châu cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, hoả hoạn cháy rừng...tại Việt Nam và Australia. Vào tháng 10 năm 2000 Thượng toạ Thích Nguyên Tạng đã đại diện cho các Ban Từ Thiện của các chùa Pháp Bảo (Sydney), Tu Viện Vạn Hạnh (Canberra) và Tu Viện Quảng Đức (Victoria) thuộc Giáo hội Phật giáo Hải Ngoại tại Úc-Đại-Lợi & Tân Tây Lan, về Việt Nam trực tiếp cứu trợ tại hai tỉnh bị lũ lụt thuộc đồng bằng sông Cửu Long.[24]. Tháng 10 năm 2006 ban từ thiện Giáo hội Phật giáo Úc Châu cứu trợ đồng bào lũ lụt Miền Trung - Việt Nam[25]. Và mới đây tháng 02 năm 2009, Thượng toạ cũng tham gia cùng với phái đoàn giáo hội Phật giáo Úc Châu, cùng các phật tử đến cứu trợ nạn hoả hoạn cháy rừng tại bang Victoria thành phố Melbourne.[26]

Thượng toạ Thích Nguyên Tạng cũng là thành viên của Hội đồng Tuyên Uý Phật giáo (Buddhist Chaplaincy) tại Victoria (bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 1998), ông thường xuyên thăm viếng và an ủi các bệnh nhân trong các bệnh viện và các tù nhân trong các nhà tù của tiểu bang Victoria. Năm 2001, ông được chính phủ liên bang Australia đã  trao tặng Huy chương Thế Kỷ Úc Đại Lợi (Australian Centenary Medal) nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập quốc gia này (1901-2001) để công nhận những đóng góp của Thượng tọa đối với cộng đồng sắc tộc tại Úc Châu.

Tu viện Quảng Đức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tu Viện Quảng Ðức (Quang Duc Monastery) là một ngôi chùa mang tên Bồ Tát Quảng Đức trên đất Úc. Tại Úc Đại Lợi, tiểu bang Victoria thành phố Melbourne thuộc vùng Fawkner, một ngôi chùa Việt xinh xắn trang nghiêm đầu tiên mang danh hiệu Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897-1963).[27] Tầm vóc Tu viện Quảng Đức có thể dung chứa khóa tu học cho 200 Phật tử nghỉ lại qua đêm. Bên cạnh đó tu viện Quảng Đức còn in tặng nhiều kinh sách Phật giáo với chủ trương: "Kinh sách do tu viện Quảng Đức ấn hành là để phổ biến giáo lý Phật Đà đến cho mọi người, chứ không phát hành để lấy tiền".

Ngoài ra, Tu Viện Quảng Ðức còn có một website chuyên đề Phật giáo www.quangduc.com, có thể nói đây là "tờ báo điện tử Phật pháp" hay một thư viện điện tử Phật giáo online. Tu Viện Quảng Ðức còn là nơi trung tâm văn hóa duy nhất trong thành phố Moreland, tạo nhiều cơ hội cho mọi người không phân biệt sắc thái, tín ngưỡng lui tới viếng thăm chiêm bái, nghiên cứu, tu học.[28]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách đã xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

1. Truyền thừa của phái Liễu Quán

  1. ^ “Đại đức Thích Nguyên Tạng chủ biên website Quảng Đức”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009.
  2. ^ Đạo Phật Ngày Nay
  3. ^ “Đức Dalai Lama viếng tham Úc châu lần thứ 5, buồn lẫn lộn...”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  4. ^ Chuyện du học tại Úc
  5. ^ Phật giáo Úc Châu
  6. ^ Khoá An Cư Kiết Đông của Giáo hội tại Chùa Pháp Bảo Sydney
  7. ^ “Một ngày mưa Pháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  8. ^ “Đại Tạng Kinh Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  9. ^ 3000 người truy cập mỗi tháng cho cuốn sách Chết và Tái Sinh[liên kết hỏng]
  10. ^ “Lời giới thiệu của Thượng Toạ Thích Bảo Lạc cho cuốn sách chết và Tái Sinh”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009.
  11. ^ “Sức Mạnh của Lòng Từ trên website chùa Hải Đức Jacksonville”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2009.
  12. ^ Video Phỏng vấn Thượng toạ Thích Nguyên Tạng
  13. ^ “Lời giới thiệu cho cuốn sách Phật giáo Khắp Thế giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2009.
  14. ^ Luân Hồi Và Tái Sinh - Nhà xuất bản Phương Đông[liên kết hỏng]
  15. ^ ipvnn™ Express vnn24h
  16. ^ “Phái đoàn hoằng pháp trên đất Mỹ - Hoà thượng Thích Như Điển”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2009.
  17. ^ “Hoằng pháp trên đất Mỹ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  18. ^ Thân Trung Ấm là gì?[liên kết hỏng]
  19. ^ “Bài kệ về Trung Ấm Thân”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009.
  20. ^ “Hinh ảnh sinh hoạt Phật giáo Úc Châu”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ Hành hương chiêm bái Tứ Đại Danh Sơn Trung Quốc[liên kết hỏng]
  22. ^ “Viếng thăm và đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.
  23. ^ “The Great Stupa”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2009.
  24. ^ Phật giáo Úc châu cứu trợ đồng bào bị lũ lụt tại miền Tây Việt Nam
  25. ^ “Kêu gọi Cứu Trợ Bão Lụt Miền Trung”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  26. ^ Giáo hội Phật giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc đã tổ chức 3 đợt ủy lạo người bị nạn cháy rừng tại Victoria[liên kết hỏng]
  27. ^ được viết bởi Shiva Vasi được lược dịch bởi Thích Phổ Huân(Cho xin tên sách và năm xuất bản và số trang cảm ơn.)
  28. ^ “Ngôi Chùa mang tên Bồ Tát Quảng Ðức trên đất Úc”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
IT đã không còn là vua của mọi nghề nữa rồi
Và anh nghĩ là anh sẽ code web như vậy đến hết đời và cuộc sống sẽ cứ êm đềm trôi mà không còn biến cố gì nữa
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
SHIN Godzilla - Hiện thân của Thần
Xuất hiện lần đầu năm 1954 trong bộ phim cùng tên, Godzilla đã nhanh chóng trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.