Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Bài viết này phải tuân thủ các quy định viết về tiểu sử của nhân vật còn sống. Những thông tin có thể gây tranh cãi trong bài viết hay trang thảo luận mà không có nguồn tham khảo đi kèm hoặc ghi nguồn yếuphải bị xóa ngay lập tức, đặc biệt nếu thông tin đó có tính bôi nhọ. Nếu những thông tin như vậy liên tục được đưa vào bài, hoặc nếu phát sinh những vấn đề liên quan đến tiểu sử của nhân vật còn sống, xin vui lòng thông báo vấn đề đó tại bàn thông báo này. Nếu bạn chính là người đang được đề cập đến trong bài viết này và cần được tư vấn về những vấn đề liên quan, vui lòng xem trang này.
Bình luận mới nhất: 12 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
"Ai và Ky ở xứ sở của những con số tàng hình" hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn (blog 5 xu) bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành 19/3/2012.[32]
<= Đây không phải là một công trình khoa học mà là 1 cuốn sách văn học mang hơi hướng toán học thì đúng hơn, tôi xin xóa đoạn này, nếu ai cần thiết thêm vào thì nên tạo một mục mới, có thể là "Sách đã xuất bản".
Cách tư duy này phải sửa ngay. Người sinh năm nào thì lấy theo tên nước năm đó? Sai! Phải là người đó đang sống, làm việc phục vụ ở chế độ nào, nước nào quốc tịch nào. Vậy hiện nay là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Ngô Bảo Châu phải ở Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không thể là Việt Nam dân chủ cộng hòa được. Cái này không cần bàn cãi mà nó phải là như thế, ai có tư duy khác thì cũng phải thống nhất theo cách này, vì đây còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. --Duyphuong (thảo luận) 05:03, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dạ cháu cho rằng chính xác thì vẫn hay hơn, anh ta sinh tại VNDCCH chứ ko phải là anh ta quốc tịch VNCH! LS các nước khác có nhiều trường hợp ko ghi tên đầy đủ của nơi sinh rất dễ gây hiểu lầm, nhưng VN thì VNDCCH thời đó cũng là 1 phần của VN hiện nay, chứ ko bị thay đổi lãnh thổ như điên trong 1 số trường hợp LS TG, thế cũng được!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:21, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Như đã thảo luận nhiều lần, nơi sinh không đồng nghĩa với quốc tịch, vì thế tôi đã cố gắng xóa hết các hình cờ khi nói đến nơi sinh của nhân vật. Việc sử dụng cờ chỉ phù hợp khi nói đến quốc tịch hay quốc gia họ phục vụ nếu là quân nhân. NHD (thảo luận) 04:52, ngày 21 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 14 năm trước2 bình luận1 người đã thảo luận
Trong mục này chỉ thấy nói đến thành tích của GS Ngô Bảo Châu khi học ở các trường nổi tiếng trong và ngoài nước. Thấy còn thiếu tên tuổi những Nhà giáo Việt Nam đã giúp đỡ Giáo sư trên con đường sự nghiệp, khi có được những thành công như ngày hôm nay của Giáo sư. Mong muốn ai đó am hiểu trong thời kỳ Giáo sư học ở Viêt Nam bổ sung thêm. Namhong66 (thảo luận) 04:20, ngày 30 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Tôi thấy đoạn này hoàn toàn vô nghĩa, không nguồn gốc, và chẳng có gì ăn nhập với đề tài. Nếu muốn nói về những người có ảnh hưởng trong cuộc đời của nhân vật thì ghi trong tiểu sử chứ cần gì có một mục riêng để liệt kê? NHD (thảo luận) 23:41, ngày 30 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thành công như ngày hôm nay của GS Ngô Bảo Châu, ngoài những nỗ lực bản thân GS ra còn phải kể đến sự giúp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó không thể thiếu tên tuổi các thầy cô đã trực tiếp dậy học trò Ngô Bảo Châu, thời gian ở Việt Nam. Vậy, khi đưa đoạn đó vào không hề có chút vô nghĩa ở đây. Ngoài ra, việc mở rộng thêm các đề mục trong bài cũng là cần thiết, bài sẽ phong phú, hoàn chỉnh hơn. Namhong66 (thảo luận) 01:49, ngày 31 tháng 8 năm 2010 (UTC)
Một người có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời, sự nghiệp nhân vật tất nhiên sẽ được nhắc đến trong phần tiểu sử của Ngô Bảo Châu, đâu cần gì phải tách riêng ra (ví dụ Gérard Laumon đã được nhắc đến)? Tôi thấy phần bạn thêm vào chỉ có mục đích duy nhất là liệt kê các giáo viên trong cuộc đời của NBC. NHD (thảo luận) 04:17, ngày 31 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 13 năm trước18 bình luận7 người đã thảo luận
Tôi xóa dựa theo tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu đã công bố nhằm củng cố một luận điểm. Giải thích thì hơi rắc rối nên tôi tóm tắt thế này vụ việc Ngô Bảo Châu nói không lấy rồi lấy là có thật và nó có gây tranh cãi trên các diễn đàn trực tuyến là thật nhưng báo chí của chính Việt Nam và cả ngoài Việt Nam không xoáy sâu hay chỉ trích Ngô Bảo Châu vì việc này. Có nghĩa là sự tranh cãi tiền hậu bất nhất này không được xuất bản mà chỉ có một mục ngắn trên Wikipedia đã tổng hợp từ chính nhiều nguồn khác nhau để viết một thông tin không công bố, kể cả cái entry trên blog của Ngô Bảo Châu cũng không trực tiếp nói ra mà chỉ nói bóng nói gió. Wikipedia đang suy ra!. Điều này, nói theo một cách khác, là một cách ghi nguồn yếu về một thông tin có tính xấu về người đang sống, điều mà quy định Wikipedia:Tiểu sử người đang sống cấm tuyệt đối theo cái cách "thấy là xóa ngay", nên tôi xóa và tôi chẳng phải là fan gì của Ngô Bảo Châu như bạn nào đó tạo tài khoản ra lùi sửa rồi buộc tội tôi.--WikiHealer (thảo luận) 12:36, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
NBC trả lời rất rõ ràng, không bóng gió gì trên blog, rất nhiều các báo Việt Nam đều đăng tin này. Sự thật vẫn là sự thật thôi. Mọi người muốn tham khảo ý kiến đánh giá thêm có thể xem tại tranh luận "Cái nhà bất hòa" trên blog của GS Nguyen Tien Zung [4]Thamzu (thảo luận) 17:20, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Uh thì sự thật nhưng bạn có trách thì trách các báo Việt Nam sao quá ưu ái Ngô Bảo Châu, kể cả các báo tiếng Việt, tiếng Anh ở nước ngoài cũng không xem đây là sự kiện nổi trội để có bài cover. Tiếp theo nữa là Ngô Bảo Châu quá khôn lanh khi không đề cập trực tiếp tới việc này dù là trên blog của chính mình. Vì thế Wikipedia không có nguồn chính thống để viết về vụ căn nhà ở Vincom ngoài các diễn đàn là nơi ai đăng gì cũng được. Vì thế tôi revert lại đúng theo quy định trong tiểu sử người đang sống, không thông tin nào không có nguồn đáng tin cậy được đăng lên Wikipedia. Nếu bạn tiếp tục, tôi sẽ nhắn lại cho bảo quản viên. Và tất nhiên tôi sẽ tiếp tục lùi sửa theo cái quy định đã nêu trên nếu bạn vẫn làm việc không đúng lề đúng lối của Wikipedia đã vẽ ra.--WikiHealer (thảo luận) 17:32, ngày 20 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Báo chí cách mạng bạn nói ở trên cũng không hề lên án hay bảo Ngô Bảo Châu là "tiền hậu bất nhất", tôi xin nhắc lại. Đây là tiểu sử nên các thông tin ghi nguồn yếu phải bị xóa không cần qua thảo luận, nên việc bạn đòi tranh luận này nọ là không có cơ sở. Bạn không tin cứ thử qua Wikipedia tiếng Anh mà viết các thông tin kiểu này đi, xem nó tồn tại được bao lâu. Tôi không có hứng tranh cãi hay phải "thêm phần xấu" để bù lại nguyên cái lý lịch đang "bị" tô vẽ của Ngô Bảo Châu mà đang làm các bạn "thấy ghét" mà phải "đập cho bằng được".--WikiHealer (thảo luận) 00:58, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Việc lựa chọn đoạn nào nên tập trung nhiều, đoạn nào nên tóm lược, ngoài ý kiến chủ quan của người viết phải dựa vào số lượng nguồn uy tín viết về nó có nhiều hay không, và họ phân tích tới mức độ nào. Nếu thích viết nguyên 1 đoạn lớn về tiểu sử chỉ để thỏa mãn điều mà mình "cảm thấy" quan trọng thì nên đưa nó lên blog cá nhân, chứ không phải ở đây. Tân (thảo luận) 01:45, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Việc báo chí nước ngoài không đăng chuyện nhà cửa đơn giản vì NBC so với nước ngoài cũng không phải có gì quá nổi bật mà phải ồn ào thế thôi. Kể cả chuyện được giải của NBC cũng chỉ được đăng vài dòng. Who cares? Tôi bỏ chữ tiền hậu bất nhất nhưng chuyện có ý kiến tranh luận của nhiều người và việc NBC trả lời thì đều được các báo đăng cả.Thamzu (thảo luận) 20:24, ngày 21 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thể theo tinh thần của cái thảo luận trên đây, tôi xin giải thích lý do tôi xóa phần thêm vào của bạn "Thủ Z" là do nó vi phạm nguyên tắc nhấn mạnh quá mức khi mà bạn cố ý viết quá chi tiết một thứ khiến nó không cân bằng với phần còn lại, và tiếp theo là như bạn Bác xĩ Wiki ở trên đã nêu là bạn tự tổng hợp nguồn dẫn để cố ý đưa ý kiến cá nhân "Việc này đã gây nên một số ý kiến tranh luận trong phát biểu của Ngô Bảo Châu cũng như việc sử dụng tiền của nhà nước". Cả hai điều này đều không được chấp nhận trong tiểu sử người đang sống, và tôi sẽ bắt đầu tham gia vào lùi sửa bài này để bảo đảm quy định Wiki. 115.76.175.56 (thảo luận) 03:23, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ chỉ cần có vài câu nói sơ qua về vụ việc thôi. Đành nào thì cũng là sự kiện từng nóng hổi. Trong phần giành huy chương giải Fields nên nói rằng "mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng GS khẳng định mình xứng đáng." Thế là được rồi. Bài viết chỉ nên xoay quanh sự nghiệp thôi--Goodluck (thảo luận) 03:37, ngày 22 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Câu này rất nhiều nguồn có nhắc tới, nhưng hầu như là các nguồn lấy từ wiki. Ngoài ra có báo thanh niên và báo lao động cũng trích, nhưng không rõ ràng hoàn cảnh. Nếu Ngô Bảo Châu phát biểu sau khi nhận giải, có thể câu phát biểu gốc là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tuy nhiên mình cũng chưa tìm thấy nguồn chính xác. Tạm thời mình đề là "ông được cho là...". Thân. Buiquangtu (thảo luận) 19:11, ngày 15 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mình đã tìm thấy nguồn dẫn tới số báo Thanh Niên Tết 2010. Buồn cười là nguồn này xuất bản trước khi Ngô Bảo Châu nhận giải Fields, và hoàn toàn không liên quan đến "danh vọng" hay gì gì đó như các nguồn khác thêm vào, mà đơn thuần nói về quá trình ông xử lý bổ đề cơ bản. Mình đã sửa lại đoạn trích dẫn, thêm ngữ cảnh và nguồn lưu trữ. Buiquangtu (thảo luận) 19:36, ngày 15 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 8 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Bài viết này về một nhà toán học mà không có mục riêng về các công trình toán học của ông, mà lại có hai mục riêng về các quan điểm chính trị và tôn giáo của nhân vật này. NHD (thảo luận) 21:58, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)Trả lời
đơn giản là vì trình độ của các mem viết bài cũng có hạn, những kiến thức mà giáo sư cống hiến cho nhân loại đều thuộc vào hàng cao cấp khó hiểu đối với chúng ta thành ra để viết về điều đó đòi hỏi phải có 1 nhà toán học thật sự. Còn hiện tại khi chưa có những người như vậy thì chúng ta đành phải chấp nhận những gì đã biết về giáo sư như quan điểm chính trị, tôn giáo.... Wiki là cái ống heo của tri thức, mỗi người ở đây góp 1 đồng kiến thức vào ống heo đó, chúng ta đâu có quyền kén chọn góp nhiều hay góp ít được. Ai biết được bao nhiu thì đóng góp bấy nhiu thôi --H.P (thảo luận) 08:27, ngày 2 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.