Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Bình luận mới nhất: 15 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Một câu:
" Hành động của chính quyền cố ý "làm đẹp" lý lịch của Trung để có thể đưa anh vào quân đội, được một số người đánh giá là "biến doanh trại quân đội thành nhà tù"."
Ngày 19 tháng 8 năm 2009, trên Truyền hình Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung sau khi bị đã thừa nhận toàn bộ hành động của mình là tội lỗi, vi phạm pháp luật, đi ngược lại quyền lợi của Nhà nước Việt Nam, chống phá cách mạng; hứa từ bỏ việc tham gia vào Đảng dân chủ Việt Nam và Tập hợp Thanh niên Dân chủ; nhận ra sai lầm và xin được khoan hồng
Ngày 19 tháng 8, trên truyền hình Việt Nam, Nguyễn Tiến Trung thừa nhận đã tham gia vào Đảng Dân chủ và theo sự chỉ đạo của Nguyễn Sỹ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi đã vận động nhiều người như , Lê Công Định, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức thực hiện các hoạt động vi phạm nghiêm trọng pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung cũng tuyên bố đã nhận ra sự giúp đỡ đấu tranh dân chủ từ nước ngoài chủ yếu vì lợi ích của các nước đó trước và tuyên bố từ bỏ Tập hợp thanh niên dân chủ cũng như Đảng dân chủ Việt Nam. Trung cũng bày tỏ hy vọng sẽ đóng góp cho Việt Nam bằng những khả năng của mình sau khi chấp hành án
Xin lỗi, bài trên wiki không phải là tập hợp các bài viết từ BBC. Không nên bạ cái gì cũng đưa vào. Ngày mai phỏng vấn Phạm Thanh Giang, ngày kia phỏng vấn Nguyễn Vũ Bình... cũng đưa vào hết hay sao? Ở đây đọc kĩ còn thấy có hiện tượng dẫn lái, thứ nhất ý kiến đó dường như không phải là nổi bật trong bài phỏng vấn này (chính BBC không đưa vào thành một ý kiến riêng như ý kiến : "Mỗi chuyến đi của một chính khách đều có một số mục tiêu giới hạn, và đôi khi để đạt mục tiêu này, phải xếp mục tiêu kia xuống dưới.", thứ hai đoạn trong bài là: "Còn việc khối an ninh, công an được suy diễn là muốn ‘lấy điểm’ trước đại hội, nếu có, thì theo tôi cũng có thể đó là một hệ quả,", toàn là "được suy diễn" với "có thể" ở đây đưa vào wiki đã thành là khẳng định. Dù Chu tiem tap hoa (thảo luận·đóng góp) có ủng hộ Nguyễn Tiến Trung cùng phong trào dân chủ hay không, tôi đành phải đoạn ý kiến đó ra khỏi bài. 222.252.105.238 (thảo luận) 17:48, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bài viết trên wiki không phải là tập hợp các bài viết từ các sách báo, số liệu từ các nguồn khác thì là gì (đã được nói rõ trong qui định "Không đăng nghiên cứu chưa công bố"). Còn việc "Ngày mai phỏng vấn Phạm Thanh Giang, ngày kia phỏng vấn Nguyễn Vũ Bình... cũng đưa vào hết hay sao?" lại là một việc khác, vì chỉ đưa vào được với điều kiện các thông tin đó liên quan đến đối tượng trong bài và không vi phạm qui định trung lập, chứ không có "bạ" đâu nhé!. Còn nữa dựa vào đâu mà cho rằng đoạn nhận định này là dẫn lái? Quan điểm của Phạm Hồng Sơn minh chứng rằng tại sao việc nhận tội này diễn ra rất chóng vánh và trơn tru (như lời tựa của bài BBC), trong đó một phần cũng là do việc muốn "lấy điểm" của người bên khối an ninh, công an. "Suy diễn" và "cho rằng" thật sự không có gì khác biệt vì người đọc đây hiểu rằng đây là lời phát biểu của Phạm Hồng Sơn chứ không phải BBC, cũng không phải là của người viết bài.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 18:07, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Phạm Hồng Sơn dù sao cũng đã có bài trên Wiki, nên trích lời cũng hợp lý. Còn Phạm Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình là ai chưa được biết. Nếu quan trọng và có ý kiến hay thì trích tiếp chứ sao. Nhiều quá thì bắt đầu chọn. Ví dụ đánh giá về Võ Nguyên Giáp có vô số, muốn viết thì phải chọn thôi.--203.160.1.56 (thảo luận) 18:11, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cứ bài viết nào mới trên BBC là đưa ngay vào wiki hay sao? Phải có biên tập, chọn lọc chứ nhỉ? Ngay Phạm Hồng Sơn chỉ dám nói "được suy diễn", tức là ai đó suy diễn ở bên ngoài, cũng không phải ý ông ta. Như vậy 1. ý kiến đó ngay theo Phạm HS cho rằng là suy diễn, tức là không có cơ sở chắc chắn, 2. ngay ông ta cũng chỉ phát biểu ở mức "có thể là"; thế mà vào wiki đã thành khẳng định của Phạm HS, như vậy có thể thấy là đã bị đổi ý để phục vụ cho mục đích của người đóng góp hay không? 222.252.105.238 (thảo luận) 18:16, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
"ý kiến đó ngay theo Phạm HS cho rằng là suy diễn, tức là không có cơ sở chắc chắn" cái này lại càng suy diễn, và lại càng vô lí vì bài viết này cũng như đoạn trên không nhằm chứng minh ý kiến của Phạm Hồng Sơn có phải là "suy diễn" hay không. Đây là nhận định của ông ta thì ông ta phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu người viết tìm cách chứng minh mức độ nặng nhẹ của nguồn là điều không có qui định nào chấp nhận.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 18:23, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Chú ý: thảo luận này để đưa đoạn trên vào hay không chứ không phải có xoá đoạn trên đi hay không. Cái đoạn đó chưa chính xác thì không thể nằm chình ình trong bài rồi mới tranh luận xoá hay không. Chú Sam (thảo luận) 17:56, ngày 30 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Điều kiện cho việc đưa thông tin vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn, nghĩa là, người đọc phải có khả năng kiểm tra rằng nội dung được đưa vào Wikipedia đã được xuất bản bởi một nguồn đáng tin cậy, chứ không phải việc chúng ta có cho rằng nội dung đó là đúng hay không.
Đổi như vậy mới thực sự là POV: trong ~80 triệu người VN, số người "tranh cãi" có đến 1/1 triệu không? "tranh cãi" có phải đặc điểm chính của đoạn phát biểu không mà đặt làm đề mục?Ctmt (thảo luận) 18:24, ngày 24 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ các bài phản bác chỉ có báo công an thôi, còn quốc tế chủ yếu ủng hộ Nguyễn Tiến Trung, nếu bạn tìm được các bài phản bác thì bạn cứ cho vào, tôi nghĩ không phải là vấn đề trung lập! Hibou (thảo luận) 15:30, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ngày 25 tháng 12 2006, Nguyễn Tiến Trung viết đơn xin gia nhập Đảng dân chủ Việt Nam do Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Xuân Ngãi lãnh đạo với bí danh “Nguyễn Trọng Nghĩa”.[cần dẫn nguồn]
Đầu tháng 62007, Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sĩ Bình cử vào vị trí “ủy viên trung ương đảng, phó ban đối ngoại, trưởng ban công tác thanh niên” và năm 2009 được Nguyễn Sĩ Bình cử vào “ban thường vụ trung ương”, được phân công làm “phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của “Đảng dân chủ Việt Nam”.[cần dẫn nguồn]Lecongvinh (thảo luận) 18:54, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 15 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Tôi tạm khóa bài vì có bút chiến xung quanh đoạn về Phạm Hồng Sơn. Chỉ khóa nửa bài này để tránh chuyện lạm dụng IP tiếp tục bút chiến trong khi vẫn để các thành viên khác tiếp tục viết/chỉnh bài. Nhưng nếu tài khoản nào tiếp tục bút chiến thì tài khoản đó sẽ bị khóa ngay mà không cần đợi đủ 3 lần hồi sửa (cũng theo quy định WP:3RR)
Bình luận mới nhất: 15 năm trước7 bình luận3 người đã thảo luận
Tại đoạn Phía ngoài hiện nay đều gồm các ý kiến phản đối việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung của các chuyên gia nước ngoài và trong nước. Điều này xuất phát từ quan điểm chính trị của từng cá nhân, các tổ chức liên quan đến các cá nhân đó. Treo biển POV tại đó quả thật không giúp ích gì cho người viết bài vì POV chỉ dùng cho chính người biên tập trong việc mang các nhận định đó từ nguồn rồi đem vào wiki chứ không phải bản thân của những người tạo ra nguồn - một tiêu chí không hề được đề cập trong qui định POV vì vốn "không ai có thể xác định được mức độ nặng nhẹ hay tính khách-chủ quan của nguồn".
Thiết nghĩ nếu có bài báo Tiếng Trung nào nói lên quan điểm ủng hộ của chính phủ Trung Quốc trong việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung của nhà nước Việt Nam hiện nay thì cũng nên đưa vào. Tôi không biết tiếng Trung Quốc nên không giúp gì được.Chu tiem tap hoa (thảo luận) 18:47, ngày 25 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Những người ủng hộ CPVN không có ý kiến gì vì họ cho rằng đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Theo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, họ không can thiệp. --Sam-2MT 01:28, ngày 26 tháng 8 năm 2009 (UTC)--
Trước khi viết thêm một thảo luận vô bổ nữa (vì chỉ nhằm bổ sung kiến thức mà không giúp ích gì cho việc nâng cao chất lượng bài) tôi xin lặp lại một điều đã được qui định rõ trong Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố.
Thông cáo báo chí nào, thậm chí một trang sách hay một dòng chữ đề nào cập đến việc "các quốc gia trên thế giới ủng hộ việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung cũng như các nhà dân chủ khác của Chính phủ Việt Nam nhưng không lên tiếng vì đó là công việc nội bộ của Việt Nam và rằng đó là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, họ không can thiệp"? Nếu có xin dẫn ra đây để không phải mất công tranh cãi dài dòng.
Có không ít báo VN chỉ trích NTT và ủng hộ vụ bắt người này. Nhưng không một lời bình luận tiêu cực nào trong số này được nhắc đến trong mục "phía ngoài". Trong khi đó, mục này chứa toàn các lời khen ngợi và thông cảm. Đó chính là không trung lập!
Chào bạn, những tờ báo trong nước chủ yếu đăng lại bài của báo công an và an ninh thế giới thôi, tuy là nhiều bài nhưng cũng là một, tôi nghĩ không hề có vấn đề trung lập!Hibou (thảo luận) 15:42, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 15 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Ngày 28 tháng 2 2008, Nguyễn Tiến Trung gởi đơn đề nghị phục hồi danh dự quân nhân [9] và tố cáo nhà báo Thi Nga, tác giả bài “Những kẻ phản động trong số du học sinh”, đã bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc và đề nghị nhà báo Thi Nga và báo An ninh thế giới chính thức xin lỗi.
Ngày 5 tháng 3 2008, Nguyễn Tiến Trung gia nhập quân đội theo lệnh gọi nhập ngũ.
Cái này phải hỏi người viết thông tin ấy vào. Theo tôi biết thì Nguyễn Tiến Trung gửi cái đơn này vào ngày 28 tháng 2 năm 2009. Rất có thể đây là lỗi kỹ thuật gõ bàn phím (số 8 cạnh số 9). Nguời viết không soát sửa. --Sam-2MT 07:18, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)--
Bình luận mới nhất: 15 năm trước4 bình luận4 người đã thảo luận
Hoàn toàn có thể nhận ra qua việc đọc bài viết về Nguyễn Tiến Trung trên vikipedia là mang cái nhìn phiến diện.
Không có tính trung lập. Dụng ý của người viết được thể hiện rất rõ ràng qua cách sử dụng ngôn từ, cách đưa ra dẫn chứng và dẫn lời, dẫn các sự kiện.
Phải nói rằng tôi rất "khâm phục" trình độ của người viết. Rất có trình độ và rất cao tay khi sử dụng dẫn chứng không có lợi cho bản thân chỉ bằng ngôn từ và cách sử lý rất tinh vi và khéo léo đã dẫn dắt những điều đó có lợi cho bản thân.
Nhưng nói thẳng ra. Bài viết trên chỉ lừa được trẻ con. Chỉ bịp được những người không hiểu chút gì về thể chế, chính quyền và các chính sách của nước Việt Nam. Nếu chỉ đọc qua những gì Nguyễn Tiến Trung viết dưới dạng tiếng Anh hay một loại ngoại ngữ khác thì rất khó để hiểu được hết dụng ý của Trung. Phải đọc trực tiếp bằng tiếng Việt, phải hiểu bằng tiếng Việt thì mới thấy được hết ẩn ý của Trung. Tiếng Việt rất đa nghĩa và rất hay. Trung đã bôi nhọ tiếng mẹ đẻ của mình.
Bản án dành cho Trung là thích đáng. Không có gì phải bàn cãi hết.
Thảo luận của Ketchup theo tôi là đúng quy định, chỉ trừ cái câu "Trung đã bôi nhọ tiếng mẹ đẻ của mình" là mang tính chất diễn đàn --goodluck 10:01, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Những thành viên của nhóm "kêu gọi" kia lấy gì khẳng định là người VN ? Kể cả là người VN cả cũng không thể đại diện cho cả cộng đồng người dùng VN được. Có nhiều nhóm người dùng còn đông hơn. Lỡ họ phản đối thì sao. --goodluck 09:50, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)