Thảo luận:Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

"Đạo ông bà" là tên gọi ko phổ biến lắm (khoảng 1000 hits tính cả cái bỏ đi). Có lẽ nên đổi thành "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên", hay "Phong tục thờ cúng tổ tiên" (tra được trên 18000 hits), bao quát hơn. Khương Việt Hà 09:19, ngày 16 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghe nói đạo Phật, đạo Thiên chúa...., chưa nghe nói tới đạo Ông Bà, ở vùng nào có nhiều người theo đạo Ông Bà đề nghị dẫn chứng?.Nếu không có thì theo tôi nên đổi tên. thảo luận quên ký tên này là của 85.214.91.152 (thảo luận • đóng góp). 17:31, ngày 16 tháng 7 năm 2007
  • "đạo ông bà" 77 hit [1]
  • "thờ cúng ông bà" 167 hit [2]
  • "thờ cúng tổ tiên" 379 hit [3]

Mekong Bluesman 18:20, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trời, bác phải tính cả những hit tạm bị bỏ đi chứ, nhiều lắm đấy! Còn đổi nó thành Phong tục thờ cúng tổ tiên, hay Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì hợp lý hơn vì tôi cho rằng từ Đạo ông bà là cái dùng trong dân gian, nói vắn tắt, khái quát, ko chuẩn xác về mặt ngữ nghĩa vì đã là một đạo, với tư cách một tôn giáo, thì chí ít cũng phải có cái gọi là giáo chủ Khương Việt Hà 18:51, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi tin rằng đây là trường hợp hit ít nhưng không thiếu tiêu chuẩn; tôi chỉ đưa ra các con số để nói là có nhiều hơn một cách để gọi tín ngưỡng này (cũng như có nhiều hơn một các để gọi đạo Catholic trong tiếng Việt). Còn về tôn giáo có cần một giáo chủ hay không thì tôi nghĩ là phải có, nhưng có nhiều tín ngưỡng (thờ cúng vật linh, thờ cúng thần linh, thờ cúng cá nhân, chủ nghĩa vô thần...) không có "giáo chủ". Khi nào một tín ngưỡng (có hay không có một giáo chủ) trở thành một tôn giáo (đạo - và có giáo chủ) thì rất kho nói. Ngoài ra, còn có "đồ thờ cúng Mekoong" (Mekongism) chỉ có giáo chủ mà chưa thấy có tín đồ... ;-{)> Mekong Bluesman 19:15, ngày 17 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không đúng[sửa mã nguồn]

"Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà." câu này không đúng. Người Việt ở đây là người Kinh, còn các dân tộc khác thì sao? Giáo dân Công giáo đến thập kỷ 80 mới thờ cúng ông bà. Trước đó họ không được phép thờ vì cha mẹ sau khi chết đã lên thiên đàng, đã về với Chúa, họ đâu có thắp hương tưởng nhớ hoặc thờ cúng đồ ăn nữa.

"Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ" trước đây dân công giáo bị cấm ăn thức ăn đã cúng cho tổ tiên -thức ăn của ma - nếu được mời. Đây chính là lý do để ngăn cách lương - giáo một thời. Cần nêu thêm quy định và thời điểm của Tòa Thánh Vatican cho phép thờ cúng tổ tiên đối với dân công giáo Việt Nam như một đặc thù của Công giáo Việt Nam so với các nước.

"Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất": dân Á Đông vốn coi trọng ngày mất, nhưng những người chịu ảnh hưởng của Tây phương coi trọng ngày sinh. Nhà nước coi trọng kỷ niệm ngày sinh 19 tháng 5 hơn cúng giỗ ngày mất 2 tháng 9.Bánh Ướt 02:39, ngày 18 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

  1. Về câu "Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.", tôi thấy đâu có sai, bài này mới nói về người Việt thôi mà. Chúng ta cần bổ sung tục lệ này của các dân tộc khác, kể cả dân tộc khác ở nước Việt Nam.
  2. Việt Nam có gần 7% công giáo, nếu có thông tin tin cậy về việc người công giáo không tán thành việc hưởng lộc trong lễ cúng tổ tiên, tôi nghĩ nên đưa vào bài.
  3. Về việc coi trọng ngày mất là đúng, tôi chỉ nghe thấy làm giỗ ngày mất chứ chưa nghe thấy cúng ngày sinh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:27, ngày 19 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tầm nhìn hẹp[sửa mã nguồn]

Đọc bài http://en.wikipedia.org/wiki/Ancestor_veneration#Western_Cultures thấy ngoài Việt Nam và Trung Hoa còn rất nhiều vùng trên thế giới cũng thờ/cúng người đã khuất/tổ tiên. Abcvn123 (thảo luận) 19:00, ngày 27 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nội dung bài hiện nay thích hợp với tên gọi "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt". Việt Hà (thảo luận) 11:27, ngày 24 tháng 11 năm 2020 (UTC)Trả lời
Nên hợp nhất với bài phong tục thờ cũng tổ tiên Việt Nam như ý kiến đang đề xuất hiện tại Kien1980v (thảo luận) 22:53, ngày 24 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
EP có nghĩa là Giá Trị Tồn Tại (存在値), lưu ý rằng EP không phải là ENERGY POINT như nhiều người lầm tưởng
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Những nhân vật Genshin Impact miễn phí sẽ phù hợp với đội hình như thế nào?
Cùng tìm hiểu cách xây dựng đội hình với các nhân vật miễn phí trong Genshin Impact