Chùm thơ gồm các bài thơ ca ngợi 20 thắng cảnh của đất Thần kinh (Huế) gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh nhân tạo hoặc là sự kết hợp giữa nhân tạo với tự nhiên. Tất cả được sắp xếp theo thứ tự sau:[1]
Vẽ tranh gương treo tại các cung điện, vẽ trên một số đồ sứ ký kiểu từ Trung Hoa.
Khắc chùm thơ Thần kinh nhị thập cảnh vào các bia đá cao 84,8 cm, rộng 50,8 cm, dày 17 cm với đế bia dài 72 cm, rộng 48 cm, dày 25,4 cm, và vào các bảng đồng dài 46,6 cm cao 60 cm dày 21 cm một mặt khác thơ và mặt kia khắc tiêu đề bài thơ và dựng tại các thắng cảnh.[1]
Hiện tại trong số các xuất phẩm trên, chỉ có 20 bức tranh vẽ trong tập Ngự đề Đồ Hội Thi Tập là còn tương đối nguyên vẹn. Các bảng đồng đã hoàn toàn biến mất, các bia đá thì tìm thấy 7/12 bia (là các bia Vân Sơn Thắng Tích, Bình Lãnh Đăng Cao, Hương Giang Hiểu Phiếm, Thiên Mụ Chung Thanh, Trạch Nguyên Tao Lộc, Huỳnh Tự Thư Thanh, Đông Lâm Dực Điểu ). Tranh gương còn giữ được 5 bức: Trùng Minh Viễn Chiếu, Vĩnh Thiệu Phương Văn, Bức Thiên Mụ Chung Thanh, Bức Thường Mậu Quan Canh, Bức Cao Các Sinh Lương. Các đồ sứ ký kiểu Trung Hoa hiện chỉ biết còn 1 chiếc dĩa sứ vẽ cảnh chùa Thánh Duyên trên núi Thúy Vân.[1]
Đây là chùm thơ nổi tiếng của vua Thiệu Trị, mô tả và vịnh về 20 thắng cảnh nổi tiếng của Kinh thành Huế xưa. Các chế phẩm kèm theo nó là những tư liệu lịch sử quý giá và các giá trị văn hóa lớn nhằm tìm hiểu về cảnh quan Huế thời triều Nguyễn.[1] Thần kinh nhị thập cảnh đã trở thành một nét văn hóa Huế, và thường được giới thiệu trong các dịp Festival Huế bằng nhiều hình thức.[2]
^Báo Tiền Phong (ngày 5 tháng 6 năm 2006). “Huế: Mộng mơ và tiếc nuối”. VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung, Thần Kinh Nhị Thập Cảnh-Thơ vua Thiệu Trị. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1997.
Thiệu Trị -Ngự Đề Đồ hội thi tập, bản chữ Hán.
Nội các triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, quyển 221, phần Bia bảng. Bản dịch của Viện sử học. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế 1993.
Nguyễn Đình Hòe &ì L.Cadière -"Quelques coins de la Citadel de Hué" (một vài nơi trong Kinh thành Huế), B.A.V.H, số 3/1922.