Trường Sa (nước)

Changsha=Trường Sa

Trường Sa (giản thể: 长沙国; phồn thể: 長沙國; Hán-Việt: Trường Sa quốc) là phong quốc chư hầu thời Tây Hán, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Trần trong lịch sử Trung Quốc, ngày nay thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam

Dưới thời Hán

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí nước Trường Sa nằm ở phía Bắc vương quốc Nam Việt (màu vàng), phía Đông của nước Dạ Lang và phía Tây của Mân Việt

Năm 202 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang chính thức xưng làm hoàng đế, lập ra vương triều Tây Hán. Nền hành chính những năm đầu triều Tây Hán tuân theo chế độ quận quốc, nghĩa là vẫn giữ nguyên chế độ quận huyện có từ thời nhà Tần đồng thời thực hiện song song chế độ phong quốc.

Phong quốc Trường Sa thời Tây Hán được thành lập vào năm 202 TCN, bị bãi bỏ vào năm 7, tổng cộng tồn tại 209 năm. Lãnh thổ kế thừa từ quận Trường Sa dưới thời Tần; quận trị sở là "huyện Tương" thì cải danh thành "huyện Lâm Tương", đóng vai trò quốc đô nước Trường Sa. Khai quốc công thần của nhà Hán là Ngô Nhuế được phong làm Trường Sa vương đầu tiên.

Năm 8, Vương Mãng soán ngôi ấu đế Nhũ Tử Anh, lập ra nhà Tân, bãi bỏ toàn bộ các nước chư hầu do Tây Hán lập ra. Trường Sa quốc bị đổi thành "quận Điền Man"; quốc đô là "huyện Lâm Tương" bị cải danh thành "huyện Phủ Mục".

Năm 25, nhà Đông Hán thành lập. Năm 26, Hán Quang Vũ Đế phong Lưu Hưng (con Lưu Thuấn - Trường Sa vương cuối cùng dưới thời Tây Hán) làm Trường Sa vương, tái lập nước Trường Sa. Năm 37, Hán Quang Vũ Đế cải phong Trường Sa vương thành Trường Sa hầu, bỏ nước Trường Sa để lập thành huyện Trường Sa.

Dưới thời Hán, Trường Sa nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của triều đình, tương đương cấp quận nhưng được hưởng quyền tự trị cao độ. Lịch sử thường chia lịch sử nước Trường Sa thời Hán làm hai giai đoạn là giai đoạn họ Ngô nắm quyền và giai đoạn họ Lưu nắm quyền.

Ngô thị Trường Sa quốc chỉ giai đoạn họ Ngô nắm quyền nước Trường Sa, được coi là thời kỳ huy hoàng trong lịch sử vương quốc này. Dưới thời họ Ngô, Trường Sa là chư hầu trung thành của nhà Hán và luôn phục tùng triều đình. Trong khi các chư hầu vương do Lưu Bang sở phong như Tạng Đồ, Anh Bố đều phản lại nhà Hán và bị tiêu diệt thì duy có họ Ngô vẫn một mực trung thành; Trường Sa vương Ngô Thần (con trai Trường Sa vương Ngô Nhuế) không ngại đại nghĩa diệt thân, lừa diệt Hoài Nam vương Anh Bố (con rể Ngô Nhuế) khi ông này phản Hán. Từ khi thành lập (202 TCN) cho đến khi chấm dứt vào năm 157 TCN (do Trường Sa Tĩnh vương Ngô Trứ không có con nối dõi), Ngô thị Trường Sa quốc đã trải năm đời vua, tổng cộng kéo dài 46 năm.

Chế độ quan lại của nước Trường Sa tương đồng với Tây Hán, có thừa tướng do triều Hán trực tiếp bổ nhiệm, mang danh là phụ tá cho Trường Sa vương nhưng thực tế là nhằm khống chế quyền lực địa phương. Trường Sa thành (Lâm Tương cổ thành) là nơi ở của Trường Sa vương và là trung tâm chính trị - quân sự của nước Trường Sa.

Danh sách Trường Sa vương họ Ngô

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Tây Hán (202 TCN-156 TCN)
1 Trường Sa Văn vương Ngô Nhuế (吳芮) 1 202 TCN201 TCN chư hầu vương khác họ, nguyên được Tây Sở Bá vương Hạng Vũ phong năm 206 TCN, sau theo Hán
2 Trường Sa Thành Vương Ngô Thần (吳臣) 8 201 TCN193 TCN con trai của Ngô Nhuế
3 Trường Sa Ai vương Ngô Hồi (吳回) 7 193 TCN186 TCN con trai của Ngô Thần
4 Trường Sa Cung vương Ngô Hữu (吳右) 8 186 TCN178 TCN con trai của Ngô Hồi
5 Trường Sa Tĩnh vương Ngô Trứ (吳著) 22 178 TCN157 TCN con trai của Ngô Hữu

Năm 157 TCN, Hán Văn Đế băng hà, Hán Cảnh Đế lên ngôi. Năm 155 TCN, Cảnh Đế phong con thứ là Lưu Phát (劉發) làm Trường Sa Định vương; từ đây sử gọi giai đoạn này Lưu thị Trường Sa quốc (nước Trường Sa họ Lưu). Thời kỳ này phạm vi quản hạt của Trường Sa quốc bị thu hẹp rất nhiều. Trường Sa vương chỉ còn nắm quyền trên danh nghĩa.

Năm 142 TCN, Trường Sa Định vương nhân buổi chúc thọ Hán Cảnh Đế mà bày tỏ nỗi lòng với vua cha. Hán Cảnh Đế bèn xuống chiếu giao lại quận Linh Lăng (零陵) và Quế Dương (桂陽) cùng với quận Vũ Lăng (武陵) cho Trường Sa quốc, khiến cương vực Trường Sa đạt đến mức tối đại trong lịch sử tồn tại của vương quốc, tương đương với toàn bộ tỉnh Hồ Nam và một bộ phận các tỉnh Hồ Bắc, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng TâyGiang Tây ngày nay. 

Lưu thị Trường Sa quốc tính từ khi thành lập đến khi Tây Hán diệt vong đã trải qua tám đời vua, kéo dài tổng cộng 164 năm; tính cả Lưu Hưng thời Đông Hán thì có tổng cộng chín đời vua, trải 175 năm.

Danh sách Trường Sa vương họ Lưu

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Tây Hán 155 TCN-47 TCN
1 Trường Sa Định vương Lưu Phát (劉發) 28 155 TCN127 TCN con trai thứ 7 của Cảnh Đế
2 Trường Sa Đái vương Lưu Dong (劉庸) 27 127 TCN100 TCN con trai của Lưu Phát
3 Trường Sa Khoảnh vương Lưu Phụ Cù (劉鮒鮈/劉附朐)  17 100 TCN83 TCN con trai của Lưu Dong
4 Trường Sa Lạt vương Lưu Kiến Đức (劉建德) 34 83 TCN49 TCN con trai của Lưu Phụ
5 Trường Sa Dương vương Lưu Đán (劉旦) 2 49 TCN47 TCN con trai của Lưu Kiến Đức
6 Trường Sa Hiếu vương Lưu Tông (劉宗) 3 45 TCN42 TCN con trai của Lưu Kiến Đức
7 Trường Sa Mục vương Lưu Lỗ Nhân (劉魯人) 49 42 TCN7 con trai của Lưu Tông
8 Trường Sa vương Lưu Thuấn (劉舜) 2 79 con trai của Lưu Lỗ Nhân
9 Trường Sa vương Lưu Hưng (劉興) 11 2637 con trai của Lưu Thuấn

Dưới thời Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 289, Tấn Vũ Đế cải quận Trường Sa thành nước Trường Sa; con thứ Tư Mã Nghệ (司馬乂) được phong làm Trường Sa vương, song tại vị không lâu, sau bị giáng làm Thường Sơn vương (常山王). Năm 301 (dưới triều Tấn Huệ Đế), Tư Mã Nghệ được phục phong làm Trường Sa vương.

Trường Sa vương không sống ở Trường Sa quốc; chánh vụ do nội sử xử lý.

Năm 304, Nghệ mất, thụy là Lệ. Năm 308 (dưới triều Tấn Hoài Đế), con trai Tư Mã Nghệ là Tư Mã Thạc nối ngôi Trường Sa vương.

Trường Sa vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Tây Tấn
1 Trường Sa Lệ vương Tư Mã Nghệ (司馬乂) 3 289-291, 301-303 con thứ sáu của Tư Mã Viêm
2 Trường Sa vương Tư Mã Thạc (司馬碩) 4 308-311 con trai Tư Mã Nghệ

Đông Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Sa quận công không cai trị Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa tướng xử lý.

Trường Sa quận công

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Đông Tấn
1 Trường Sa Hoàn công Đào Khản (陶侃) 5 329-334
2 Trường Sa Mẫn Điệu thế tử Đào Chiêm (陶瞻) con trai Đào Khản
3 Trường Sa công Đào Hoằng (陶弘) con trai Đào Chiêm
4 Trường Sa công Đào Xước Chi (陶綽之) con trai Đào Hoằng
5 Trường Sa công Đào Diên Thọ (陶延壽) ?  ?-420 con trai Đào Xước Chi

Trường Sa tướng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư Mã Vô Kị (司馬無忌), tự Công Thọ, Tiếu Liệt vương, tại nhiệm: 343-344[1]
  • Tôn Phóng (孫放), tự Tề Trang, Thái Nguyên Trung Đô nhân, tại nhiệm thời Đông Tấn[2]
  • Viên Kiều (袁喬), tự Ngạn Thúc, Trần quận Dương Hạ nhân, tại nhiệm: 345-356[3]
  • La Hàm (羅含), tự Quân Chương, Quế Dương Lỗi Dương nhân, tại nhiệm thời Đông Tấn[4]
  • Cung Đăng (龔登), Vũ Lăng Hán Thọ nhân, tại nhiệm thời Đông Tấn[5]
  • Đào Diên Thọ (陶延壽), tại nhiệm thời Đông Tấn[6]
  • Phạm Thái (範泰), tự Bá Luân, Thuận Dương Sơn Âm nhân, tại nhiệm vào cuối thời Đông Tấn[7]

Dưới thời Lưu Tống

[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.

Trường Sa vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Lưu Tống
1 Trường Sa Cảnh vương Lưu Đạo Liên (劉道憐) 2 420-422 con trai thứ hai của Lưu Kiều
2 Trường Sa Thành Vương Lưu Nghĩa Hân (劉義欣)  ?-439 con trai cả của Lưu Đạo Liên
3 Trường Sa Điệu vương Lưu Cẩn (劉瑾)  ?-453 con trai cả của Lưu Nghĩa Hân
4 Trường Sa vương Lưu Toản (劉纂)  ?-478 con trai thứ hai của Lưu Cẩn

Trường Sa nội sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tạ Thuật (謝述), tự Cảnh Tiên, Trần quận Dương Hạ nhân, tại nhiệm vào đầu thời Lưu Tống[8]
  • Lục Huy (陸徽), tự Hưu Du, Ngô quận Ngô nhân, nhậm chức năm Nguyên Gia (424-453) thứ 21 (năm 444), từ chức năm Nguyên Gia thứ 23 (năm 446) [9][10]
  • Dữu Bỉnh Chi (庾炳之), tự Trọng Văn, Toánh Xuyên Yên Lăng nhân, tại nhiệm vào cuối năm Nguyên Gia.[11]
  • Tiêu Giản (蕭簡), Nam Lan Lăng nhân, tại nhiệm trong năm Nguyên Gia.[12]
  • Dữu Thâm Chi (庾深之), tự Ngạn Tĩnh, Tân Dã nhân, nhậm chức năm Nguyên Gia thứ 29 (năm 452).[13]
  • Dữu Bội Ngọc (庾佩玉), Toánh Xuyên nhân, tại nhiệm thời Lưu Tống.[14]
  • Hà Huệ Văn (何惠文), tại nhiệm dưới triều Lưu Tống Hiếu Vũ Đế, Lưu Tống Tiền Phế Đế.[15]
  • Khổng Linh Sản (孔靈產), tại nhiệm dưới triều Lưu Tống Minh Đế.[15]
  • Giang Mật (江謐), tự Lệnh Hòa, Tể Dương Khảo Thành nhân, tại nhiệm dưới triều Lưu Tống Minh Đế.[16]
  • Lưu Thuyên (劉悛), tự Sĩ Thao, Bành Thành An Thượng Lý nhân, tại nhiệm dưới triều Lưu Tống Minh Đế.[17] 

Dưới thời Nam Tề

[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.

Trường Sa vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Nam Tề
1 Trường Sa Uy vương Tiêu Hoảng (蕭晃) 11 479-490 con trai thứ tư của Tiêu Đạo Thành

Trường Sa nội sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giang Mật (江謐), tự Lệnh Hòa, Tể Dương Khảo Thành nhân, tại nhiệm thời Nam Tề.[18]
  • Lưu Hội (劉繪), tự Sĩ Chương, Bành Thành nhân, tại nhiệm thời Nam Tề.[19]
  • Lưu Quý Liên (劉季連), tự Huệ Tục, Bành Thành nhân, tại nhiệm thời Nam Tề.[20]

Dưới thời Lương

[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.

Trường Sa vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Lương
1 Trường Sa Tuyên Vũ vương Tiêu Ý (蕭懿) (truy phong) con trai trưởng của Tiêu Thuận
2 Trường Sa Nguyên vương Tiêu Nghiệp (蕭業) 20 503-523 con trai Tiêu Ý
3 Trường Sa Chương vương Tiêu Hiếu Nghiễm (蕭孝儼) 523-? con trai Tiêu Nghiệp
4 Trường Sa vương Tiêu Thận (蕭慎)  ?-557 con trai Tiêu Hiếu Nghiễm

Trường Sa nội sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư Mã Quýnh (司馬褧), tự Nguyên Tố, Hà Nội Ôn nhân, tại nhiệm dưới triều Lương Vũ Đế.[21]
  • Thôi Linh Ân (崔靈恩), Thanh Hà Vũ Thành nhân, tại nhiệm dưới triều Lương Vũ Đế.[22]
  • Khâu Trọng Phu (丘仲孚), tự Công Tín, Ngô Hưng Ô Trình nhân, tại nhiệm dưới triều Lương Vũ Đế.[23]
  • Vương Trùng (王沖), tự Trường Thâm, Lang Tà Lâm Nghi nhân, tại nhiệm dưới triều Lương Vũ Đế, Lương Nguyên Đế.[24] 
  • Chu Hoằng Trực (周弘直), tự Tư Phương, Nhữ Nam An Thành nhân, tại nhiệm dưới triều Lương Nguyên Đế.[25] 

 

Dưới thời Trần

[sửa | sửa mã nguồn]

Nói chung Trường Sa vương không sống tại Trường Sa quốc; chánh vụ do Trường Sa nội sử xử lý.

Trường Sa vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Thứ Thụy hiệu Danh tính Số năm tại vị Thời gian tại vị Ghi chú
Trường Sa quốc thời Trần
1 Trường Sa Tư vương Trần Quyền (陳權) (truy phong) con trai thứ ba của Trần Bá Tiên
2 Trường Sa vương Trần Thúc Kiên (陳叔堅) 20 569-589 con trai thứ tư của Trần Húc

Trường Sa nội sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phiền Mãnh (樊猛), tự Trí Vũ, Nam Dương Hồ Dương nhân, tại nhiệm vào năm Thái Kiến (569-582).[26] 

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 7
  2. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 52
  3. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 53
  4. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 62
  5. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 64
  6. ^ Tấn thư, liệt truyện quyển 69
  7. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 20
  8. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 20
  9. ^ Tống thư, bản kỉ quyển 5
  10. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 52
  11. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 13
  12. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 38
  13. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 39
  14. ^ Tống thư, liệt truyện quyển 43
  15. ^ a b Tống thư, liệt truyện quyển 44
  16. ^ Nam Tề thư, liệt truyện quyển 12
  17. ^ Nam Tề thư, liệt truyện quyển 18
  18. ^ Nam Tề thư, liệt truyện quyển 12
  19. ^ Nam Tề thư, liệt truyện quyển 29
  20. ^ Nam Tề thư, liệt truyện quyển 14
  21. ^ Lương thư, liệt truyện quyển 34
  22. ^ Lương thư, liệt truyện quyển 42
  23. ^ Lương thư, liệt truyện quyển 47
  24. ^ Trần thư, liệt truyện quyển 11
  25. ^ Trần thư, liệt truyện quyển 18
  26. ^ Trần thư, liệt truyện quyển 25
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)
[Review sách] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ -
[Review sách] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - "Bản nhạc" trong trẻo dành cho người lớn
Ngọt ngào, trong trẻo là những cụm từ mình muốn dành tặng cho cuốn sách Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
Tổng quan về EP trong Tensei Shitara Slime Datta Ken
EP có nghĩa là Giá Trị Tồn Tại (存在値), lưu ý rằng EP không phải là ENERGY POINT như nhiều người lầm tưởng