Trận Gross-Jägersdorf

Trận Gross-Jägersdorf
Một phần của cuộc Chiến tranh Bảy năm

Trận Gross-Jägersdorf
Thời gian30 tháng 8 năm 1757[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Nga chiến thắng
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Nga Đế quốc Nga
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Hans von Lehwaldt[2] Nga Stepan F. Apraksin[3]
Lực lượng
24.700[4] – 25.000 quân[5] 55.000[4] – 80.000 quân[5]
Thương vong và tổn thất
123 sĩ quan, 159 sĩ quan cấp thấp và 4.238 binh lính thương vong, Trung tướng Von Dohna bị thương. 17 pháo trung đoàn và 11 pháo dã chiến hạng nặng bị mất [6] 278 sĩ quan và 5.711 binh lính thương vong, trong số đó 1.487 tử trận. Tướng Lopukhin bị bắt[6]

Trận Gross-Jägersdorf là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy nămchâu Âu,[7], đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1757 trong cuộc tấn công Đông Phổ lần đầu tiên của quân đội Nga hoàng.[8] Trong trận chiến này, với ưu thế áp đảo về mặt quân số,[9] quân đội Đế quốc Nga dưới quyền chỉ huy của Nguyên soái Stepan F. Apraksin đã giành chiến thắng vang dội trước các cuộc tấn công không được phối hợp tốt của quân đội Phổ dưới sự chỉ huy của Thống chế Hans von Lehwaldt,[10][11][12] chỉ 2 tháng sau thất bại của nhà Vua Friedrich II của Phổ (Friedrich Đại đế) trước quân đội Áo Habsburg trong trận Kolín.[13] Trận đánh đã đem lại thiệt hại nặng nề cho cả hai phe tham chiến,[12] và buộc người Phổ phải triệt thoái[6]. Chiến thắng của quân Nga tại Gross-Jägersdorf đã khiến cho quân Phổ bắt đầu phải nể phục trước khả năng chiến đấu của họ – điều này sẽ còn tăng thêm trong trận Zorndorf (1758) và trận Kunersdorf (1759).[14] Trận đánh cũng chứng tỏ ưu thế của lực lượng Pháo binh Nga so với đối phương.[15] Tình hình cho thấy là con đường đến Berlin của quân đội Nga đã rộng mở, và Apraksin có thể sẽ đánh chiếm toàn bộ vùng Đông Phổ.[9] Mặc dù vậy, người Nga đã không thể khai thác chiến quả của mình.[16]

Sau khi chiếm được Memel (tại Litva ngày nay) vào đầu tháng 7 năm 1757, quân đội Nga do Apraksin chỉ huy đã tiến vào Đông Phổ.[6] Các lực lượng của ông đã vượt sông Pregel gần làng Gross-Jägersdorf[9]. Mặc dù đội quân Phổ dưới quyền của Von Lehwaldt bị áp đảo nặng nề về mặt quân số, ông hiểu những huấn lệnh của Friedrich Đại đế theo một cách táo bạo[10], và quyết định tiến công đối phương[9]. Nhận thấy quân Nga kéo dài chiến tuyến của mình trên hơn 3,22 km từ hướng tây bắc tới đông nam, quân Phổ công kích địch thủ từ phía đông nam. Trong khi lực lượng kỵ binh Phổ đánh thốc vào 2 bên sườn của Nga, quân bộ binh Phổ tiến thẳng vào khu rừng ở trung tâm. Trong khi người Nga gấp rút khai triển các đội hình đang hành quân vào trận tuyến, có nguy cơ là quân Phổ sẽ đột phá một tuyến thưa thớt của quân Nga rồi sau đó bao vây và tiêu diệt từng đơn vị riêng biệt.[17] Người Phổ đã bắt được tướng Lopukhin của Nga.[6] Nhưng rồi, tướng Pyotr A. Rumyantsev đã tập hợp các trung đoàn của trung quân Nga, đánh bật quân bộ binh Phổ ra khỏi rừng bằng một đòn tấn công quyết liệt và chấm dứt hoàn toàn khả năng thắng trận của quân Phổ. Hệ thống phòng ngự chặt chẽ của quân Nga, với hỏa lực pháo binh và quân số áp đảo, đã buộc Lehwaldt phải từ bỏ.[17][18]

Quân đội Phổ đã triệt thoái trong trật tự tốt về doanh trại, và không bị quân đội Nga truy kích[6][19]. Đây là thắng lợi đầu tiên của Nga trong cuộc chiến tranh.[20] Song, sau trận đánh, Apraksin đã chấm dứt bước tiến của mình và rút quân về nghỉ đông do hệ thống hậu cần yếu kém, dịch bệnh lan tràn và tổn thất nặng nề của quân Nga trong trận Gross-Jägersdorf.[9][17] Điều này cũng có động cơ chính trị: Aspraksin nhận thấy Nữ hoàng Elizaveta của Nga đã lâm trọng bệnh và không muốn đụng chạm với Nga hoàng tương lai Pyotr III – một người rất ngưỡng mộ Friedrich Đại đế của Phổ.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Frank W. Brecher, Losing a Continent: France's North American Policy, 1753-1763, trang 116
  2. ^ Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, HarperCollins (Firm), The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present, trang 732
  3. ^ Simon Dixon, The Modernisation of Russia, 1676-1825, trang 41
  4. ^ a b Micheal Clodfelter, Warfare and armed conflicts: a statistical reference to casualty and other figures, 1500-2000, trang 84
  5. ^ a b Charles Booth Brackenbury, Frederick the Great, trang 159
  6. ^ a b c d e f 1757-08-30 - Battle of Gross-Jägersdorf
  7. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 2, trang 412
  8. ^ Christopher Duffy, Russia's military way to the West: origins and nature of Russian military power, 1700-1800, các trang 71-76.
  9. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên spencerctucker
  10. ^ a b c Simon Millar, Rossbach and Leuthen 1757: Prussia's Eagle Resurgent, trang 7
  11. ^ Robert Bell, Russia, Tập 2, trang 227
  12. ^ a b Robert B. Asprey, Frederick the Great: the magnificent enigma, trang 465
  13. ^ Richard Holmes, Martin Marix Evans, Battlefield: decisive conflicts in history, trang 93
  14. ^ Daniel Marston, The Seven Years' War, các trang 41-42.
  15. ^ Jeremy Black, Eighteenth century Europe 1700-1789, trang 311
  16. ^ Jonathan Randall White, The Prussian Army, 1640-1871, trang 135
  17. ^ a b c David R. Stone, A Military History of Russia: From Ivan the Terrible to the War in Chechnya, trang 71
  18. ^ A History of Russia, trang 306
  19. ^ Herbert Tuttle, Herbert Baxter Adams, History of Prussia..., Tập 4, trang 110
  20. ^ H. M. Scott, The Emergence of the Eastern Powers, 1756-1775, trang 52

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan