Triệu Quốc Mạnh

Triệu Quốc Mạnh
Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn – Gia Định
Nhiệm kỳ
28 tháng 4 năm 1975 – 30 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệmTrang Sĩ Tấn
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Thông tin cá nhân
Sinh1941
Trà Vinh, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
 Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpChính khách, luật sư, thẩm phán, giảng viên
Phục vụ trong quân đội
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Bộ Chỉ huy Cảnh sát Đô thành Sài Gòn

Triệu Quốc Mạnh (sinh năm 1941) là luật sư, thẩm phán, giảng viên và chính khách đối lập thời Việt Nam Cộng hòa, cựu Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn – Gia Định trong thời gian ngắn vào cuối tháng 4 năm 1975.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế và học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Quốc Mạnh sinh năm 1941 tại tỉnh Trà Vinh thời Pháp thuộc. Sau khi Nhật đầu hàngPháp quay trở lại Đông Dương vào cuối năm 1945, thì cũng là lúc ông cùng bố mẹ mình từ quê Trà Vinh lên định cư tại Sài Gòn.[1] Ông tốt nghiệp Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và tiếp tục theo học chương trình Tiến sĩ Kinh tế. Về sau ông trở thành vị thẩm phán trẻ tuổi nhất trong ngành tư pháp Việt Nam Cộng hòa khi mới 23 tuổi.[2] Năm 1971, ông được bổ nhiệm làm Đệ nhất Phó Biện lý Tòa Sơ thẩm Sài Gòn – Gia Định.[3]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh nghề thẩm phán, Triệu Quốc Mạnh còn bí mật tham gia hoạt động ngầm cho phía cộng sản. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1 tháng 6 năm 1966 tại mật khu Gò Đen, tỉnh Long An và được tổ chức chỉ thị phải tìm cách thâm nhập vào sâu trong bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngoài ra, ông từng là thành viên thuộc Ban Trí vận Mặt trận Sài Gòn – Gia Định,[4] một tổ chức quy tụ lực lượng thuộc thành phần thứ ba và tham gia vào các phong trào thanh niên, nhân sĩ trí thức phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông cũng chính là một trong số những người tiên phong thành lập Tổ chức Nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris, góp phần thúc đẩy nền hòa bình cho cả hai miền Nam Bắc.[1]

Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương Văn Minh đã bổ nhiệm ông làm Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn – Gia Định thay thế Trang Sĩ Tấn vào tối ngày 28 tháng 4 năm 1975.[5] Ông chính thức thi hành nhiệm vụ vào sáng 29 tháng 4 khi tới trụ sở Nha Cảnh sát Đô thành ra lệnh thả hết tù chính trị, cấm nổ súng và án binh bất động rồi cho giải thể bộ phận cảnh sát đặc biệt.[1][6] Đêm hôm đó, để bảo đảm tính mạng, ông không về nhà mà đến ở nhờ chỗ khác.[7] Dù ông chỉ giữ chức vụ này có một ngày, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc tránh đổ máu và tạo điều kiện thuận lợi cho Quân Giải phóng tiếp quản Sài Gòn một cách nhanh chóng và tương đối hòa bình.

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, luật sư Triệu Quốc Mạnh tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực pháp lý và giáo dục. Từ năm 1988 đến năm 1995, ông là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.[8] Ông cũng giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những người sáng lập Trường Đại học Văn Hiến vào năm 1995. Ngoài ra, ông từng là Trọng tài viên của Tòa án Trọng tài Quốc tế tại Paris (1996–1998). Hiện tại, ông là Trưởng Văn phòng Luật sư M&C tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hồi ức Sài Gòn thời chiến tranh, Nhà xuất bản Trẻ, 2023
  • Pháp luật đại cương và Nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, 2022.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Minh Anh (ngày 2 tháng 7 năm 2023). "Có một Sài Gòn sống động trong những ngày binh lửa". Người Đô Thị Online. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  2. ^ Nhật Trường (ngày 30 tháng 4 năm 2022). "24 giờ làm Cảnh sát trưởng Sài Gòn - Gia Định". Báo Đại Biểu Nhân Dân. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  3. ^ Hà Bình Nhưỡng (ngày 9 tháng 5 năm 2005). "Người một ngày làm chỉ huy cảnh sát đô thành". Công an Nhân dân Online. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  4. ^ Lê Hùng Khoa (ngày 12 tháng 6 năm 2013). "Người luật sư làm "tê liệt" cảnh sát Sài Gòn - Gia Định". Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  5. ^ Hải Duyên (ngày 1 tháng 5 năm 2020). "Cảnh sát trưởng Sài Gòn - Gia Định trong 24 giờ". VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  6. ^ Tiziano Terzani (2020). Giải Phóng. Nguyễn Hiền Thu biên dịch. Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. tr. 94. ISBN 978-604-57-6272-1.
  7. ^ Triệu Quốc Mạnh (ngày 19 tháng 4 năm 2005). "Cảnh sát trưởng 24 giờ". Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
  8. ^ Nguyễn Bắc Sơn (ngày 25 tháng 4 năm 2017). "Viết nhân ngày 30/4 - Kỳ 4: Gặp Đô trưởng cảnh sát ngày ấy…". Báo Tiền phong. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2025.
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Trang Sĩ Tấn
Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Đô thành Sài Gòn – Gia Định
28 tháng 4 năm 1975 – 30 tháng 4 năm 1975
Kế vị:
Cuối cùng
Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc