Tuyến Silom

Tuyến BTS Silom
สายสีลม
BTS Train đang vào Ga Ratchadamri
Tổng quan
Vị tríBangkok
Ga đầuSân vận động quốc gia
Ga cuốiBang Wa
Nhà ga14
Dịch vụ
KiểuTàu điện ngầm
Hệ thốngBTS Skytrain
Trạm bảo trìMo Chit, Bang Wa, Khu Khot (dự phòng)
Lịch sử
Hoạt độngNgày 5 tháng 12 năm 1999
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến14,67 km (9,12 mi)
Số đường ray2
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8 12 in) đường sắt khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóa750 V DC
Hệ thống tín hiệuBombardier CITYFLO 450 moving block CBTC ATC under ATO GoA 2 (STO), with subsystems of ATP, ATS and CBI[1][2]
Bản đồ hành trình

Sân vận động quốc gia
 BTS  (Up arrow Khu Khot – Kheha Down arrow)
Siam
Ratchadamri
 MRT : Si Lom (Left arrow Lak Song – Tha Phra (thông qua Bang Sue) Right arrow)
Sala Daeng
Chong Nonsi
Saint Louis
Surasak
Cao tốc Si Rat
Saphan Taksin
Sông Chao Phraya
Krung Thonburi  BTS 
 SRT  (kế hoạch): (Hua Lamphong Up arrow)
 MRT  (kế hoạch): (Left arrow Khlong Bang Phai – Rat Burana Right arrow)
Wongwian Yai
Pho Nimit
Talat Phlu
SRT Đường sắt Maeklong ( SRT  kế hoạch): (Maha Chai Down arrow)
Wutthakat
Bang Wa
 MRT : (Left arrow Lak Song – Tha Phra (thông qua Bang Sue) Right arrow)
Light Depot

Tuyến BTS Silom (tiếng Thái: รถไฟฟ้า สายสีลม) hoặc Tuyến xanh lá đậm, là một tuyến tàu điện ngầm thuộc BTS Skytrain tại Bangkok, Thái Lan. Nó được quản lý bởi Bangkok Mass Transit System PCL (BTSC), một công ty con thuộc BTS Group Holdings, dưới sự nhượng quyền của Chính quyền Đô thị Bangkok (BMA). Tuyến Silom chủ yếu phục vụ tại tuyến đường Silom và Sathon, quận kinh doanh trung tâm của Bangkok, ga cuối đặt tại Sân vận động quốc giaBang Wa. Tổng chiều dài tuyến là 14,67 km bao gồm 14 nhà ga.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu tuyến bao gồm 7 nhà ga từ Sân vận động Quốc gia (W1) đến Saphan Taksin (S6) khi BTS lần đầu tiên mở cửa vào ngày 5 tháng 12 năm 1999. Nhà ga S4 không nằm trong kế hoạch ban đầu được hoàn thành vào năm 2021. Một đoạn mở rộng 2,2 km bắc qua sông đến Wongwian Yai (S8) mở cửa vào ngày 15 tháng 5 năm 2009 sau 2 năm trì hoãn. Đoạn 5,3 km mở rộng bao gồm 4 nhà ga từ Wongwian Yai (S8) đến Bang Wa (S12) mở cửa vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 sau khi bị trì hoãn bởi trận lụt Bangkok năm 2011.

Công trình hiện tại và mở rộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng hợp các công trình mở rộng của tuyế BTS Silom:

  • 5 tháng 12 năm 1999: Sân vận động Quốc gia (W01) – Saphan Taksin (S06)
  • 15 tháng 5 năm 2009: Saphan Taksin (S06) – Wong Wian Yai (S08)
  • 12 tháng 1 năm 2013: Wong Wian Yai (S08) – Pho Nimit (S09)[3]
  • 14 tháng 2 năm 2013: Pho Nimit (S09) – Talat Phlu (S10)
  • 5 tháng 12 năm 2013: Talat Phlu (S10) – Bang Wa (S12)
  • 8 tháng 2 năm 2021: Saint Louis (S4)

Mở rộng lần 1 đến Wong Wian Yai

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 18 tháng 10 năm 2005, không đạt được sự chấp thuận từ chính phủ, Chính quyền Đô thị Bangkok (BMA) quyết định tài trợ và hoàn thành 2,2 kilômét (1,4 mi) tuyến Silom mở rộng đến ga Krung Thonburi (S07) và ga Wongwian Yai (S08). Công trình được khởi công vào ngày 13 tháng 12 năm 2005 và hoàn thành trong 2 năm sau đó. Tuy nhiên, do gặp phải vấn đề đấu thầu và lắp đặt hệ thống tín hiệu Bombardier mới nên đẩy lùi thời gian mở cửa. Sau đó chính thức hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 2009. Tuy nhiên, ke ga đơn tại ga Saphan Taksin chỉ có một đường ray, dẫn đến tình trạng trì hoãn giờ cao điểm. Vào năm 2012, BMA công bố kế hoạch phá dỡ ga Saphan Taksin trong tương lai. Kế hoạch hiện tại sẽ xây dựng ke ga mới để loại bỏ tình trạng ùn tắc và giúp cho nhà ga liên kết tốt với các bến phà. Kế hoạch bao gồm tái thiết kế đường cầu cạn để khớp với nhà ga mới.

Mở rộng lần 2 đến Bang Wa

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần mở rộng 5,3 km bao gồm 4 nhà ga từ Wongwian Yai (S8) đến Bang Wa (S12) tại quận Phasi Charoen khởi công từ quý 2 năm 2011 với tiến độ hoàn thành vào cuối năm 2012. Chỉ có các nhà ga thiết kế dạng cầu cạn được hoàn thành trước. Tuy nhiên, công trình bị trì hoãn vài tháng do tình trạng lụt ở Bangkok vào cuối năm 2011. Pho Nimit mở cửa ngày 12 tháng 1 năm 2013, Talat Phlu mở cửa ngày 14 tháng 2 2013, và hai nhà ga cuối cùng mở cửa ngày 5 tháng 12 năm 2013.[4] Đoạn mở rộng được vận hành bởi 6 đoàn tàu cùng đưa đón do chưa hoàn thành đoạn Wongwian Yai (S8) và Talat Phlu (S10). Hai ga còn lại Wutthakat (S11) và Bang Wa (S12) mở cửa ngày 5 tháng 12 năm 2013.

Ga Saint Louis (S4) – Tuyến Silom

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2018, quyết định xây dựng ga Saint Louis (S4) (ban đầu là Sueksa Wittaya).[5] Công trình nhà ga bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 và đạt 25% khối lượng tính đến cuối năm 2019.[6] Đến tháng 8 năm 2020, công trình đạt 50% nhưng trễ 30% tiến độ do ảnh hưởng của COVID.[7]

Nhà ga mở cửa vào ngày 8 tháng 2 năm 2021.[8]

Route map as of 2015
Cầu cạn giữa SiamRatchadamri
Tên ga Chuyển đổi Vị trí
Tiếng Anh Thái
Sân vận động quốc gia
(RTGS: Sanam Kila Haeng Chat)
สนามกีฬาแห่งชาติ Pathum Wan Bangkok
Siam
(RTGS: Sayam)
สยาม  BTS 
Ratchadamri ราชดำริ
Sala Daeng ศาลาแดง  MRT  Bang Rak
Chong Nonsi ช่องนนทรี  MRL  Kết nối với BRT
Saint Louis
(RTGS: Sen Lui)
เซนต์หลุยส์ Bang RakSathon
Surasak สุรศักดิ์
Saphan Taksin สะพานตากสิน Kết nối với Chao Phraya Express BoatSathon Pier
Krung Thon Buri กรุงธนบุรี  BTS  Khlong San
Wongwian Yai วงเวียนใหญ่  MRT  (chấp nhận)  SRT  (Kế hoạch)
Pho Nimit โพธิ์นิมิตร Thon Buri
Talat Phlu ตลาดพลู [Kết nối với BRT]
Wutthakat วุฒากาศ  SRT  (Kế hoạch)[9] Thon BuriChom Thong
Bang Wa บางหว้า  MRT  Phasi Charoen

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mass transit signalling”. Bombardier Transportation (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 1 Tháng Một năm 2022. Truy cập 16 Tháng sáu năm 2020.
  2. ^ “Bombardier Projects in Mass-transit signalling” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ 23 Tháng mười một năm 2021.
  3. ^ “Sukhumbhand woos commuters”. The Nation. nationmultimedia.com. 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập 26 Tháng sáu năm 2014.
  4. ^ “BTS Skytrain starts it's [sic] new station Pho Nimit today and comimg more near to metro park sathorn”. metroparksathorn.com. 12 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 1 Tháng Một năm 2014. Truy cập 26 Tháng sáu năm 2014.
  5. ^ “ไฟเขียว BTS ขึ้นค่าตั๋วส่วนต่อขยาย 16 เมษาฯ เร่งเชื่อม'หมอชิต-เซ็นทรัลลาดพร้าว' สิงหาฯนี้”. Prachachat. Bangkok. 4 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ “20 ปีบีทีเอสจาก 35 ขบวนจ่อ 98 ขบวน ปีที่ 21 ของรถไฟฟ้าสายแรกเมืองไทย”. Thairath. Bangkok. 30 tháng 12 năm 2019.
  7. ^ “บีทีเอส"สร้างครึ่งทางแล้วเปิดต้นปี 64”. Dailynews. Bangkok. 25 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ 9 tháng Bảy năm 2018. Truy cập 11 Tháng mười hai năm 2022.
  8. ^ “บีทีเอสเปลี่ยนชื่อสถานี ศึกษาวิทยา เป็น"เซนต์หลุยส์" ตามชื่อโรงพยาบาล-โรงเรียน ในพื้นที่ พร้อมเปิดสถานี ให้บริการประชาชน เดือนก.พ.นี้”. Spring News.
  9. ^ “การรถไฟแห่งประเทศไทย State Railway of Thailand”. www.railway.co.th. Bản gốc lưu trữ 30 tháng Bảy năm 2020. Truy cập 3 Tháng tư năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan