USS Lindsey (DM-32)

Tàu khu trục USS Lindsey (DM-32) ngoài khơi San Pedro, California, 5 tháng 9 năm 1944.
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Lindsey (DM-32)
Đặt tên theo Eugene E. Lindsey
Xưởng đóng tàu Bethlehem Steel Corporation, San Pedro, California
Đặt lườn 12 tháng 9 năm 1943
Hạ thủy 5 tháng 3 năm 1944
Người đỡ đầu bà Eugene E. Lindsey
Nhập biên chế 20 tháng 8 năm 1944
Xuất biên chế 25 tháng 5 năm 1946
Xếp lớp lại DM-32, 19 tháng 7 năm 1944
Xóa đăng bạ 1 tháng 10 năm 1970
Danh hiệu và phong tặng 2 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Bị bán để tháo dỡ
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Robert H. Smith
Trọng tải choán nước 2.200 tấn Anh (2.200 t) (tiêu chuẩn)
Chiều dài 376 ft 6 in (114,76 m)
Sườn ngang 40 ft 10 in (12,45 m)
Mớn nước 18 ft 10 in (5,74 m)
Động cơ đẩy
Tốc độ 34 hải lý trên giờ (63 km/h; 39 mph)
Tầm xa 4.600 nmi (8.500 km) ở tốc độ 15 kn (28 km/h)
Tầm hoạt động 740 tấn Anh (750 t) dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 363
Vũ khí

USS Lindsey (DD-771/DM-32/MMD-32) là một tàu khu trục rải mìn lớp Robert H. Smith được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Con tàu được đặt theo tên Thiếu tá Hải quân Eugene E. Lindsey (1902-1942), Chỉ huy Liên đội Ném ngư lôi 6 (VT-6) trên tàu sân bay USS Enterprise (CV-6), người đã tử trận khi dẫn đầu phi đội tấn công hạm đội đối phương trong Trận Midway và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Bị hư hại nặng do máy bay Kamikaze đánh trúng trong Trận Okinawa, nó được kéo về Hoa Kỳ để sửa chữa, nhưng cho xuất biên chế không lâu sau đó và bị bỏ không trong thành phần dự bị, cho đến khi bị rút đăng bạ và tháo dỡ năm 1970. Lindsey được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lindsey được đặt lườn, như là tàu khu trục DD-771 thuộc lớp Allen M. Sumner, vào ngày 12 tháng 9 năm 1943 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel CompanySan Pedro, California, và được hạ thủy vào ngày 5 tháng 3 năm 1944; được đỡ đầu bởi bà Eugene E. Lindsey, vợ góa Thiếu tá Lindsey. Nó được xếp lại lớp như một tàu khu trục rải mìn với ký hiệu lườn DM-32 vào ngày 19 tháng 7 năm 1944 trước khi nhập biên chế vào ngày 20 tháng 8 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân T. E. Chambers.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng biển phía Nam California, Lindsey khởi hành từ San Francisco vào ngày 25 tháng 11 năm 1944, ghé qua Trân Châu Cảng và tiếp tục thực hành huấn luyện trước khi đi đến Ulithi vào ngày 3 tháng 2 năm 1945. Lên đường để tham gia trận Iwo Jima vào sáng ngày 8 tháng 2, nó đã hoạt động ngoài khơi Iwo Jima từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 2, vô hiệu hóa sáu khẩu pháo đối phương và bắn hải pháo để hỗ trợ cho hoạt động của các tàu quét mìn. Nó quay trở về Ulithi vào ngày 23 tháng 2, và chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ tiếp theo lên Okinawa.

Những hư hại phía trước tàu và cấu trúc thượng tầng sau khi bị hai máy bay Kamikaze đâm trúng ngoài khơi Okinawa hai ngày trước đó, 12 tháng 4 năm 1945.

Khởi hành vào ngày 19 tháng 3, Lindsey đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 24 tháng 3, và bắt đầu các hoạt động quét mìn các luồng ra vào bãi đổ bộ nhằm chuẩn bị cho cuộc đổ bộ. Sau khi binh lính Thủy quân Lục chiến đặt chân lên hòn đảo từ ngày 1 tháng 4, nó chuyển sang nhiệm vụ bắn phá các vị trí đối phương và giúp vận chuyển thương binh đến các tàu bệnh viện. Xế trưa ngày 12 tháng 4, nó chịu đựng một đợt tấn công cảm tử Kamikaze với số lượng lớn; pháo thủ trên tàu đã liên tiếp bắn trúng bảy máy bay tấn công tự sát, nhưng không ngăn được hai chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val", vốn đã bị hư hại do hỏa lực phòng không và mất kiểm soát, đâm trúng chiếc tàu khu trục.[2] Vụ nổ do chiếc "Val" thứ hai đã phá hủy khoảng 60 ft (18 m) phần mũi tàu. Chỉ có những nỗ lực kiểm soát hư hỏng và sự cơ động khéo léo chạy lui hết mức của Trung tá Chambers hạm trưởng đã giúp các vách ngăn còn lại chịu đựng được áp lực nước, không bị ngập nước các phòng nồi hơi và động cơ, và giúp con tàu không bị chìm. Tuy nhiên trận chiến đã khiến 57 người tử trận và 57 người khác bị thương.[2]

Lindsey được kéo rút lui về Kerama Retto và ở lại đây trong hai tuần để sửa chữa những hư hại trong chiến đấu. Đến ngày 28 tháng 4, nó được kéo về Guam, và sau khi đến nơi vào ngày 6 tháng 5, được sửa chữa với một mũi tàu giả tạm thời. Nó khởi hành bằng chính động lực của nó vào ngày 8 tháng 7 cho hành trình quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua và kênh đào Panama và về đến Norfolk, Virginia vào ngày 19 tháng 8.

Sau khi được sửa chữa tại Xưởng hải quân Norfolk, Lindsey khởi hành đi Charleston, South Carolina vào ngày 6 tháng 3, 1946, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 25 tháng 5, 1946 và được đưa về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 10, 1970.

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lindsey được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Silverstone 1965, tr. 212
  2. ^ a b Smith 2014, tr. 109-110

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Friedman, Norman (2004). U.S. Destroyers An Illustrated Design History. Annapolis: Naval Institute Press. ISBN 9781557504425.
  • Gardiner, Robert; Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships, 1922–1946. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 978-0-87021-913-9. OCLC 18121784.
  • Silverstone, Paul H (1965). U.S. Warships of World War II. Ian Allan. ISBN 0-87021-773-9.
  • Smith, Peter C (2014). Kamikaze To Die For The Emperor. Barnsley, UK: Pen & Sword Books Ltd. ISBN 9781781593134.
  • Naval Historical Center. Lindsay (DM-32). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Tổng quan về sức mạnh Titan trong Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
NFC và những ứng dụng thú vị của nó
Chúng ta thường quan tâm đến Wifi, Bluetooth, Airdrop mà bỏ qua NFC và những ứng dụng thú vị của nó