Usain Bolt

Usain Bolt

Bolt tại Olympics 2016

Biệt danh: Tia chớp đen
Quốc gia đại diện: Jamaica
Câu lạc bộ: Racers Track Club
Ngày sinh: 21 tháng 8, 1986 (38 tuổi)[1]
Nơi sinh: Sherwood Content, Trelawny, Jamaica[2]
Nơi cư trú: Kingston, Jamaica
Chiều cao: 1,95m (6 feet 5 inch)[3][4]
Cân nặng: 94 kilôgam (207 lb)[4]
Medal record
Men's athletics
Đại diện cho  Jamaica
Sự kiện 1 2 3
Thế vận hội Mùa hè 8 0 0
Giải vô địch thế giới 11 2 0
Giải vô địch thế giới tiếp sức 0 1 0
CAC Championships 1 0 0
Commonwealth Games 1 0 0
Giải vô địch thiếu niên thế giới 1 2 0
Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới 1 0 0
Tổng cộng 24 5 0
Sự kiện 1 2 3
100 m 6 0 0
200 m 10 1 0
4×100 m tiếp sức 8 3 0
4×400 m tiếp sức 0 1 0
Điền kinh
Thế vận hội
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Bắc Kinh 2008 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Bắc Kinh 2008 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Bắc Kinh 2008 4 × 100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Luân Đôn 2012 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Luân Đôn 2012 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Luân Đôn 2012 4 × 100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Rio de Janeiro 2016 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Rio de Janeiro 2016 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Rio de Janeiro 2016 4 × 100 m tiếp sức
Giải vô địch thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Berlin 2009 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Berlin 2009 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Berlin 2009 4 × 100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2011 Daegu 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2011 Daegu 4×100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Moscow 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Moscow 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2013 Moscow 4×100 m tiếp sức
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2015 Beijing 100 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2015 Beijing 200 m
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2015 Beijing 4×100 m tiếp sức
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2007 Osaka 200 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2007 Osaka 4×100 m tiếp sức
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2017 London 100 m
World Relay Championships
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2015 Nassau 4×100 m tiếp sức
CAC Championships
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2005 Nassau 200 m
Commonwealth Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2014 Glasgow 4×100 m tiếp sức
Giải vô địch thiếu niên thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Kingston 2002 200 m
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Kingston 2002 4 × 100 m tiếp sức
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Kingston 2002 4 × 400 m tiếp sức
Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Sherbrooke 2003 200 m
Đại diện cho Americas
World Cup
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2006 Athens 200 m

Usain St. Leo Bolt (sinh 21 tháng 8 năm 1986) là một cựu vận động viên điền kinh huyền thoại người Jamaica. Anh là người đang giữ kỷ lục thế vận hội và thế giới ở các nội dung chạy 100 mét với thời gian 9,58 giây, 200 mét với thời gian 19,19 giây và cùng với các đồng đội chia sẻ kỷ lục ở nội dung chạy 4 x 100 mét tiếp sức với thời gian 36,84 giây. Bolt đã trở thành nam vận động viên đầu tiên đoạt huy chương vàng ở cả ba nội dung trên tại một kỳ Thế vận hội kể từ sau vận động viên Carl Lewis tại Los Angeles năm 1984, và cũng là nam vận động viên đầu tiên trong lịch sử lập kỷ lục mới ở cả ba nội dung cao quý này của bộ môn điền kinh tại một kỳ Thế vận hội. Do những thành tích nổi bật trong các nội dung chạy nước rút mà giới truyền thông đã đặt cho anh biệt danh "Bolt tia chớp" ("Lightning Bolt").[3]

Bolt bắt đầu gây sự chú ý khi anh giành huy chương vàng ở nội dung 200m tại giải World Junior Championships năm 2002 được tổ chức tại Kingston, Jamaica, trở thành vận động viên trẻ nhất dành huy chương vàng trong lịch sử của giải. Năm 2004, tại CARIFTA Games, Bolt lại trở thành vận động viên trẻ đầu tiên có thành tích dưới 20 giây ở nội dung chạy 200m với 19,93 giây, hơn kỷ lục cũ của Roy Martin ở giải World Junior Championships số thời gian là 2 phần 10 giây. Ngoài ra Bolt cũng lập một số kỷ lục trong các cuộc thi cho các vận động viên trẻ khác.

Bolt bước vào đấu trường chuyên nghiệp năm 2004 nhưng bỏ lỡ hầu hết hai mùa giải đầu tiên do chấn thương; tại Thế vận hội Mùa hè 2004, trước một đấu trường quá lớn và do nôn nóng, anh bị loại ngay từ vòng một nội dung 200m. Năm 2007, Bolt giành thắng lợi tại nội dung 200m tại giải Don Quarrie, lập kỷ lục quốc gia Jamaica với thời gian chạy 19,75 giây. Tháng 5 năm 2008, Bolt lập kỷ lục thế giới nội dung 100m đầu tiên của anh với thời gian 9,72 giây, vượt qua thành tích tốt nhất trước đó của chính mình, 9,76 giây, mà anh đã đạt được cũng trong tháng đó.[5]

Usain Bolt từng đoạt tất cả huy chương vàng về các nội dung chạy 100m, 200m, và 4X100m tiếp sức nam tại 3 kỳ Thế vận hội Mùa hè 2008, 20122016; và đang giữ kỷ lục thế giới về chạy đua 100m và 200m.

Bản thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bolt được sinh ra tại Trelawny, Jamaica, 1986 và lớn lên với bố mẹ anh, Jennifer và Wellesley Bolt, cùng với một anh trai và một chị gái Sherine.[6][7] Bố mẹ anh điều hành một cửa hàng tạp phẩm ở vùng nông thôn, còn Bolt thường dành thời gian chơi bóng đácricket với anh trai trên đường phố,[8] sau này anh cũng nói, "Khi còn bé, tôi thực sự không nghĩ đến gì khác ngoài những môn thể thao".[9]

Khi còn bé, Bolt nhập học trường tiểu học và trường học dành cho mọi lứa tuổi Waldensia, và chính tại đây, cậu đã lần đầu tiên bộc lộ tiềm năng chạy nước rút của mình, khi đại diện khu Waldensia tham gia chạy trong lễ hội hằng năm cho các trường tiểu học toàn quốc.[3] Đến năm 12 tuổi, Bolt đã trở thành vận động viên chạy nhanh nhất của trường ở cự ly 100 mét.[10]

Cùng với việc nhập học trường Trung học vinh danh William Knibb, Bolt tiếp tục chú tâm vào những môn thể thao khác, nhưng huấn luyện viên môn crickê của anh đã chú ý đến tốc độ trong những bước chạy băng về đích của Bolt và do đó đã khuyên anh tham gia những sự kiện điền kinh.[11] Pablo McNeil, nguyên là một vận động viên chạy 100 mét Olympic,[12] và Dwayne Barrett đã huấn luyện Bolt, và khuyến khích anh tập trung vào việc nâng cao những kỹ năng môn chạy. Ngôi trường Bolt học có một bề dày thành tích trong bộ môn điền kinh với những học viên cũ, trong đó có vận động viên chạy Michael Green.[3] Bolt giành được huy chương đầu tiên của giải chạy hàng năm cho các trường trung học vào năm 2001, là huy chương bạc ở nội dung 200 mét với thời gian 22,04 giây.[3] McNeil không lâu sau trở thành huấn luyện viên chính của Bolt, hai người đã có một sự phối hợp ăn ý, mặc dù McNeil từng đôi khi nản lòng bởi sự thiếu tích cực và nghiêm túc trong việc tập luyện của Bolt.[12]

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến thời điểm 22 tháng 8 2009

Thành tích cá nhân tốt nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Bolt tại đường đua 200m Thế vận hội Mùa hè 2016
Ngày Sự kiện Địa điểm Thời gian (giây)
16 tháng 8 năm 2009 100m Berlin, Đức 9,58 Kỷ lục thế giới
17 tháng 5 năm 2009 150m Manchester, Anh 14,35
20 tháng 8 2009 200m Berlin, Đức 19,19 Kỷ lục thế giới
5 tháng 5 2007 400m Kingston, Jamaica 45,28[13]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Cuộc đấu Địa điểm Kết quả Sự kiện Thời gian (giây)
2002 Giải vô địch thiếu niên thế giới Kingston, Jamaica hạng 1 200 m 20.61
hạng 1 4x100 m tiếp sức 39.15 NJR
hạng 1 4x400 m tiếp sức 3:04.06 NJR
2003 Giải vô địch điền kinh trẻ thế giới Sherbrooke, Canada hạng 1 200 m 20.40
2004 Carifta Games Hamilton, Bermuda hạng 1 200 m 19.93 WJR
hạng 1 4x100 m 39.48
hạng 1 4x400 m 3:12.00
2005 Giải vô địch vùng Trung Mỹ và Caribê Nassau, Bahamas hạng 1 200 m 20.03
2007 Giải vô địch điền kinh thế giới Ōsaka, Nhật Bản hạng 1 200 m 19.91
2008 Reebok Grand Prix Thành phố New York, Hoa Kỳ hạng 1 100 m 9.72 World Record
Olympic Bắc Kinh Bắc Kinh, Trung Quốc hạng 1 100 m 9.69 World Record Olympic Record
hạng 1 200 m 19.30 World Record Olympic Record
hạng 1 4x100 m tiếp sức 37.10 World Record Olympic Record
2009 Vô địch Thế giới Điền kinh Berlin, Đức hạng 1 100m 9.58 World Record
2012 Olympic London Luân Đôn, Anh hạng 1 100m 9.63 Olympic Record
hạng 1 200m 19.32 Olympic Record
2016 Olympic Rio de Janeiro Rio de Janeiro, Brasil hạng 1 100m 9.81
hạng 1 200m 19.78

Sự nghiệp bóng đá

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở tuổi 31, Bolt đã chia tay sự nghiệp điền kinh để chú tâm theo đuổi ước mơ sân cỏ.[14] Anh từng có thời gian luyện tập cùng đội một Dortmund và tháng 9 anh có 3 đến 4 ngày thử việc tại một đội bóng ở nước Đức.

Ngày 21 tháng 8, 2018, tức là đúng vào dịp sinh nhật thứ 32, Bolt bắt đầu thử việc ở Central Coast Mariners. Ngày 12 tháng 10, 2018, Bolt đánh dấu cột mốc đầu tiên trong sự nghiệp quần đùi áo số bằng việc ghi cú đúp ngay trong lần ra mắt.[15] Anh giúp Central Coast Mariners đè bẹp Macarthur South West United với tỷ số 4-0 trong trận cầu giao hữu trước mùa giải mới. Phút 57, bất chấp sự truy cản của hậu vệ, Bolt vẫn lạnh lùng tung cú sút bằng chân trái hạ gục thủ thành đối phương, anh đã ăn mừng kiểu "Usain Bolt" quen thuộc. Bàn thắng thứ hai được ghi vào phút 68 sau khi tận dụng sai lầm của hậu vệ, anh đã bắt chước kiểu ăn mừng của Jesse Lingard. Trận này, anh mặc áo số 95.

Tuy nhiên, sau 2 tháng anh không kí được hợp đồng với Central Coast Mariners nên đã quyết định giải nghệ.[16] Anh nói rằng sẽ tập trung vào công việc kinh doanh[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên IAAFProfile
  2. ^ Ferdinand, Rio (ngày 1 tháng 2 năm 2009). "Local heroes: Usain Bolt". The Observer. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2009.
  3. ^ a b c d e Lawrence, Hubert; Samuels, Garfield (ngày 20 tháng 8 năm 2007). “Focus on Jamaica – Usain Bolt”. Focus on Athletes. International Association of Athletics Federations. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ a b “Usain BOLT”. usainbolt.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ LongNT (ngày 22 tháng 8 năm 2008). “Usain Bolt - Người ngoài hành tinh”. 24h.com.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2013.[liên kết hỏng]
  6. ^ Helps, Horace (16 tháng 8 năm 2008). “Bolt's gold down to yam power, father says”. Reuters. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.[liên kết hỏng]
  7. ^ Layden, Tim (16 tháng 8 năm 2008). “The Phenom”. Sports Illustrated. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
  8. ^ Sinclair, Glenroy (15 tháng 8 năm 2008). “Bolts bonded”. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  9. ^ Longmore, Andrew (24 tháng 8 năm 2008). “Brilliant Usain Bolt is on fast track to history”. The Times. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  10. ^ Frater, Adrian (5 tháng 8 năm 2008). “Bolt's Sherwood on 'gold alert'. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
  11. ^ Williams, Ollie (5 tháng 8 năm 2008). “Ten to watch: Usain Bolt”. BBC Sport. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  12. ^ a b Luton, Daraine (18 tháng 8 năm 2008). “Pablo McNeil - the man who put the charge in Bolt”. Jamaica Gleaner. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2008.
  13. ^ “Focus on Athletes - Usain Bolt”. IAAF. 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  14. ^ “Giấc mơ bóng đá của "ông hoàng điền kinh" Usain Bolt”. www.qdnd.vn. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ 'Tia chớp' Usain Bolt ghi cú đúp ở giải bóng đá Úc”. Báo Thanh Niên. 12 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ https://www.facebook.com/baobongda. “Usain Bolt giã từ sự nghiệp... cầu thủ”. Bongdaplus-Báo Bóng đá. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ “Usain Bolt từ giã giấc mơ bóng đá”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
Sơ lược về White Room - Classroom of the Elite
White Room (ホワイトルーム, Howaito Rūmu, Việt hoá: "Căn phòng Trắng") là một cơ sở đào tạo và là nơi nuôi nấng Kiyotaka Ayanokōji khi cậu còn nhỏ
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Nhân vật Awakened Horizon - Counter Side
Awakened Horizon là nhân viên cơ khí được đánh thức thứ hai được thêm vào trò chơi và cũng là đơn vị Không quân được đánh thức thứ hai.
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Sean Rad, Justin Mateen, và Jonathan Badeen thành lập Tinder vào năm 2012