Văn miếu

Xem các công trình có tên Văn miếu tại bài Văn miếu (định hướng)
Văn miếu
Tên tiếng Trung
Phồn thể孔廟
Giản thể孔庙
Nghĩa đenMiếu của Khổng
Đền thờ Học giả
Phồn thể文廟
Giản thể文庙
Đền thờ Hiền nhân
Phồn thể聖廟
Giản thể圣庙
Đền thờ của Thầy
Phồn thể夫子廟
Giản thể夫子庙
Đền thờ học
Phồn thể學廟
Giản thể学庙
Cung điện Nghiên cứu
Phồn thể學宮
Giản thể学宫
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtVăn (Thánh) Miếu
Hán-Nôm文廟
文(聖)廟
Nghĩa đenVăn miếu của các học sỹ (hiền nhân)
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
Nghĩa đenVăn Miếu
Miếu Khổng Tử
Tên tiếng Nhật
Kanji聖廟
聖堂
Tên tiếng Indonesia
tiếng IndonesiaBoen Bio
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡴᡠᠩᡶᡠᡯ ᡳ ᠮᡠᡴᡨᡝᡥᡝᠨ
Möllendorffkungfudzi-i muktehen

Văn miếu (chữ Hán: 文廟), tên ở dạng đầy đủ là Văn Tuyên Vương miếu (文宣王廟), còn được gọi là Khổng miếu (孔廟) hoặc Phu tử miếu (夫子廟), là miếu thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên...

Có một bức tượng Khổng Tử cao 72 mét được làm bằng đồng thau và được gia cố bằng thép. Bức tượng khổng lồ nằm ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, nơi sinh của nhà giáo dục và triết học Trung Quốc cổ đại.

Tòa nhà bên trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám tại Hà Nội

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 478 TCN, sau khi Khổng Tử mất được một năm, Lò Văn Lại đã hạ lệnh thờ cúng Khổng Tử và cho tu sửa nhà ở của ông để thành miếu thờ.

Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ đã đến Khổng miếu ở nước Lỗ cúng Khổng Tử theo đại lễ, đây cũng là điểm khởi đầu cho các bậc đế vương đến cúng tế Khổng Tử.

Năm 739, Đường Huyền Tông phong Khổng tử làm Văn Tuyên Vương, nhân đó gọi Khổng miếu là Văn Tuyên Vương miếu. Từ đời Minh về sau gọi tắt Khổng miếu là Văn miếu để đối ứng với Vũ miếu (miếu thờ Quan Vũ, Nhạc Phi).[1]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cổng Đền thờ Khổng Tử ở Datong, Sơn Tây

Bắt đầu từ triều đại nhà Đường (618–907), các đền thờ Nho giáo được xây dựng ở các trường học cấp tỉnh và quận trên khắp đế quốc, ở phía trước hoặc ở một bên của trường học.[2] Cổng trước của ngôi đền được gọi là Linh Tinh Môn (Lingxing, giản thể: 棂星门; phồn thể: 欞星門). Bên trong thường có ba sân, mặc dù đôi khi chỉ có hai. Tuy nhiên, khu phức hợp ở Khúc Phụ có chín sân, trong chứa rất nhiều tấm bia kỷ niệm các chuyến thăm của hoàng đế hoặc hoàng gia ban tặng các danh hiệu cao quý cho hậu duệ của Khổng Tử. Tòa nhà chính, nằm ở sân trong với lối vào bằng Đại Thành Môn (Dachengmen, giản thể: 大成门; phồn thể: 大成門), gọi là Dachengdian (tiếng Trung: 大成殿), được dịch theo cách khác nhau là "Đại sảnh thành tựu vĩ đại", "Đại sảnh hoàn thành xuất sắc", hoặc "Đại sảnh đường hoàn hảo". Ở Trung Quốc, hội trường này là nơi có các Bài vị (tiếng Trung: 神位) của Khổng Tử, cũng như của những nhà hiền triết (giản thể: ; phồn thể: ) và thánh hiền (giản thể: ; phồn thể: ) quan trọng khác. Phía trước Dachengdian ở Khúc Phụ là Apricot Pavilion hay Hạnh Đàn (giản thể: 杏坛; phồn thể: 杏壇). Một công trình quan trọng khác phía sau tòa nhà chính là Đền thờ Hiền nhân (Chongshengci giản thể: 崇圣祠; phồn thể: 崇聖祠), trong đó tôn vinh tổ tiên của Khổng Tử và tổ phụ của Tứ tương và Mười hai triết gia.

Chính điện của Đền thờ Khổng Tử ở Ninh Ba, Chiết Giang.

Thờ phụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tôn thờ Khổng Tử tập trung vào việc cúng tế cho linh hồn của Khổng Tử trong đền thờ Khổng Tử.

Văn miếu tại các nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Với sự phổ biến của Nho học khắp Đông Á, các đền thờ Nho giáo cũng được xây dựng ở Việt Nam, Hàn QuốcNhật Bản. Bắt đầu từ thế kỷ 18, một số thậm chí còn được xây dựng ở châu Âu và châu Mỹ. Ở thời kỳ đỉnh cao của chúng, ước tính đã có hơn 3.000 ngôi đền Nho giáo tồn tại.

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử ghi nhận có 2 Văn miếu quốc gia là: Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Văn miếu Huế cùng 28 Văn miếu hàng tỉnh. Nhưng ngày nay, tại Việt Nam còn tồn tại 11 Văn miếu sau:

1- Văn Miếu - Quốc Tử Giám tại Hà Nội

2- Văn miếu Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

3- Văn miếu Vĩnh Phúc[3], tỉnh Vĩnh Phúc.

4- Văn miếu Sơn Tây, Sơn Tây[4]

5-Văn miếu Xích Đằng, tỉnh Hưng Yên

6- Văn miếu Mao Điền, tỉnh Hải Dương

7- Văn Miếu Nghệ An, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An[5]

8- Văn miếu Huế, Huế

9- Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

10- Văn miếu Trấn Biên, Biên Hòa

11- Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Các Văn Miếu cấp tỉnh không còn tồn tại gồm:

1- Văn miếu Lạng Sơn

2- Văn miếu Thái Nguyên

3- Văn miếu Tuyên Quang

4- Văn miếu Hưng Hóa ( Phú Thọ)

5- Văn miếu Nam Định

6- Văn miếu Cao Bằng

7-Văn miếu Quảng Yên (Quảng Ninh)

8- Văn miếu Ninh Bình

9- Văn miếu Thanh Hóa

10- Văn miếu Hà Tĩnh

11- Văn miếu Quảng Bình

12- Văn miếu Quảng Trị

13- Văn miếu Quảng Nam

14- Văn miếu Quảng Ngãi

15- Văn miếu Bình Định

16- Văn miếu Phú Yên

17- Văn miếu Bình Thuận

18- Văn miếu Gia Định (Tp. Hồ Chí Minh)

19-Văn miếu An Giang.

Ngoài ra còn có khoảng 444 Văn miếu hàng Phủ, huyện, tổng, xã, thôn: Bắc Giang: 22, Bắc Ninh: 38, Hà Đông: 33, Hà Nam: 3, Hà Thành: 9; Hà Tĩnh: 7, Hải Dương: 44; Hưng Yên: 34, Nam Định: 30, Nghệ An: 27.... Văn Miếu cấp phủ, huyện, tổng xã, thôn có các danh xưng khác nhau: Văn Miếu, Văn thánh, Thánh từ, Văn chỉ. Hiện có Văn miếu hàng huyện còn tồn tại là Văn miếu Đông Ngàn, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Thấp hơn ở cấp làng xã có Văn miếu xã Trà Lâm (nay là thôn Trà Lâm, Trí Quả , Thuận Thành, Bắc Ninh) và các Văn chỉ thờ các bậc tiên thánh, tiên hiền.... điển hình như Văn chỉ làng Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Cổng vào của công trình Yushima Seidō được xây dựng lại .

Đền thờ Nho giáo (孔子 廟 kōshi-byō?) cũng được xây dựng rộng rãi ở Nhật Bản, thường kết hợp với các trường học Nho giáo. Nổi tiếng nhất là Yushima Seidō, được xây dựng vào năm 1630 trong thời kỳ Edo như một trường tư thục có liên hệ với học giả Tân Nho giáo Razan Hayashi. Ban đầu được xây dựng tại Shinobi-ga-oka thuộc Ueno, đền được Shogunate Tokugawa chuyển đến vào cuối thế kỷ 18 gần Ochanomizu ngày nay, và một chính trường được nhà nước tài trợ là Shoheikō cũng được xây trong khuôn viên.

Các ngôi đền Nho giáo nổi tiếng khác ở Nagasaki, Bizen, tỉnh Okayama; Taku, tỉnh Saga; và Naha, tỉnh Okinawa

  • Thánh đường Yushima (湯島聖堂), Bunkyō, Tokyo.
  • Khổng Tử miếu Nagasaki (長崎孔子廟), Nagasaki.

Triều Tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Quân Quán (Seongkyunkwan) là trường học phủ tối cao được xây dựng thời Triều Tiên Thái Tổ năm 1398. Đây là trường đào tạo Nho học của quốc gia. Seongkyunkwan có vai trò là tổng hành dinh của Nho học trong suốt 500 năm vương triều Triều Tiên và nó đảm đương cả việc tiến hành hoạt động tế lễ ở Văn miếu. Năm 1894, bằng cuộc cải cách Giáp Ngọ ngoài Nho học các môn học khác như lịch sử, địa lý, số học,... cũng được đưa vào giảng dạy nhằm đối phó với quá trình cận đại hóa đang diễn ra. Nhưng ở vào thời kỳ Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật, Seongkyunkwan chỉ còn đảm đương các hoạt động tế lễ ở Văn miếu cho tới năm 1930 các học giả Nho học đã thành lập học viện Myunglyun và việc giáo dục lại bắt đầu được thực hiện lại. Học viện Myunglyun năm 1942 được đổi thành trường chuyên Myunglyun sau đó trở thành trường Đại học Seongkyunkwan cho đến hiện nay.

Ngay khi nhà Triều Tiên được thiết lập Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của đất nước, vào năm Thái Tông thứ 7 vị vua đời thứ 3 (1399) Myungmundang, Văn miếu, YangHyunKo thờ Khổng Tử và các bậc thánh hiền của Nho giáo. Văn miếu liên tục gặp tai nạn và chẳng bao lâu sau khi được xây dựng ở đây đã xảy ra hỏa hoạn, sau khi được sửa chữa thì lại bị tàn phá bởi cuộc ngoại loạn Nhâm Dần.

Văn miếu được tạo thành bởi Đại Thành Điện thờ Khổng Tử và 4 thánh, mười vị môn đệ, sáu người thời Tống, Đông VuTây vu thờ bia của 111 vị thánh hiền của Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu là 72 vị môn đệ của Khổng Tử. Đại Thành Điện được đổi tên thành Đại Thành Điện sau ngày đất nước Hàn Quốc được giải phóng bài vị của 18 vị hiền triết Triều Tiên đã được chuyển vào trong Đại Thành Điện.

Không chỉ ở Thành Quân Quán, Văn miếu còn có cả ở các Hương giáo (trường làng) là các trường quốc lập được dựng lên ở khắp các quận huyện, cho đến tận bây giờ cứ vào ngày Thượng Đinh tháng 2 và tháng 8 âm lịch hàng năm (ngày chữ Đinh) nghi lễ Thích Điện Đại Lễ lại được tổ chức ở Văn miếu.

Một đền thờ Nho giáo ở Surabaya,Indonesia.

Các đền thờ Nho giáo cũng có mặt ở Indonesia, thường gọi là "Nhà thờ của Khổng Tử" vì Nho giáo là một tôn giáo được công nhận ở quốc gia. Trong tiếng Trung Quốc, những nơi này gọi là litang (礼堂) hoặc "phòng thờ". Lớn nhất và lâu đời nhất là Boen Bio ở Surabaya, ban đầu xây dựng tại Khu phố Tàu của thành phố vào năm 1883 và chuyển đến địa điểm mới năm 1907. Theo báo cáo, có hơn 100 phòng thờ Nho giáo khắp Indonesia.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dịch hai chữ Văn Miếu ra tiếng Tây”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ Liu, Xu. Tang shu 唐書. Beijing: Zhonghua shuji. tr. 15.373.
  3. ^ Văn miếu, “hồn người, hồn đất” Vĩnh Phúc
  4. ^ Văn Miếu Sơn Tây – nơi tôn vinh truyền thống hiếu học
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2006.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.
Tổng hợp một số loại quái vật trong Nazarick
Tổng hợp một số loại quái vật trong Nazarick
Ở Nazarick, có vô số con quái vật mà ai cũng biết. Tuy nhiên, nhiều người dường như không biết về những con quái vật này là gì, và thường nhầm chúng là NPC.
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Visual Novel Summer Pockets Việt hóa
Bối cảnh Summer Pocket được đặt vào mùa hè trên hòn đảo Torishirojima. Nhân vật chính của chúng ta, Takahara Hairi sống ở thành thị, nhưng vì một sự việc xảy ra nên anh mượn cớ cái chết gần đây của bà ngoại để đến hòn đảo này với lí do phụ giúp người dì dọn dẹp đồ cổ của người bà quá cố