Vĩnh Thạch (huyện)

Vĩnh Thạch
Huyện
Huyện Vĩnh Thạch
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Huyện lỵVĩnh Thành[1]
Phân chia hành chính2 thị trấn, 40 xã
Thành lập5 tháng 7 năm 1977[2]
Giải thể30 tháng 8 năm 1982[3]
Địa lý
Diện tích716,59 km²

Vĩnh Thạch là một huyện cũ của tỉnh Thanh Hóa, tồn tại từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 đến ngày 30 tháng 8 năm 1982.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Vĩnh Thạch rộng 716,59 km², có vị trí địa lý:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Vĩnh Thạch được thành lập năm 1977 trên cơ sở sáp nhập hai huyện Thạch ThànhVĩnh Lộc[2], huyện lỵ được đặt tại khu vực núi Chè, xã Vĩnh Thành (nay thuộc thị trấn Vĩnh Lộc)[1][4].

Cùng lúc đó, các huyện Trung Sơn, Lương Ngọc, Thiệu YênĐông Thiệu cũng được thành lập.

Khi thành lập, huyện Vĩnh Thạch gồm 2 thị trấn nông trường: Thạch Thành, Vân Du và 40 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Kim, Thành Long, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vân, Thành Vinh, Thành Yên, Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Khang, Vĩnh Long, Vĩnh Minh, Vĩnh Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành (huyện lỵ), Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên.

Năm 1982, huyện Vĩnh Thạch chia thành hai huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc như cũ[3]:

  • Huyện Thạch Thành có 27 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn nông trường: Thạch Thành, Vân Du và 25 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Kim (huyện lỵ)[4], Thành Long, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vân, Thành Vinh, Thành Yên.
  • Huyện Vĩnh Lộc có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Khang, Vĩnh Long, Vĩnh Minh, Vĩnh Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành (huyện lỵ), Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên.

Đồng thời các huyện Lương Ngọc, Trung Sơn chia thành các huyện như cũ; riêng huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn nhưng vẫn giữ nguyên địa giới.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Lịch sử hình thành và phát triển Thị trấn Vĩnh Lộc”. Trang thông tin điện tử Thị trấn Vĩnh Lộc huyện Vĩnh Lộc. 20 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ a b Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định 177-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ a b Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định 149-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ a b “Lịch sử hình thành thị trấn Kim Tân”. Trang thông tin điện tử Thị trấn Kim Tân huyện Thạch Thành. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Polumnia Omnia - Lời oán than của kẻ ngu muội
Đây là bản dịch lời của bài [Polumnia Omnia], cũng là bản nhạc nền chủ đạo cho giai đoạn 2 của Boss "Shouki no Kami, Kẻ Hoang Đàng".
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Zenin Maki - Jujutsu Kaisen
Zenin Maki (禪ぜん院いん真ま希き Zen'in Maki?, Thiền Viện Chân Hi) là một nhân vật phụ quan trọng trong bộ truyện Jujutsu Kaisen và là một trong những nhân vật chính của bộ tiền truyện, Jujutsu Kaisen 0: Jujutsu High.
Xác suất có thật sự tồn tại?
Xác suất có thật sự tồn tại?
Bài dịch từ "Does probability exist?", David Spiegelhalter, Nature 636, 560-563 (2024)
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm