Thạch Thành
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Thạch Thành | |||
Đường vào huyện Thạch Thành | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Thanh Hóa | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Kim Tân | ||
Trụ sở UBND | Khu phố 4, thị trấn Kim Tân | ||
Phân chia hành chính | 2 thị trấn, 22 xã | ||
Thành lập | 30 tháng 8 năm 1982 (tái lập)[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Đinh Văn Hưng | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Xuân Bình | ||
Bí thư Huyện ủy | Vũ Văn Đạt | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°12′41″B 105°36′38″Đ / 20,21139°B 105,61056°Đ | |||
| |||
Diện tích | 559,22 km²[2] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 169.221 người[2] | ||
Thành thị | 24.198 người (14,30%) | ||
Nông thôn | 145.023 người (85,70%) | ||
Mật độ | 303 người/km² | ||
Dân tộc | Mường, Kinh,... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 391[3] | ||
Mã bưu chính | 412xx | ||
Biển số xe | 36-AE | ||
Website | thachthanh | ||
Thạch Thành là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Huyện trải dài bên sườn tây nam của dãy núi Tam Điệp.
Huyện Thạch Thành nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:
Huyện Thạch Thành có diện tích tự nhiên 559,22 km², dân số năm 2022 là 169.221 người, mật độ dân số đạt 303 người/km².[2] Dân số năm 2019 là 144.343 người, mật độ dân số đạt 258 người/km².[4]
Thời thuộc Hán là miền đất thuộc huyện Dư Phát. Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều là miền đất thuộc huyện Phù Lạc. Thời Tùy - Đường, Đinh - Lê - Lý là miền đất thuộc huyện Nhật Nam.[5]
Thời Trần - Hồ, miền đất này nằm trong hai huyện Tế Giang và Yên Lạc. Vì thế, huyện Thạch Thành ngày nay được hình thành từ hai huyện Tế Giang và Yên Lạc thời Trần - Hồ mà thành. Quá trình hình thành và sáp nhập diễn ra như sau:
Năm Thành Thái thứ 1 (năm 1889) nhập huyện Quảng Tế vào huyện Thạch Thành và hình thành huyện Thạch Thành ngày nay.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, gọi chung là huyện. Huyện Thạch Thành khi đó gồm có 23 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Kim, Thành Long, Thành Minh, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vân và Thành Yên.
Ngày 25 tháng 4 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Thạch Thành.[6]
Ngày 24 tháng 5 năm 1967, chia xã Thành Yên thành 2 xã: Thành Yên và Thành Mỹ; chia xã Thành Minh thành 2 xã: Thành Minh và Thành Vinh.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Thạch Thành hợp nhất với huyện Vĩnh Lộc thành huyện Vĩnh Thạch.[7] Tuy nhiên đến ngày 30 tháng 8 năm 1982, huyện Vĩnh Thạch lại chia tách thành hai huyện như cũ.[1]
Ngày 23 tháng 11 năm 1990, thành lập thị trấn Kim Tân (thị trấn huyện lỵ huyện Thạch Thành) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Thành Kim.
Ngày 9 tháng 1 năm 2004, giải thể thị trấn nông trường Vân Du để thành lập thị trấn Vân Du; giải thể thị trấn nông trường Thạch Thành để thành lập xã Thạch Tân.[8]
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019).[9] Theo đó:
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025),[10] trong đó có việc sáp nhập xã Thạch Đồng vào xã Thạch Long.
Sau sắp xếp, huyện Thạch Thành có 2 thị trấn và 22 xã như hiện nay.
Huyện Thạch Thành có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Kim Tân (huyện lỵ), Vân Du và 22 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Long, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vinh, Thành Yên.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Thạch Thành | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Phương án số 25/PA-UBND,[2] Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15.[10] |