Vũ Hắc Bồng

Đậu Đình Phức
Chức vụ
Vị tríViệt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh(1927-10-01)1 tháng 10, 1927
Nghệ An
Mất17 tháng 5, 2022(2022-05-17) (94 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Tôn giáoKhông

Vũ Hắc Bồng (1 tháng 10 năm 1927 - 17 tháng 5 năm 2022) là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Guinée[1], Mali, Mauritanie, ChileAngola, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao Việt Nam[2].[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Hắc Bồng sinh ngày 01 tháng 10 năm 1927 tại Nghệ An, tên thật là Đậu Đình Phức[4]. Ông từng giữ chức vụ Tỉnh đội trưởng Hải Dương trước khi vào chiến trường Nam Bộ năm 1950[5].

Tham gia quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1945 đến 1946, ông hoạt động Việt MinhVinh và vào bộ đội làm huấn luyện quân sự cho Bộ tổng tham mưu Quốc phòng.

Từ năm 1947 đến 1948 ông được cử về làm tỉnh đội trưởng Hải Dương chiến đấu ở vùng địch hậu và đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng. Năm 1949 ông vào đoàn quân Nam tiến làm phó ban tác huấn kiêm trưởng ban dân quân Bộ tư lệnh Miền Đông Nam bộ.

Hoạt động trong ngành ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1954, ông Bồng được phiên chế tại Ban Thi hành Hiệp định đình chiến Nam Bộ làm việc với phái đoàn quân sự Pháp trong thời hạn 300 ngày thực hiện tập kết. Sau khi tập kết ra Bắc, ông Vũ Hắc Bồng tiếp tục làm việc ở phái đoàn liên lạc quân sự Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp nghị Genève.

Năm 1954, ông được phụ trách công việc ở ban quản lý Hiệp định Genève. Năm 1962, ông được phong hàm Trung tá. Tháng 5 năm 1969, ông là một trong những đại sứ cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm đại sứ nước Cộng hòa Guinée[6](kiêm nhiệm Mali và Mauritanie). Ông đại sứ tại đây cho đến năm 1972[7].

Năm 1973, ông làm đại sứ Việt Nam tại Chile[7]. Từ năm 1976 đến 1981, ông làm đại sứ tại Angola (kiêm nhiệm Seychelles, Ghana, Ghi-nê Xích Đạo)[8]. Trong thời gian 12 năm đại sứ Vũ Hắc Bồng làm việc ở Guinée, Chile và Angola thì cả ba nước đều có đảo chính, vì vậy ông thường được gọi đùa là "Đại sứ đảo chính"[9].

Từ năm 1982 đến 2002, ông làm giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM và cố vấn cho Bộ Ngoại giao đến khi nghỉ hưu năm 2006[2]. Trên cương vị này, ông đã tham gia đón tiếp Chủ tịch Cuba Fidel CastroTổng thống Pháp François Mitterrand, tham gia chương trình giải quyết nhân đạo, hợp pháp cho nhiều người Việt Nam đoàn tụ thành công tốt đẹp...[8],

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ của ông là bà Phạm Thị Cúc, thư ký đánh máy của quân báo Nam bộ. Sau này bà lấy bằng kỹ sư điện tử Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ông bà quen nhau ở Chiến khu Dương Minh Châu và làm đám cưới ở Chiến khu 1. Bà Cúc về hưu, với hơn 50 năm tuổi Đảng. Ông bà có hai con trai và một con gái[10].

Đánh giá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Ông có thể hài lòng nhìn lại một sự nghiệp với nhiều thành công lớn, một cuộc đời nghề nghiệp đã mang lại cho ông lòng kính trọng của mọi người..."_ Niels Sundvik, Tổng Lãnh sự Thụy Điển tại Việt Nam[5].
  • "Ở ông, các phẩm chất tốt đẹp nhất của "sĩ phu Bắc Hà" hòa quyện nhuần nhuyễn với chất "anh Hai Sài Gòn" nên ông có khả năng tiếp xúc rất đặc biệt với mọi người. Lại có khiếu hài hước sâu sắc nên người đối thoại với ông luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái._Vũ Chí Công, Đại sứ Việt Nam tại Cuba[9].
  • "... chính phủ Chile ghi nhận sự đóng góp của ông Vũ Hắc Bồng trong cương vị Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Chile trong những năm 1972, 1973. Năm nay, Chile và Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và đây là dịp thích hợp để nhìn nhận những đóng góp của Đại sứ Vũ Hắc Bồng trong việc phát triển tình hữu nghị hai dân tộc, vốn được củng cố và tăng cường qua thử thách và thời gian..."_Jorge Canelas, Thứ trưởng Bộ Thương mại Chile, Đại sứ Chile tại Việt Nam[13].
  • "Tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh ông giám đốc đạp xe khắp hang cùng ngõ hẻm để thăm anh em. Cái dáng chạy xe lết lết một chân lúc lên xe, xuống xe kiểu người Bắc ngày trước. Dù làm giám đốc sở và có tiêu chuẩn đi xe nhưng ông Bồng khi không có việc vẫn thường tự đạp xe đi về nhà chứ ít khi nhờ xe cơ quan"_ bà Lê Thị Lan Hương, chánh văn phòng Sở Ngoại vụ. Tp HCM[2].
  • "Trong suốt hơn 20 năm kể từ 1982-2006, ông là nhà ngoại giao đứng đầu cơ quan ngoại vụ của TP.HCM trong thời kỳ khó khăn nhất sau giải phóng. Trên cương vị là nhà ngoại giao, ông luôn xuất sắc ở khả năng xử lý tình huống, làm chủ tình hình. Trong giới ngoại giao, ông được coi là một tượng đài. Giới ngoại giao nước ngoài trong thời gian dài khi tới TP.HCM đều muốn được gặp "Mr. Bồng"..._ Trích từ Báo Tuổi Trẻ[9].

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ NGHỊ QUYẾT SỐ 763 NQ/TVQH Ngày 9 tháng 7 năm 1969 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ VIỆC BỔ NHIỆM ĐẠI SỨ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ TẠI MỘT SỐ NƯỚC[liên kết hỏng], Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Quốc hội Việt Nam
  2. ^ a b c d THANH TUẤN (ngày 24 tháng 8 năm 2010). “Ông giám đốc sở đi xe đạp”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “Nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM Vũ Hắc Bồng qua đời”. Tuổi Trẻ Online. 17 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Bí danh Hắc Bồng là quả bưởi đen theo cách nói của người Nghệ An
  5. ^ a b Nguyễn Vĩnh (ngày 30 tháng 8 năm 2012). “Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao”. Sở Ngoại Vụ tỉnh An Giang. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ Ông Vũ Hắc Bồng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Ghinê, thay ông Nguyễn Đức Thiệng[liên kết hỏng], Bảo tàng Hồ Chí Minh
  7. ^ a b c “Ông Bồng, chiến sĩ & nhà ngoại giao”. Thế giới & Việt Nam. ngày 29 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ a b c Thoại Hà (Thứ năm, 22/3/2012). "NGƯỜI ĐẠI SỨ SUỐT ĐỜI". VnExpress.net. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  9. ^ a b c THANH TUẤN (ngày 19 tháng 2 năm 2014). “Ba lần chứng kiến đảo chính”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ a b Đậu Quang Đệ (ngày 26 tháng 6 năm 2013). "NGƯỜI ĐẠI SỨ SUỐT ĐỜI". Ho Do Viet Nam. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ Hiện nay Việt Nam chỉ có 10 người được phong hàm này, đó là các nhà ngoại giao kỳ cựu như Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khoan, Nguyễn Dy Niên....
  12. ^ Nhân kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Chi lê - Việt Nam (ngày 25 tháng 3 năm 1971 – ngày 25 tháng 3 năm 2006)
  13. ^ a b “Chính phủ Cộng hòa Chile trao huy chương Bernardo O' Higgins hạng Gran Cruz cho Đại sứ Vũ Hắc Bồng”. Sở Ngoại vụ TPHCM. ngày 30 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.
  14. ^ a b c d e ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ngày 30 tháng 8 năm 2012). “Trao huy hiệu Đảng nhân dịp Quốc Khánh 2/9”. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Ultima (ウルティマ urutima?), còn được gọi là Violet (原初の紫ヴィオレ viore, lit. "Primordial of Violet"?), là một trong những Primordial gia nhập Tempest sau khi Diablo chiêu mộ cô.
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Lời Thì Thầm Của Trái Tim - Khúc ca dịu êm của tuổi trẻ
Trong những ngày ngoài kia là trận chiến căng thẳng, trong lòng là những trận chiến của lắng lo ngột ngạt
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)