Vạn An (phường)

Vạn An
Phường
Phường Vạn An
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
Thành phốBắc Ninh
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Minh Tú[1]
Chủ tịch HĐNDĐặng Viết Nghĩa[1]
Bí thư Đảng ủyĐặng Viết Nghĩa[1]
Địa lý
Tọa độ: 21°11′49″B 106°02′50″Đ / 21,19694°B 106,04722°Đ / 21.19694; 106.04722
Vạn An trên bản đồ Việt Nam
Vạn An
Vạn An
Vị trí phường Vạn An trên bản đồ Việt Nam
Diện tích376,03 ha[2]
Dân số (2010)
Tổng cộng7.827 người
Mật độ2.081 người/km²
Khác
Mã hành chính09226[3]

Vạn An là một phường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, ở miền Bắc Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vạn An là một phường nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Bắc Ninh. Phường nằm bên bờ hữu dòng sông Cầu, ngoài ra còn có sông Ngũ Huyện Khê chảy xuyên qua các khu của phường. Sau một quãng đường dài từ điểm đầu nguồn ở huyện Đông Anh thì đây đã là đoạn cuối nguồn của dòng Ngũ Huyện Khê. Sau khi chảy qua địa phận Vạn An, nhánh sông này nhanh chóng đổ vào sông Cầu tại địa phận phường Hòa Long. Do vậy, mặt bằng địa hình của phường trở nên không bằng phẳng do bị cắt xẻ bởi các con đê bảo vệ của các dòng sông.

Địa giới hành chính:

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo bản dịch sách “Đồng Khánh địa dư chí” của GS Ngô Đức Thọ và các cộng sự ở Viện Hán Nôm thì trong thời phong kiến, lãnh thổ Vạn An hiện nay thuộc tổng Châm Khê, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Lúc đó, các làng hiện nay của Vạn An đều là các xã, thôn trong tổng Châm Khê. Năm 1831, nhà vua thực hiện cải cách hành chính trên cả nước: bãi bỏ cấp trấn, thành lập tỉnh Bắc Ninh.
  • Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, các đơn vị hành chính cấp tổng và cấp phủ bị chính quyền cách mạng xóa bỏ. Cấp xã được mở rộng hơn, nhỏ hơn cấp tổng trước đây nhưng bao gồm một số làng, xóm và có sự thay đổi. Tên các làng, xã giai đoạn đó ít nhiều có sự thay đổi do hoàn cảnh của kháng chiến chống Pháp.
  • Xã Vạn An được thành lập năm 1956 theo Nghị định số 1088-TTg ngày 19 tháng 10 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Lúc đó, Vạn An là một xã trực thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
  • Ngày 09 tháng 04 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 60/NĐ-CP về việc mở rộng địa giới thành phố Bắc Ninh. Theo đó, xã Vạn An cùng với 3 xã Phong Khê, Khúc Xuyên, Hòa Long của huyện Yên Phong và một số xã khác của huyện Quế Võ, Tiên Du được sáp nhập vào thành phố Bắc Ninh.[4]
  • Ngày 21 tháng 7 năm 2009, tại kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XVI đã thông qua Tờ trình của UBND về việc đồng ý thành lập các phường Vạn An, Vân Dương và Hạp Lĩnh. Qua đó làm cơ sở để UBND tỉnh đề xuất với Chính phủ cho phép thành lập các phường trên.[5]
  • Ngày 05 tháng 02 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP về việc thành lập một số phường thuộc thành phố Bắc Ninh. Qua đó, các xã Vạn An, Vân Dương, Hạp Lĩnh được nâng cấp lên phường từ các xã có tên tương ứng.[2] Sau khi được nâng cấp lên phường, Vạn An gồm có 4 khu phố là: Đương Xá,[note 1] Thụ Ninh, Thượng Đồng, Vạn Phúc. Tên gọi các khu phố đều dựa trên các tên làng cũ từ thời phong kiến. Từ đó đến nay, Vạn An vẫn giữ nguyên vai trò và địa giới hành chính trực thuộc thành phố Bắc Ninh.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường có hệ thống giao thông khá thuận tiện, nằm gần trung tâm thành phố và tỉnh nên nhân dân đi lại hết sức dễ dàng.

  • Trên địa bàn có tuyến đường tỉnh lộ 286 (lộ trình đi từ cầu Đò Lo ở Hòa Tiến, Yên Phong về phường Vệ An) đi qua hầu hết các khu phố của phường. Đây không những là tuyến giao thông huyết mạch của cả phường mà còn là một trong những tuyến giao thông chính lưu thông từ thành phố Bắc Ninh đi huyện Yên Phong, Sóc Sơn (Hà Nội), Hiệp Hòa (Bắc Giang),.... phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn phường và các địa phương xung quanh.
  • Căn cứ theo bản Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 đến 2020, tầm nhìn 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Túy ký phê duyệt tại Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2011 thì trong tương lai cũng có thêm một số tuyến đường mới chạy qua địa phận phường Vạn An như ĐT285B, ĐT295C.
  • Ngoài ra, còn có bến đò Vân Hà chạy qua sông Cầu nối làng Vạn Phúc với làng nghề truyền thống Thổ Hà nổi tiếng của xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.[note 2] Phục vụ nhu cầu đi lại nhân dân hai bên bờ sông và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các làng quan họ cổ ở bờ Nam với bờ Bắc sông Cầu của trấn Kinh Bắc xưa.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn có đầy đủ các cơ sở đào tạo phổ thông từ cấp mầm non đến trung học phổ thông.

  • Trường THPT Lý Nhân Tông: trường được thành lập năm 1977 với tên gọi ban đầu là Trường Phổ thông vừa học vừa làm Yên Phong có trụ sở ban đầu ở xã Đông Phong.[6] Trải qua các biến cố của lịch sử, trường được đổi tên từ Trường THPT Yên Phong số 2 thành Trường THPT Lý Nhân Tông như hiện nay vào cuối năm 2008.[7][note 3] Còn trụ sở trường thì đã được chuyển về khu cánh đồng nằm sát tỉnh lộ 286 của thôn Đương Xá từ năm 2001.[6] Trường THPT Lý Nhân Tông được mang tên vị vua thứ tư của nhà Lý, lúc sinh thời ông nổi tiếng là một vị vua nhân từ, trí tuệ hiếu nhân, trọng kén danh thần. Ngoài ra, thời Nhân Tông còn nổi bật với việc tổ chức khoa thi Nho học đầu tiên của Đại Việt (1075) và xây dựng Quốc Tử Giám (1076). Năm 2017, tập thể thầy và trò nhà trường đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường.[6]
  • Trường THCS Vạn An có trụ sở ở khu Thượng Đồng.
  • Trường Tiểu học Vạn An có trụ sở ở khu Thượng Đồng.
  • Trường Mầm non Vạn An có trụ sở ở khu Thượng Đồng.

Vạn An là một trong những địa phương được coi như quê hương của các làn điệu quan họ cổ, khi làng Diềm thờ bà Thủy tổ quan họ ở cách đó không xa bên phường Hòa Long. Hầu hết các làng trong phường đều có câu lạc bộ quan họ riêng và hoạt động khá sôi nổi. Hơn nữa, việc khai quật được số lượng lớn các cổ vật từ lò gốm Đương Xá cho ta thấy nghề gốm sứ cổ ở Vạn An đã hình thành từ hàng nghìn năm trước, phần nào đã nói lên bề dày lịch sử và văn hóa của địa phương.

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu xuân năm mới, Vạn An có nhiều lễ hội được tổ chức bởi các làng như:

  • Lễ hội khu Thụ Ninh: mồng 10 tháng Giêng hàng năm diễn ra ở đình Thụ Ninh.
  • Lễ hội khu Vạn Phúc: ngày 15 tháng Giêng hàng năm
  • Lễ hội khu Thượng Đồng: ngày 15 tháng Giêng hàng năm diễn ra ở đình, chùa Lẫm.
  • Lễ hội khu Đương Xá: mồng 1 tháng 2 hàng năm

Đối chiếu theo Điều 3, Thông tư số 15/2015/BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 thì các lễ hội ở Vạn An đều là các lễ hội dân gian.[8][note 4]

  • Di tích Đình, chùa Lẫm ở khu Thượng Đồng được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 372-QĐ/ BT ngày 10 tháng 3 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.[9]
  • Chùa Láng (Thanh Lãng tự) ở khu Đương Xá được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại QĐ số 1054/QĐ - UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Nhân Chiến ký phê duyệt.[10]
  • Khu lò gốm Đương Xá tại khu Đương Xá được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh tại QĐ số 1055/QĐ - UBND ngày 12 tháng 8 năm 2008 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Nhân Chiến ký phê duyệt.[10] Khu lò gốm Đương Xá được người dân phát hiện từ cuối thập niên 1990, sau đó di chỉ lò gốm cổ đã được rất nhiều đoàn chuyên gia về khảo cứu, trong đó có thể kế đến đoàn của PGS.Bùi Minh Trí, TS.Trịnh Hoàng Hiệp và TS.Nishimura Masanari về khai quật và nghiên cứu năm 2001. Năm 2002, Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh đã cho mở một bảo tàng ngoài trời trưng bày tại chỗ các hiện vật, cổ vật của lò gốm này.[11] Qua công tác khảo cứu cho thấy niên đại của đồ gốm Đương Xá có niên đại từ thế kỷ thứ IX,X.[12] Đây là kho tư liệu quý giá để các chuyên gia nghiên cứu về nghề gốm cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và nghiên cứu văn hóa thời kỳ Bắc thuộc nói chung.
  • Đình Thụ Ninh ở khu Thụ Ninh được công nhận là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia tại Quyết định số 951/QĐ-BVHTTDL ngày 17 tháng 3 năm 2016 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ký phê duyệt.[13][14]
  • Chùa Linh Quang ở khu Đương Xá.

Tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 2 năm 2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Nhường ký Quyết định số 88/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu phường Vạn An để làm cơ sở pháp lý triển khai đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch chung của đô thị Bắc Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.[15]

Trong đó:

  • Khu A có diện tích khoảng 114,9 ha, bao gồm: Các khu dân cư được cải tạo nâng cấp, chỉnh trang, bổ sung quỹ đất các công trình hành chính, công cộng, dịch vụ, hạ tầng xã hội, sân thể thao, trường học các cấp và không gian cây xanh mặt nước…
  • Khu B có diện tích khoảng 114,8 ha, bao gồm: Khu đô thị mới, khu hỗn hợp các công trình dịch vụ, thương mại, khách sạn, văn phòng, chung cư,…, hồ điều hòa.
  • Khu C có diện tích khoảng 146 ha, bao gồm: Là khu vực phát triển đô thị mới, kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo định hướng đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh kết nối với huyện Yên Phong.
  • Ngoài ra, trong quy hoạch cũng có ghi rõ chi tiết việc kế hoạch sử dụng đất, công trình công cộng, xây dựng đường giao thông đối nội, đối ngoại như đường H, ĐT285B, ĐT295C,...
  1. ^ Còn gọi là làng Đặng, Đặng Xá
  2. ^ Năm 2010, làng nghề Thổ Hà là một trong 14 làng được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận công nhận là Làng nghề truyền thống với nghề gốm và bánh đa nem tại Quyết định số 170/QĐ-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh ký phê duyệt ngày 2 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ Từ đó đến nay, tên gọi Trường THPT Yên Phong số 2 được UBND tỉnh đặt cho Trường THPT Yên Phong số 3 trước đây, một trường THPT công lập khác có trụ sở ở thôn Chính Trung, xã Yên Trung.
  4. ^ Căn cứ theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP thì Điều 3, Thông tư số 15 quy định có 4 loại hình lễ hội là:
    1. Lễ hội dân gian
    2. Lễ hội lịch sử, cách mạng
    3. Lễ hội văn hoá, thể thao và du lịch
    4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Nguyễn Thị Nga (ngày 7 tháng 12 năm 2015). “UBND phường Vạn An”. tpbacninh.bacninh.gov.vn. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  2. ^ a b “Nghị quyết số 06/NQ-CP của Chính phủ: V/v thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. www.chinhphu.vn. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Nghị định số 60/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh; thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. www.chinhphu.vn. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ “Nghị quyết 141/2009/NQ-HĐND16 về thành lập phường: Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”. vanbanphapluat.co. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ a b c “Thư ngỏ thông báo Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường” (PDF). Trường THPT Lý Nhân Tông. ngày 25 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ Thanh Tú (ngày 6 tháng 2 năm 2009). “UBND tỉnh: Đổi tên 17 trường trung học phổ thông”. baobacninh.com.vn. Báo Bắc Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2013.
  8. ^ “Thông tư Quy định về tổ chức lễ hội”. vbpl.vn – Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ Nguyễn Thị Nga (ngày 7 tháng 12 năm 2015). “Danh sách di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. tpbacninh.bacninh.gov.vn. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ a b Nguyễn Thị Nga (ngày 20 tháng 1 năm 2016). “Danh sách di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”. tpbacninh.bacninh.gov.vn. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Ninh. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ L.Thanh (ngày 7 tháng 5 năm 2002). “Khánh thành bảo tàng lò gốm cổ”. nld.com.vn. Báo Người lao động. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2019.
  12. ^ “3 'ứng viên' của Bắc Ninh trong danh sách bảo vật quốc gia”. baodatviet.vn. Báo Đất Việt. ngày 6 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2019.
  13. ^ “Quyết định số 951/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng di tích quốc gia Di tích Kiến trúc nghệ thuật đình Thụ Ninh phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” (PDF). bvhttdl.mediacdn.vn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  14. ^ H.T (ngày 30 tháng 3 năm 2016). “Đình Thụ Ninh, phường Vạn An được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia”. www.bacninh.gov.vn. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2019.[liên kết hỏng]
  15. ^ “Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch phân khu phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh” (PDF). www.bacninh.gov.vn. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh. ngày 22 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Đây là câu chuyện kể về người con gái vô cảm trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của tình yêu
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Nhân vật Tira - Thủ Lĩnh hội sát thủ Ijaniya trong Overlord
Nhân vật Tira - Thủ Lĩnh hội sát thủ Ijaniya trong Overlord
Tira chị em sinh 3 của Tina Tia , khác vs 2 chị em bị rung động bởi người khác thì Tira luôn giữ vững lập trường và trung thành tuyệt đối đối vs tổ chức sát thủ của mình