Hội Khuyến học Việt Nam

Hội Khuyến học Việt Nam
Kiểu tổ chứcTổ chức xã hội
Thành lập2/10/1996
Trụ sởTầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội [1] (0243 7726151).
Khu vực hoạt độngViệt Nam
Trọng tâmGiáo dục
Chủ quảnBộ Giáo dục và Đào tạo
Trang webhoikhuyenhoc.vn

Hội Khuyến học Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Association for Promoting Education, viết tắt là VAPE) là tổ chức xã hội với mục đích "nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế".

Lãnh đạo Hội khoá VI

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức ngày 01 tháng 12 năm 2021, đã bầu ra những chức danh lãnh đạo như sau:

  • Chủ tịch Trung ương Hội: GS.TS Nguyễn Thị Doan - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
  • Phạm Thị Hoè - Phó Chủ tịch
  • TS Nguyễn Hữu Độ - Phó Chủ tịch Trung ương Hội, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
  • Lê Nữ Thuỳ Dương - Phó chủ tịch
  • PGS.TS Trương Thị Hiền - Phó Chủ tịch
  • TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2/10/1996, Hội Khuyến học Việt Nam ra đời với chức năng vận động toàn dân học tập. Sứ mệnh của Hội là "Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập". Quyết định thành lập số 122/TTg ngày 29/2/1996 của Chính phủ.

Ngày 3/2/1997, tại văn bản số 03/TB/MTTQ, Hội trở thành thành viên chính thức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn chỉ, mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam gồm 8 chương và 12 điều [2], trong đó xác định rõ: Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội, tập hợp các lực lượng xã hội và công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước và nước ngoài tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, khuyến học, khuyến tài, góp phần xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập khu vực và quốc tế.

Nhận thức[3]

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế nào là một xã hội học tập?

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã hội học tập là một xã hội, trong đó, mọi người dân có nhu cầu học tập đều được đáp ứng và đều có nghĩa vụ học tập. Xã hội tạo cơ hội và điều kiện để công dân nào cũng được học tập. Trong xã hội học tập, ai cũng được học hành, học thường xuyên, học suốt đời, trong đó ý thức tự học, học một cách tự giác là yếu tố quyết định nhất.

Những thiết chế giáo dục trong nền giáo dục quốc dân được xây dựng thành 2 hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu gồm các trường lớp chính quy của các cấp học, bậc học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học dành cho thế hệ trẻ và hệ thống giáo dục tiếp tục gồm những cơ sở giáo dục chính quy và phi chính quy dành cho người lớn – những người lớn đã hoặc chưa qua giai đoạn học tập trong hệ thống giáo dục ban đầu.

Thế nào là một dòng họ học tập?

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng họ ở đây được hiểu là một chi hay một nhánh của một dòng họ - một cộng đồng huyết thống. Cũng có trường hợp, một số gia đình mang cùng một họ, nhưng khác chi họ, khác nhánh họ, sống trên cùng một địa bàn xã/phường/thị trấn, tập hợp nhau lại và đăng kí là một “dòng họ” để tham gia thi đua đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”. Trong trường hợp này, Hội Khuyến học địa phương vẫn chấp nhận đây là một cộng đồng được tổ chức như một chi hoặc một nhánh của dòng họ. Điều kiện để công nhận một “dòng họ học tập” là:

  • Phải có 50% gia đình trong dòng họ được công nhận là gia đình học tập.
  • Dòng họ phải có Quỹ khuyến học, khuyến tài để động viên, khuyến khích mọi người trong dòng họ học tập thường xuyên.
  • Dòng họ phải giúp các gia đình nghèo thuộc dòng họ có điều kiện tham gia học tập, không để con em trong dòng họ lưu ban, bỏ học hoặc học kém.
  • Kinh tế của dòng họ phát triển bền vững, tỷ lệ các hộ nghèo ngày càng giảm.

Chủ tịch Trung ương Hội qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Chủ tịch Nhiệm kỳ Thời gian tại nhiệm Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Nhiệm kỳ Đại hội I (1996-2001) Nguyễn Lân

(1906-2003)

2 tháng 10 năm 1996 16 tháng 6 năm 2001 4 năm, 257 ngày
Nhiệm kỳ Đại hội II (2001-2006) Vũ Oanh

(1924-2022)

16 tháng 6 năm 2001 6 tháng 12 năm 2006 5 năm, 173 ngày [a]
Nhiệm kỳ Đại hội III (2006-2011) Nguyễn Mạnh Cầm

(1929)

6 tháng 12 năm 2006 22 tháng 9 năm 2016 9 năm, 291 ngày [b]
Nhiệm kỳ Đại hội IV (2011-2016)
Nhiệm kỳ Đại hội V (2016-2021) Nguyễn Thị Doan

(1951)

22 tháng 9 năm 2016 Đương nhiệm 8 năm, 44 ngày [c]
Nhiệm kỳ Đại hội VI (2021-2026)

Ghi chú:

  1. ^ Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII (27/6/1991-1/7/1996)
  2. ^ Phó Thủ tướng Chính phủ (29/9/1997-12/8/2002)
  3. ^ Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (25/7/2007-7/4/2016)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Đường nhỏ hóa mèo - Albedo x Sucrose
Albedo vuốt đôi tai nhỏ nhắn, hôn lên sống mũi nàng mèo thật nhẹ. Cô thế này có vẻ dễ vỡ
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn đến tận xương tủy
Những câu nói lãng mạn này sẽ làm thêm một ngày ấm áp trong bạn
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
[Review] Wonder Woman 1984: Nữ quyền, Sắc tộc và Con người
Bối cảnh diễn ra vào năm 1984 thời điểm bùng nổ của truyền thông, của những bản nhạc disco bắt tai và môn thể dục nhịp điệu cùng phòng gym luôn đầy ắp những nam thanh nữ tú