Wikipedia:Vận động bỏ phiếu

Về mặt tổng thể, việc mời gọi biên tập viên tham gia các cuộc thảo luận đang diễn ra hoàn toàn được chấp thuận, miễn là mục đích của việc này là nhằm giúp nâng cao chất lượng thảo luận qua việc mở rộng đối tượng tham gia để đạt được đồng thuận rộng rãi hơn.

Vận động bỏ phiếu (kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận) là việc gửi thông báo với mục đích gây ảnh hưởng kết quả cuối cùng của một thảo luận hay biểu quyết theo một cách nào đó. Hành vi này được xem là không thích hợp do bởi nó thể hiện việc dàn xếp một quy trình đưa ra quyết định dựa trên sự đồng thuận bình thường, và như thế nó làm sai lệch kết quả, thông thường được xem là hành vi gây hại.

Thông báo thích hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Một biên tập viên, nếu muốn thu hút có nhiều thành viên quan tâm hơn nữa, nhưng chưa liên quan đến một cuộc thảo luận, có thể đặt thông báo tại bất cứ nơi nào dưới đây:

  • Trang thảo luận hoặc bảng thông báo của một hoặc nhiều dự án Wiki hoặc các hợp tác Wiki khác có thể quan tâm tới chủ đề đang thảo luận.
  • Khu vực thảo luận trung tâm (như trang Thảo luận chung hoặc các bảng thông báo có liên quan, dành cho các thảo luận có ảnh hưởng sâu rộng như các thảo luận về quy định và hướng dẫn.
  • Trang thảo luận của một hoặc nhiều bài viết.
  • Trang thảo luận của thành viên được đề cập tới trong một cuộc thảo luận (đặc biệt nếu cuộc thảo luận ấy liên quan tới khiếu nại về hành vi thành viên đó).
  • Trang thảo luận cá nhân của biên tập viên có liên quan, bao gồm :
    • Biên tập viên có đóng góp quan trọng cho thể loại đó hoặc bài viết đó
    • Biên tập viên đã từng tham gia những thảo luận có cùng chủ đề (hoặc chủ đề có mối liên quan gần gũi)
    • Biên tập viên có hiểu biết về lĩnh vực đang thảo luận
    • Biên tập viên có yêu cầu được cập nhật thông tin

Việc lựa chọn thành viên nhận tin không được căn cứ trên quan điểm cá nhân của họ — ví dụ, nếu thông báo được gửi đến các thành viên đã từng bỏ phiếu thuận cho việc xóa bài viết, tin nhắn y vậy cũng phải được gửi đến thành viên ủng hộ việc giữ bài. Xin đừng gửi đến quá nhiều thành viên, cũng đừng gửi tin nhắn đến thành viên yêu cầu không nhận tin.

Thông báo gửi đi phải được viết lịch sự, tiêu đề và văn phong trung lập, trình bày sáng sủa, và ngắn gọn—người nhận có thể dễ dàng tìm hiểu chi tiết thông qua việc click vào đường dẫn đến trang thảo luận. Không sử dụng bot để gửi tin nhắn đến hàng loạt trang. Có thể dùng bản mẫu {{Please see}} để thông báo một cách nhanh gọn, đơn giản và trung lập.

Ghi chú: Một hành động khuyến khích là bạn nên để lại ghi chú tại chính trang thảo luận về việc bạn đã gửi tin nhắn mời thêm cá nhân thành viên khác tham gia.

Thông báo không thích hợp

[sửa | sửa mã nguồn]
  Số lượng tin   Nội dung thông điệp   Người nhận   Độ tiếp cận
Thích hợp Hạn chế Trung lập Công bằng Công khai
Không thích hợp Ồ ạt HOẶC Thiên kiến HOẶC Thiên vị HOẶC Bí mật
Thuật ngữ Đăng chéo quá mức ("gửi thư rác")   Vận động bỏ phiếu   Chiêu dụ   Kêu gọi lén lút

Việc gửi thông báo không thích hợp thường được xem là phá hoại. Kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận thường được thể hiện qua việc gửi tin nhắn. Tuy vậy, nhiều dạng thức kêu gọi khác cũng được xem là biểu hiện của hành vi này, ví dụ như tùy chỉnh chữ ký nhằm chèn lời kêu gọi mỗi khi biên tập viên ký tên.

Các hành vi sau đây được xem là điển hình của việc gửi thông báo không thích hợp (và có thể được xem là phá hoại):

  • Gửi thư rác: gửi hàng loạt tin nhắn tới số lượng lớn thành viên, hoặc tới các thành viên rõ ràng không có mối liên hệ gì với chủ đề đang thảo luận.[1]
  • Chiêu dụ: gửi thông báo thảo luận với nội dung không trung lập.
  • Kéo bè kết phái: Thành viên được nhận thông báo dựa theo quan điểm mà họ đã bày tỏ trước đó (được biết dựa trên Wikipedia:Userbox, Wikipedia:Thể loại người dùng, hoặc tuyên bố trước đó). Votebank liên quan đến việc mời các biên tập viên được coi là có quan điểm chung về một Thể loại:Cộng tác Wikipedia, tương tự như một đảng phái chính trị, với kỳ vọng rằng việc thông báo cho nhóm về bất kỳ cuộc thảo luận nào liên quan đến quan điểm đó sẽ dẫn đến lợi thế về số lượng phiếu hoặc số lượng quan điểm, giống như một hình thức kéo bè kết phái.
  • Kêu gọi lén lút: Liên hệ với các thành viên mà không dựa trên nền tảng wiki (ví dụ, thông qua email hoặc kênh IRC) để thuyết phục họ tham gia một cuộc thảo luận (nếu không có một lý do đặc biệt nào đó khiến người gửi không muốn hoặc không thể sử dụng trang thảo luận thành viên)
  • Kêu gọi ủng hộ bằng các phương thức khác mà không phải gửi tin nhắn trực tiếp, như dùng chữ ký được hiệu chỉnh mang kèm thông điệp kêu gọi ủng hộ quan điểm nào đó.

Dưới đây là diễn giải ngắn gọn những kiểu gửi tin nhắn không thích hợp:

Gửi thư rác và đăng chéo quá mức

[sửa | sửa mã nguồn]

Gửi thông báo bừa bãi đến nhiều biên tập viên cũng có thể được xem là phá hoại bởi nhiều lý do. Nếu thành viên đó quyết định không tham gia cuộc thảo luận, tin nhắn này được xem là "spam" và như thế, nó gây tác động xấu đến trải nghiệm trên Wikipedia của thành viên. Nghiêm trọng hơn, kêu gọi quá nhiều thành viên tham gia giải quyết mâu thuẫn có thể khiến vấn đề trở nên nan giải hơn. Xin lưu ý, mục đích của việc mời thành viên khác tham gia thảo luận là để nâng cao chất lượng quy trình giải quyết mâu thuẩn, chứ không phải để phá nát nó.

Gắn liên kết đến thảo luận, bao gồm các gợi ý nội dung chính tại phần chữ ký thành viên cũng được xem là hành vi spam phá hoại.

Chiêu dụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động quảng cáo là việc cố gắng tạo ảnh hưởng cho người đọc tin nhắn, được thể hiện bằng cách sử dụng giọng điệu, câu từ, hoặc chỉ bằng một dụng ý nào đó. Tin nhắn dạng này nếu hiện diện trong thảo luận riêng tư với bối cảnh cụ thể, nó vẫn có thể được xem là thích hợp, tuy nhiên, sẽ thật không thích hợp khi kêu gọi thành viên khác vào thảo luận với dạng tin nhắn này.

Kéo bè kết phái

[sửa | sửa mã nguồn]

Kéo bè kết phái là một nỗ lực xây dựng sự đồng thuận bằng cách thông báo có chọn lọc cho những người biên tập có hoặc được cho là biết trước hoặc xác định trước quan điểm hoặc ý kiến của họ (có thể được xác định, bằng một hay nhiều cách, từ một thông báo trên trang người dùng, chẳng hạn như hộp thư người dùng, hoặc từ Wikipedia:Thể loại người dùng, và do đó khuyến khích họ tham gia thảo luận.

Trong trường hợp xem xét lại cuộc tranh luận trước đó (chẳng hạn như kết quả "không có sự đồng thuận" về một vấn đề AFD hoặc CFD), việc gửi một số lượng thông báo không tương xứng cụ thể cho những người bày tỏ quan điểm cụ thể về cuộc tranh luận trước đó là không phù hợp.

Đăng một thông báo thích hợp trên các trang thảo luận người dùng để thông báo cho các biên tập viên về tất cả các "mặt" của cuộc tranh luận (ví dụ: tất cả những người đã tham gia cuộc tranh luận xóa trước đó về một chủ đề nào đó) có thể thích hợp theo hoàn cảnh nhất định.

Kêu gọi lén lút

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì điều này kém minh bạch hơn các thông báo trên wiki, nên việc sử dụng email hoặc thông tin liên lạc ngoài wiki khác để thông báo cho người biên tập không được khuyến khích trừ khi có lý do chính đáng để không sử dụng thông báo trang thảo luận. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, việc gửi thông báo tới một nhóm biên tập viên qua email có thể bị nhìn nhận tiêu cực hơn là gửi cùng một thông báo cho cùng một nhóm người trên trang thảo luận của họ ở Wikipedia.

Phương thức phản hồi hiệu quả nhất đối với hành vi kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận khi hành vi này đang diễn ra và được dễ dàng xác định là gửi tin nhắn lịch sự đến người gửi lời kêu gọi đó, đề nghị họ dừng phát tán thông báo, có thể chèn mã {{subst:Uw-canvass}} lên trang thảo luận của họ. Nếu họ vẫn tiếp tục, hãy báo cho bảo quản viên, bảo quản viên sẽ cân nhắc một lệnh cấm nếu cần thiết. Thành viên có tiền sử thực hiện việc kêu gọi thảo luận với mục đích dàn xếp đồng thuận, đã từng được nhắc nhở không được tiếp tục, có thể bị cấm ngay lập tức mà không cần báo trước, nếu lệnh cấm đó được xem là cần thiết.

Các hình thức tạo đồng thuận không phù hợp khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Với các dạng hành động khác không phù hợp trong quá trình xây dựng sự đồng thuận, hãy xem WP:Đồng thuận. Ngoài việc canvassing, các hành động này bao gồm WP:FORUMSHOP (nêu vấn đề liên tiếp trên các trang thảo luận cho đến khi bạn nhận được kết quả mong muốn), WP:SOCKWP:MEATPUPPET (đưa những người tham gia bên ngoài hư cấu hoặc có thật vào cuộc thảo luận để tạo ấn tượng sai về sự ủng hộ cho quan điểm của bạn) và WP:Khuynh hướng biên tập.

Bản mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ In 2005, the Arbitration Committee ruled that "[t]he occasional light use of cross-posting to talk pages is part of Wikipedia's common practice. However, excessive cross-posting goes against current Wikipedia community norms. In a broader context, it is "unwiki." See Wikipedia:Requests for arbitration/IZAK#Principles.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Tổng quan về Mangekyō Sharingan - Naruto
Vạn Hoa Đồng Tả Luân Nhãn là dạng thức cấp cao của Sharingan, chỉ có thể được thức tỉnh và sử dụng bởi rất ít tộc nhân gia tộc Uchiha
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Giới thiệu Kagune - Tokyo Ghoul
Một trong những điều mà chúng ta không thể nhắc đến khi nói về Tokyo Ghoul, đó chính là Kagune
Một vài thông tin về Joy Boy  - One Piece
Một vài thông tin về Joy Boy - One Piece
Ông chính là người đã để lại một báu vật tại hòn đảo cuối cùng của Grand Line, sau này báu vật ấy được gọi là One Piece, và hòn đảo đó được Roger đặt tên Laugh Tale