Xianglong | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Creta sớm | |
Hình vẽ Xianglong zhaoi | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Sauropsida |
Bộ (ordo) | Squamata |
Phân bộ (subordo) | Iguania |
Chi (genus) | Xianglong Li et al., 2007 |
Loài | |
|
Xianglong (từ 翔龙, tức tường long, nghĩa là "rồng bay" trong tiếng Trung) là một chi thằn lằn dạng nhông kỷ Creta được phát hiện ở Chuyên Thành Tử (砖城子, Zhuanchengzi), gần trấn Nghĩa Châu (义州镇), huyện Nghĩa, Cẩm Châu, Liêu Ninh ở Trung Quốc.[1] Nó được biết đến từ mẫu vật số LPM 000.666, một bộ xương hoàn chỉnh duy nhất với dấu vết da. Các mẫu vật tìm được từ tầng Barrême, thành hệ Nghĩa Huyện, Hạ Creta gần Nghĩa Châu. Đặc điểm nổi bật nhất về Tường long là các xương sườn quá khổ kỳ lạ của chúng, tám xương mỗi bên, được gắn vào màng mô cơ thể và cho phép những con thằn lằn dạng nhông này bay lượn. Đó là một loài thằn lằn răng dính liền (acrodont), và phân tích miêu tả theo nhánh cho thấy nó được gộp nhóm với các loài nhông/kỳ nhông Iguania như Agamidae (nhông), Chamaeleonidae (tắc kè hoa), và Leiolepidinae (nhông cát)[2].
Các mẫu hóa thạch được tìm thấy dài 15,5 cm (6,1 in) trong đó chiều dài 9,5 cm (3,7 in) là đuôi, nhưng những người mô tả cho rằng đó là của con chưa trưởng thành. Cho đến nay đây là hóa thạch thằn lằn biết bay lượn duy nhất, mặc dù có những loài động vật khác không liên quan cũng sử dụng xương sườn của chúng để bay lượn. Tường long là một trong số ít các sinh vật có khả năng lượn bằng cách sử dụng xương sườn của chúng. Các sinh vật khác, chẳng hạn như sóc bay và ếch bay Malabar (Rhacophorus malabaricus), có kiểu dính màng khác, từ ngón chân tới các ngón chân hoặc chi với chi. Hai nhóm sinh vật sử dụng cùng một cách lượn, là thằn lằn bay hiện đại (chi Draco, tiếng Latin nghĩa là rồng) và các loài bò sát hóa thạch kỷ Trias như Kuehneosaurus, nhưng loài bò sát kỷ Trias trông giống như Xianglong đã sinh sống trước nó khoảng hơn 100 triệu năm. Mặc dù chỉ có "sải sườn" dài 11 cm, loài thằn lằn này là khá nhanh nhẹn trong không trung, có thể là để thoát khỏi những con khủng long có lông vũ cùng tồn tại với nó.
Tường long có móng vuốt hơi cong, chỉ ra rằng chúng đã sinh sống trên cây. Tất nhiên, đặc điểm này là cần thiết để phù hợp với "cơ chê bay lượn" của nó.
Xu Xing, một nhà cổ sinh vật người Trung Quốc và là một nhà mô tả Tường long,nói rằng có khả năng Tường long có thể lướt đi xa đến một nửa chiều dài sân bóng đá, xa hơn rất nhiều so với thằn lằn bay hiện đại.
In the original paper describing it, Xianglong was recovered in a polytomy with the Agaminae, Chamaeleonidae and Leiolepidinae. This was based on the strict consensus of the four most parsimonious trees. Below is the tree recovered by Li et al (2007):[2]
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
However, in a later 2022 publication, Susan E. Evans said that what the describing authors misinterpreted as acrodont dentition was actually the crushed, jagged broken edge of the jaw, rendering its identification as an iguanian doubtful.[3]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0