Fistularia corneta

Fistularia corneta
Fistularia corneta
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Syngnatharia
Bộ (ordo)Syngnathiformes
Họ (familia)Fistulariidae
Chi (genus)Fistularia
Loài (species)F. corneta
Danh pháp hai phần
Fistularia corneta
Gilbert & Starks, 1904[2]

Fistularia corneta là danh pháp khoa học của một loài cá biển thuộc chi Fistularia trong họ Fistulariidae.[3] Tên thông thường tiếng Anh của nó là Pacific cornetfish, nghĩa đen là "cá cocnê Thái Bình Dương";[1] còn tiếng Tây Ban Nha là corneta flautera nghĩa đen là cá cocnê sáo.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá biển sinh sống tại vùng biển nhiệt đới ven bờ, trong khoảng 34°B - 17°N, 121°T - 71°T. Khu vực phân bố: Miền nam California, vịnh California, vùng duyên hải phía tây Baja California, Mexico tới Peru, gồm cả các đảo ngoài khơi như Revillagigedo, Coco, Malpelo và quần đảo Galapagos.[1][3][4]

Chiều dài tổng cộng tối đa 106 xentimét (42 in), nhưng thông thường chỉ gặp dài các cá thể dài 20 xentimét (7,9 in). Vây lưng: tia gai 0, tia mềm: 17-20. Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm: 16-19. Đốt sống: 75-76. Dễ thấy các hàng các gai nhỏ trên da nhưng khó phát hiện từng gai riêng lẻ. Màu khi cá sống từ da cam đến đỏ ở phía trên, với các đốm màu ánh nâu và đen. Nhạt màu hơn ở phía dưới. Vây lưng và vây hậu môn với gốc màu da cam. Sợi đuôi tối màu. Tia che mang: 5. Cá đẻ trứng.[3]

Loài cá sống gần đáy này được tìm thấy phía trên các vùng đáy mềm và cứng, bao gồm cả các cửa sông, ở độ sâu đến 50 m. Cá trưởng thành xuất hiện ở độ sâu lớn hơn 30 m, dọc theo các rìa lục địa và rìa đảo, trên các nền đá, nơi chúng tìm kiếm thức ăn là các loài cá nhỏ.[1][3][5] Chúng bị đẻn đuôi vàng (Pelamis platurus) săn bắt.[6]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được đánh bắt tại địa phương bằng lưới vây trong nghề cá tự cung tự cấp ở Ecuador và cũng được đánh bắt ngẫu nhiên trong lưới kéo tôm.[1] Bán ở chợ dưới dạng cá tươi, cá ướp muối, cá khô và cá hun khói nhưng thường được chế biến thành bột cá.[1][3][7]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Pollom R. (2017). Fistularia corneta. The IUCN Red List of Threatened Species. 2017: e.T178111A67620975. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T178111A67620975.en. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Gilbert C. H. & Starks E. C., 1904. The fishes of Panama Bay: Fistularia corneta. Memoirs of the California Academy of Sciences 4: 1-304; xem trang 56-57 và pl. 10.
  3. ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Fistularia corneta trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Fritzsche R., 1976. A review of the Cornetfishes, genus Fistularia (Fistulariidae), with a discussion of intrageneric relationships and zoogeography. Bulletin of Marine Science 26(2): 196-204.
  5. ^ De La Cruz Agüero J., 1997. Catalogo de los peces marinos de Baja California Sur. IPN-CICIMAR, La Paz, Mexico.
  6. ^ Brischoux F. & Lillywhite H. B., 2013. Trophic consequences of pelagic life-style in yellow-bellied sea snakes. Marine Ecology Progress Series 478: 231-238, doi:10.3354/meps10177
  7. ^ Fritzsche R. A. & Schneider M., 1995. Fistulariidae. Cornetas. Tr. 1104-1105 (quyển 2) trong W. Fischer, F. Krupp, W. Schneider, C. Sommer, K. E. Carpenter & V. Niem (biên tập) Guia FAO para Identification de Especies para lo Fines de la Pesca. Pacifico Centro-Oriental. 3 quyển. FAO, Roma.