Nông Thị Xuân

Nông Thị Xuân
SinhNông Thị Xuân
1932
Cao Bằng, Đông Dương thuộc Pháp
Mất1957 (24–25 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nguyên nhân mấtbị sát hại (theo Vũ Thư Hiên kể)[1][2], nhưng câu chuyện này bị phủ nhận bởi ông Vũ Kỳ[3]
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcNùng
Nổi tiếng vìngười tình của Hồ Chí Minh (tin đồn), tin đồn này bị phủ nhận bởi ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chí Minh[3]
Tôn giáokhông rõ
Con cáiVũ Trung

Nông Thị Xuân[1] (1932–1957), quê tại tỉnh Cao Bằng, là một phụ nữ người dân tộc Nùng làm giúp việc cho Văn phòng Chính phủ. Đây là một người được một số nhân vật bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam ở hải ngoại như Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh CầnDương Thu Hương tuyên bố là "người tình"[4][5][6][7] của nhà lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh và đã có một người con riêng với Hồ Chí Minh. Cũng theo lời kể của những nhân vật này, bà đã bị sát hại dưới vỏ bọc một vụ tai nạn xe hơi vào đầu năm 1957. Trong cuốn sách tiểu sử về Hồ Chí Minh, nhà sử học William Duiker cũng nhắc tới lời đồn này, tuy nhiên ông nhận định rằng câu chuyện này "giống như là cổ tích", bởi vì trong các tài liệu lưu trữ (ở cả trong nước và nước ngoài), ông chưa bao giờ thấy Hồ Chí Minh hoặc những người thân cận từng đề cập tới câu chuyện này.[8] Ông Vũ Kỳ, thư ký của Hồ Chí Minh, cho rằng Vũ Thư Hiên đã dựa trên một số lời đồn đại vô căn cứ để hư cấu nên câu chuyện này. Theo ông Kỳ, Nông Thị Xuân có con với một cận vệ của Hồ Chí Minh và ông đã nhận nuôi người con này, đặt tên là Vũ Trung.[9]

Câu chuyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Vũ Thư Hiên kể trong cuốn hồi ký của ông là "Đêm giữa ban ngày", Nông Thị Xuân vào năm 1955 được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào để trông nom sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xuân cùng người em gái ruột tên Vàng và người em gái họ tên Nguyệt được bố trí ở trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát phố Quang Trung. Thông thường bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn đích thân đưa Xuân vào Phủ Chủ tịch gặp Hồ Chí Minh, sau đó lại đưa về.[7] Bà sinh một người con trai cho Hồ Chí Minh đặt tên là Nguyễn Tất Trung vào cuối năm 1956.[4][10] Cũng theo câu chuyện này, Chính quyền miền Bắc đã che giấu mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh và Nông Thị Xuân, ngoài ra họ còn giữ bí mật về tính cách, cuộc sống của Hồ Chí Minh.[11][12]

Cũng theo Vũ Thư Hiên kể, đầu năm 1957, Nông Thị Xuân bị sát hại ở gần Hồ Tây, Hà Nội dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam để ngăn chặn mối tình cũng như việc kết hôn với Hồ Chí Minh.[1][5][6] Tuy nhiên lại có hai lời đồn về cái chết được đưa ra. Lời đồn thứ nhất là khi bà Xuân hỏi một trong số những lãnh đạo trong chính quyền, mong muốn quan hệ của mình được Chính phủ thừa nhận và trở thành phu nhân của Hồ Chí Minh thì ông Hồ và những người lãnh đạo Đảng Lao động là Lê DuẩnTrường Chinh đã phản đối và ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu bà.[6][7], Trần Quốc Hoàn đã cưỡng bức Nông Thị Xuân nhiều lần, sau đó đánh chết, xác bà bị đặt trên đường Cổ Ngư cho xe ô tô cán lên để che giấu vụ giết người dưới vỏ bọc một vụ tai nạn xe hơi[1][6][11] Một lời đồn khác thì lại kể rằng bà bị sát hại trong một vụ tai nạn xe hơi đã được lên kế hoạch từ trước.[4] Cũng theo lời kể của Vũ Thư Hiên, lãnh đạo Đảng Cộng sản sau đó đã xoá hết tất cả các tư liệu liên quan đến bà, không cho công chúng biết.[6]

Theo Bùi Tín, nguyên phó tổng biên tập của báo Nhân dân, đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1990 bỏ ra nước ngoài lưu vong và trở thành một nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Việt Nam), sau khi mẹ mất, Nguyễn Tất Trung được Nguyễn Lương Bằng đưa về gia đình nuôi vài tháng trong năm 1957, rồi giao lại cho gia đình tướng Chu Văn Tấn trên Thái Nguyên trông nom vài năm. Sau đó, Trung được đưa vào trại mồ côi của Hội phụ nữ cứu quốc trung ương, rồi được vào trường Nguyễn Văn Trỗi dành cho con liệt sĩ. Nhưng một lần khác, Bùi Tín lại kể rằng ông Vũ Kỳ, thư ký riêng lâu năm (từ năm 1948) của Hồ Chí Minh, sau khi Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969 đã đưa Trung về sống với gia đình, nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung, cho đi học ở trường phổ thông Chu Văn An cạnh Hồ Tây cùng hai con ông là Vũ Quang và Vũ Vinh, cùng độ tuổi với Trung.

Cũng theo Bùi Tín kể, năm 32 tuổi (1988), Nguyễn Tất Trung lấy vợ tên là Lưu Thị Duyên. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, sau đổi là Nguyễn Thanh Trung. Bùi Tín kể rằng, năm 1989 ông hay tới chơi nhà Vũ Kỳ và có gặp Trung ở đó. Vì bị bệnh, học không đến nơi đến chốn, nên Trung khó kiếm việc làm. Có lúc làm giữ kho, bảo vệ công xưởng. Khi sức khỏe khá lên, 2 vợ chồng mở quán cà phê, ở sau ga Hàng Cỏ (Hà Nội), rồi dời về cổng trường Đại học Bách khoa. Sau này Trung được cấp nhà, được nhận chức vụ sĩ quan quân đội, nhận lương cấp thượng tá.[13]

Phản bác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuốn sách tiểu sử về Hồ Chí Minh, nhà sử học William Duiker cũng nhắc tới lời đồn này, tuy nhiên ông nhận định rằng câu chuyện này "giống như là cổ tích", bởi vì trong các tài liệu lưu trữ (ở cả trong nước và nước ngoài), ông chưa bao giờ thấy Hồ Chí Minh hoặc những người thân cận từng đề cập tới câu chuyện này.[8]

Mặt khác, có những phân tích chỉ ra rằng cuốn hồi ký Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên (tư liệu đầu tiên nhắc tới câu chuyện này) có nhiều chi tiết hư cấu để nâng cao uy tín của cá nhân Vũ Thư Hiên, hoặc hạ thấp uy tín những người có mâu thuẫn với ông. Trong "Đêm giữa ban ngày", Vũ Thư Hiên nói rằng ông quen và được kính nể bởi nhiều cán bộ cao cấp, tướng lãnh, các nhà văn tên tuổi nên có được nhiều "thông tin bí mật" về đời tư lãnh đạo. Nhưng điều này là vô lý vì năm 1956, Vũ Thư Hiên chỉ là một phóng viên trẻ khoảng 25 tuổi và không có chức vụ gì, không thể có chuyện các nhân vật cao cấp lại chia sẻ với ông nhiều câu chuyện thuộc dạng "tối mật" mà ông viết trong cuốn hồi ký này.[14]

Ông Vũ Kỳ, thư ký của Hồ Chí Minh (người cũng được nhắc đến trong câu chuyện là "đã nhận nuôi Nguyễn Tất Trung") trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2004 đã bác bỏ câu chuyện này. Ông Vũ Kỳ nói rằng Vũ Thư Hiên đã dựa trên một số chi tiết đồn đại để thêu dệt nên câu chuyện này, chứ sự thực thì khác hẳn.[3] Ông kể chi tiết câu chuyện này như sau:

Tóm lại, theo khẳng định của ông Vũ Kỳ thì đúng là có một cô gái người Nùng được Văn phòng chính phủ phân công đi làm tại nơi ở của Hồ Chí Minh. Cô này mang thai ngoài giá thú với một chiến sĩ cảnh vệ của Hồ Chí Minh, do thương xót cô gái này nên Hồ Chí Minh đã giao cho ông Vũ Kỳ nhận nuôi đứa con đó, còn cô gái được trả về quê. Về sau thì người phụ nữ này bị bệnh mất, mộ hiện nay vẫn còn ở Bất Bạt, Cao Bằng. Dựa trên một số tình tiết có thật này, các nhân vật bất đồng chính kiến chống Nhà nước Việt Nam đã thêu dệt, hư cấu thêm một số chi tiết khác để bóp méo sự thật, nhằm hạ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Truong, Minh Hoa (2010). The Dark Journey: Inside the Reeducation Camps of Viet Cong. Strategic Book Publishing. tr. 82. ISBN 1609111613.
  2. ^ Nguyễn Công Luận. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier. Indiana University Press, 2012. ISBN 0253356873. Trang 582
  3. ^ a b c d Vũ Kỳ. Trả lời phỏng vấn nhà báo Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên, ngày 24/6/2004 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Băng ghi âm lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
  4. ^ a b c Vo, Nghia M. (2004). The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam. Jefferson, NC, USA: McFarland. tr. 204. ISBN 9780786482108.
  5. ^ a b Nguyễn, Minh Càn (1997). Công lý đòi hỏi (Justice Demands to be Asked). obtained from University of Michigan: Văn Nghệ. tr. 317.
  6. ^ a b c d e Dương, Hương Thu (21 tháng 1 năm 2009). “Dissident writer reveals Ho Chi Minh's tragic love secret”. Agence France-Presse. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  7. ^ a b c Vũ, Thư Hiên (1997). Đêm giữa ban ngày (Nighttime during the Day). Tiếng Quê Hương. tr. ch 34.
  8. ^ a b Ho Chi Minh - A life. William J. Duiker. Hyperion 2000. Trang 480
  9. ^ Vũ Kỳ. Trả lời phỏng vấn nhà báo Nguyễn Quốc Phong, Phó TBT Báo Thanh niên, ngày 24/6/2004 tại Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội. Băng ghi âm lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
  10. ^ “Cựu đại tá Bùi Tín nói về ông Hồ Chí Minh”. www.rfa.org. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ a b Dinh, Thuy. “The Writer's Life Stephen B. Young and Hoa Pham Young: Painting in Lacquer”. The Zenith by Duong Thu Huong. Da Mau magazine. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ Baker, Mark (ngày 15 tháng 8 năm 2002). “Uncle Ho: a legend on the battlefield and in the boudoir”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2013.
  13. ^ Bùi, Tín (ngày 11 tháng 2 năm 2008). “Số Phận Con người: Không Thể Bất Công Kéo Dài Đến Vậy”. vietbao.com. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2017.
  14. ^ "Vũ Thư Hiên chưa hết bệnh nói dóc: phần 4", Việt Thường. Tạp chí Người dân số 169, xuất bản tại Mỹ. tháng 10/2004.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]