Nguyễn Lương Bằng

Nguyễn Lương Bằng
Chức vụ

Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trước 1976)
Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau 1976)
Nhiệm kỳ23 tháng 9 năm 1969 – 20 tháng 7 năm 1979 (mất)
9 năm, 300 ngày
Chủ tịch nướcTôn Đức Thắng
Tiền nhiệmNhà nước đổi tên
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 1956 – 11 tháng 10 năm 1965
9 năm, 169 ngày
Tổng Thanh tra phó
Tiền nhiệmNguyễn Văn Trân
Kế nhiệmNguyễn Thanh Bình
Nhiệm kỳtháng 4 năm 1956 – tháng 12 năm 1976
Tiền nhiệmHồ Tùng Mậu
Kế nhiệmSong Hào
Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô
Nhiệm kỳtháng 4 năm 1952 – tháng 4 năm 1956
Kế nhiệmNguyễn Văn Kỉnh
Nhiệm kỳtháng 5 năm 1951 – tháng 4 năm 1952
Phó Tổng Giám đốcLê Viết Lượng
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Viết Lượng
Trưởng ban Tài chính - kinh tế Trung ương Đảng
Nhiệm kỳ1948 – 1951
Nhiệm kỳ25 tháng 8 năm 1943 – 20 tháng 7 năm 1979 (mất)
35 năm, 329 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh(1904-04-02)2 tháng 4, 1904
Thanh Miện, Hải Dương,Liên Bang Đông Dương
Mất20 tháng 7, 1979(1979-07-20) (75 tuổi)
Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợHà Thục Trinh
ChaNguyễn Lương Thiện
MẹNgô Thị Tý

Nguyễn Lương Bằng (19041979) là một nhà hoạt động cách mạng và chính khách của Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch nước Việt Nam (19691979), Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô cũ (19521956), Tổng Thanh tra Chính phủ (1956).

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Ông Nguyễn Lương Bằng khi làm đại sứ tại Liên Xô

Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là Thanh Tùng, Thanh Miện, Hải Dương), trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ông còn sử dụng bí danh Anh Cả, hoặc Sao Đỏ.

Tháng 12 năm 1925, ông được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Từ đấy, ông và một số thanh niên yêu nước khác theo học lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn hướng dẫn.

Tháng 10 năm 1929, tại Hồng Kông, ông được kết nạp vào Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Tháng 5 năm 1931, ông bị mật thám bắt giải về giam ở bót Catinat Sài Gòn. Ít lâu sau, ông bị đưa xuống tàu biển Claude Chappe chở ra Hải Phòng và đưa vào giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1931, ông lại bị đưa về Hải Dương.

Tháng 6 năm 1932, tòa đề hình Hải Dương xử ông tù chung thân và chuyển về giam ở nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Cuối năm 1932, ông trốn thoát lên Vĩnh Yên, rồi về Thanh Miện (Hải Dương) hoạt động. Cuối năm 1933, khi đi công tác Bắc Giang, ông lại bị bắt, bị giam ở Hỏa Lò (đầu 1934). Tháng 5 năm 1935 bị đày lên nhà tù Sơn La.

Năm 1943, Đảng bố trí cho ông vượt ngục về làng Vạn Phúc (Hà Đông) gặp Hoàng Văn Thụ để nhận nhiệm vụ, ông được Đảng chỉ định làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận của Đảng; đồng thời được phân công hoạt động trong Mặt trận Việt Minh giữ chức Chủ nhiệm của Tổng bộ.

Chuẩn bị khởi nghĩa, Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh là Chủ tịch; Ban thường trực gồm 5 người, trong đó có Nguyễn Lương Bằng.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô (1952 – 1956)[1], Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Chính phủ (1956). Tháng 9 năm 1969 được bầu làm Phó Chủ tịch nước.

Ông mất ngày 20 tháng 7 năm 1979, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch[2]. Ông là người chỉ giữ tới chức Phó Chủ tịch nước đầu tiên có tang lễ là quốc tang. Quốc tang của ông diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1979.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn với bà Hà Thục Trinh. Hai người có bốn con gái có tên Tường Vân, Việt Liên, Hồng Châu, Thanh Mai.[3]. Vợ ông được xem là người đầu tiên trả lại biệt thự cho nhà nước Việt Nam sau khi ông mất[4].

Viết về Nguyễn Lương Bằng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

*Anh Cả Nguyễn Lương Bằng (hồi ký), Nhà xuất bản CTQG, HN, 2005

Tưởng niệm và vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Để ghi nhận công lao của ông, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Sao Vàng cho ông. Một nhà tưởng niệm cũng được xây dựng tại quê hương ông[6].

Tên ông được đặt cho các phố ở Hà Nội (nối Tôn Đức Thắng với Tây Sơn thuộc quận Đống Đa), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Tân Mỹ và Hoàng Quốc Việt), Đà Nẵng (nối Nguyễn Văn Cừ và Tôn Đức Thắng) và đại lộ chính tại thành phố Hải Dương; một thị trấn thuộc huyện Kim Động (Hưng Yên); Khánh Hoà (nối Lê Duẩn và Hùng Vương, tp Cam Ranh); Tây Ninh (nối Quốc lộ 22 và Nguyễn Văn Linh, thị xã Hòa Thành). Và ông cũng được đặt tên đường ở Thành phố Hải Phòng ở quận Kiến An.

Năm 2002, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội sản xuất bộ phim dài tập Bình minh đỏ do NSND Trần Phương đạo diễn. Bộ phim kể về thời gian hoạt động cách mạng của Nguyễn Lương Bằng trước năm 1945.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Saigon VNN”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “PHÓNG SỰ ẢNH VỀ NHÀ TƯỞNG NIỆM CỐ PHÓ CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN LƯƠNG BẰNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Việt Ba (7 tháng 1 năm 2015). “Gia đình của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng: Mẹ trả biệt thự theo di nguyện của cha”. An ninh thế giới online, Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “antg” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  4. ^ Trương Kim Dung (28 tháng 10 năm 2006). “Gặp người đầu tiên trả biệt thự”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.  Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “tp1” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  5. ^ Nguyễn Thọ Chân (2 tháng 2 năm 2005). “Anh Cả Nguyễn Lương Bằng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ tm.btv1 (30 tháng 5 năm 2024). “Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng”. thanhmien.haiduong.gov.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Bình Minh Đỏ Tập 1, truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Phân loại kĩ năng trong Tensura - Tensei shitara Slime Datta Ken
Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, nhất là với mấy cái kĩ năng có chữ "tuyệt đối" trong tên, càng tin vào "tuyệt đối", càng dễ hẹo
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Freelancer là một danh từ khá phổ biến và được dùng rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây