Đá Văn Nguyên

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Văn Nguyên
Ảnh chụp vệ tinh Đá Văn Nguyên (tháng 8 năm 2022)
Địa lý
Vị trí của đá Văn Nguyên
Vị trí của đá Văn Nguyên
đá
Văn Nguyên
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°49′50″B 114°27′53″Đ / 9,83056°B 114,46472°Đ / 9.83056; 114.46472 (đá Văn Nguyên)
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Văn Nguyên (tiếng Anh: Jones Reef; tiếng Trung: 漳溪礁; bính âm: Zhāngxī jiāo, Hán-Việt: Chương Khê tiêu) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm về phía tây nam đá Ninh Hòa và phía đông bắc đá Phúc Sĩ.

Đá Văn Nguyên được đặt tên theo vị cai đội Hoàng Sa Phạm Văn Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16, tức năm 1835,[1] Phạm Văn Nguyên và hải đội nhận lệnh ra Hoàng Sa. Khi trở về, ông và tùy tùng có phần chậm trễ nên phải chịu phạt. Tuy nhiên, theo châu bản triều Nguyễn, nội các đã vâng mệnh truyền dụ tha tội cho Phạm Văn Nguyên:

Cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng Sa, khi trở về dềnh dàng quá hạn, đã có chỉ giao cho Bộ [Công] trị tội. Nhưng qua tra xét, chưa thấy có biểu hiện tư tệ. Vả lại, lần này được phái đi ra biển thực hiện công vụ chu đáo, rất đáng được dự thưởng. Duy quản viên Phạm Văn Nguyên khi trở về, có sự tự mãn, đi lại rất không hợp cách, trước đã bị cách chức, bị bắt gông. Nay giao cho Bộ xét phạt đánh đòn 80 trượng nhưng gia ân tha, cho khôi phục lại chức cũ.

— Nội các (triều Nguyễn), Châu bản triều Nguyễn, tập 54-tờ 94, ngày 13 tháng 7 năm 1835.[2]

Đá Văn Nguyên là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Một nghi lễ tri ân trên đất đảo”. Trang web Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (Việt Nam). 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  2. ^ Nội các (triều Nguyễn) (27 tháng 6 năm 2011). “Châu bản triều Nguyễn ngày 13 - 7 năm Minh Mệnh thứ 16 (1835)”. Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2012.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Các rạn san hô, cồn cát, và đảo thuộc Cụm Sinh Tồn
Đá Gạc Ma
Đá Trà Khúc
Đá Len Đao
Đá Phúc Sĩ
Đá Văn Nguyên
Đá Ninh Hòa
Đá Vị Khê
Sinh Tồn Đông
Đá An Bình
Đá Ba Đầu
Đá Đức Hòa
Đá Bãi Khung
Đá Bình Sơn
Đá Tư Nghĩa
Đá Bia
Đá Ken Nan
Đá Bình Khê
Đá Nhạn Gia
Đảo Sinh Tồn
Đá Sơn Hà
Đá Nghĩa Hành
Đá Tam Trung
Đá Cô Lin


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Tại sao Hamas lại tấn công Israel?
Vào ngày 7 tháng 10, một bình minh mới đã đến trên vùng đất Thánh, nhưng không có ánh sáng nào có thể xua tan bóng tối của sự hận thù và đau buồn.
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Tử Sắc Thủy tổ Ultima (Violet) trong Tensei shitara Slime Datta Ken
Ultima (ウルティマ urutima?), còn được gọi là Violet (原初の紫ヴィオレ viore, lit. "Primordial of Violet"?), là một trong những Primordial gia nhập Tempest sau khi Diablo chiêu mộ cô.
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Tìm hiểu về Puskas Arena - Sân vận động lớn nhất ở thủ đô Budapest của Hungary
Đây là một sân vận động tương đối mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn