Cụm Sinh Tồn

Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.

Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef), còn lại đều là các rạn đá bao gồm có: đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), đá Gạc Ma (Johnson South Reef), đá Len Đao (Lansdowne Reef), đá Phúc Sỹ (Higgens Reef), đá Văn Nguyên (Jones Reef), đá Ninh Hòa (Tetley Reef), đá Vị Khê (Bamford Reef), đá An Bình (Ross Reef), đá Ba Đầu (Whitsun Reef), đá Đức Hòa (Empire Reef), đá Bãi Khung (Holiday Reef), đá Bình Sơn (Hallet Reef), đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), đá Bia, đá Ken Nan (McKennan Reef), đá Bình Khê (Edmund Reef), đá Nhạn Gia, đá Sơn Hà (Gent Reef), đá Nghĩa Hành (Loveless Reef), đá Tam Trung, đá Trà Khúc, bãi Fancy Wreck. Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Các rạn san hô, cồn cát, và đảo thuộc Cụm Sinh Tồn
Đá Gạc Ma
Đá Trà Khúc
Đá Len Đao
Đá Phúc Sĩ
Đá Văn Nguyên
Đá Ninh Hòa
Đá Vị Khê
Sinh Tồn Đông
Đá An Bình
Đá Ba Đầu
Đá Đức Hòa
Đá Bãi Khung
Đá Bình Sơn
Đá Tư Nghĩa
Đá Bia
Đá Ken Nan
Đá Bình Khê
Đá Nhạn Gia
Đảo Sinh Tồn
Đá Sơn Hà
Đá Nghĩa Hành
Đá Tam Trung
Đá Cô Lin

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1975, quần đảo Trường Sa do Hải quân Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ.

Năm 1975, sau Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp quản đảo Sinh Tồn vào ngày 28 tháng 4 năm 1975.[1]

Tháng 2 năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn (cụm Loại Ta), đồng thời tăng cường các hoạt động thăm dò, trinh sát quanh khu vực do Việt Nam đang kiểm soát. Trước tình hình đó, ngày 15 tháng 3 năm 1978[2], tàu 679 của Hải đoàn 128 đưa một lực lượng hải quân của Việt Nam ra đổ bộ và đóng quân ở đảo Sinh Tồn Đông (hoàn tất vào ngày ngày 17 tháng 3 năm 1978[3]).

Trong những tháng đầu năm 1988, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (đá Huy Gơ) (28 tháng 2), đá Xu Bi (23 tháng 3) và có ý đồ chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô LinLen Đao[4].

Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây dựng công trình trên các bãi đá. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam (không có pháo để tự vệ), khiến cuộc chiến nổ ra vào sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988[5][6]. Phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải của Hải quân, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 25 thủy binh. Kết quả là Trung Quốc chiếm giữ được đá Gạc Ma trong khi Việt Nam vẫn giữ được đá Cô Linđá Len Đao.

Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2007/NĐ-CP[7]. Theo đó, thành lập xã Sinh Tồn thuộc huyện Trường Sa trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đình Kính. Lịch sử Đoàn đặc công hải quân 126 (1966-2006). Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội. 2006. trang 155.
  2. ^ “Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988”. Sputnik Việt Nam. 13 tháng 3 năm 2017.
  3. ^ Sinh Tồn Đông, đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa Thanh Niên, 19/05/2018.
  4. ^ Lịch sử cục tác chiến, Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân, 2005. Chương III - GIAI ĐOẠN BA (từ tháng 3 năm 1979 đến 1989).
  5. ^ "Toàn cảnh sự kiện trận chiến Gạc Ma, tháng 3 -1988" infonet, ngày 14 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Người trẻ không biết Gạc Ma là 'đáng buồn' BBC, 14.3.2016.
  7. ^ “Nghị định 65/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Cam Lâm, Trường Sa và mở rộng phường Cam Nghĩa thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Nên tìm hiểu những khía cạnh nào của người ấy trước khi tiến tới hôn nhân?
Sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau, theo như góc nhìn của tôi, hôn nhân có rất nhiều kiểu, thế nhưng một cuộc hôn nhân làm cho người trong cuộc cảm thấy thoải mái, nhất định cần phải có tình yêu.
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel