Đại hội Toán học Quốc tế

Đại hội Toán học Quốc tế
Tình trạngĐang hoạt động
Thể loạiHội nghị toán học
Tần suấtBốn năm một lần
Số năm hoạt động1897–nay
Lần đầu tiêntháng 8 năm 1897; 127 năm trước (1897-08)
Lần gần nhấtTháng 8 năm 2018
Trang chủwww.mathunion.org/activities/icm/

Đại hội quốc tế các nhà toán học (the International Congress of Mathematicians - ICM), hay Đại hội Toán học Quốc tế, hay Đại hội Toán học Thế giới, là hội nghị lớn nhất về chủ đề toán học. Hội nghị được tổ chức bốn năm một lần, do Hội liên hiệp Toán học Quốc tế (IMU) tổ chức.

Các Huy chương Fields, Giải thưởng Nevanlinna, Giải thưởng GaussHuy chương Chern được trao trong lễ khai mạc đại hội. Mỗi đại hội được ghi nhớ bằng một bộ Kỷ yếu-Proceedings in các bài báo học thuật dựa trên các bài giảng. Việc được giảng bài tại ICM được coi là "tương đương [...] với việc bước vào đại sảnh danh vọng."[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 1932 tại Zurich, Thụy Sĩ

Felix KleinGeorg Cantor được cho là đã đưa ra ý tưởng về một đại hội quốc tế của các nhà toán học vào thập niên 1890.[2][3] Đại hội quốc tế đầu tiên của các nhà toán học được tổ chức tại Zurich vào tháng 8 năm 1897.[4] Ban tổ chức bao gồm các nhà toán học nổi tiếng như Luigi Cremona, Felix Klein, Gösta Mittag-Leffler, Andrey Markov, và những người khác. Đại hội có sự tham dự của 208 nhà toán học đến từ 16 quốc gia, trong đó có 12 từ Nga và 7 từ Mỹ. Chỉ có bốn người là nữ: Iginia Massarini, Vera von Schiff, Charlotte Scott và Charlotte Wedell.[5]

Trong đại hội năm 1900 tại Paris, Pháp, David Hilbert đã công bố danh sách 23 bài toán chưa giải được nổi tiếng của ông, nay được gọi là các bài toán của Hilbert Moritz Cantor và Vito Volterra đã có hai bài giảng toàn thể khi bắt đầu đại hội.[6]

Tại ICM 1904, Gyula Kőnig đã có một bài giảng trong đó ông tuyên bố rằng giả thuyết continuum nổi tiếng của Cantor là sai. Một sai sót trong chứng minh của Kőnig đã được Ernst Zermelo phát hiện ngay sau đó. Thông báo của Kőnig tại đại hội gây ra sự náo động đáng kể, và Klein phải đích thân giải thích với Đại công tước Baden (người bảo trợ tài chính cho đại hội) điều gì có thể gây ra tình trạng bất ổn như vậy giữa các nhà toán học.[7]

Trong đại hội năm 1912 ở Cambridge, Anh, Edmund Landau đã liệt kê bốn bài toán cơ bản về số nguyên tố, ngày nay được gọi là bài toán Landau. Đại hội năm 1924 tại Toronto được tổ chức bởi John Charles Fields, người khởi xướng Huy chương Fields; các nhà toán học được tham dự một chuyến du ngoạn đường sắt khứ hồi đến Vancouver và phà đến Victoria. Hai huy chương Fields đầu tiên đã được trao tại ICM 1936 ở Oslo.[7]

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trước sự kiên quyết của khối Đồng minh, ICM năm 1920 ở Strasbourg và ICM năm 1924 ở Toronto đã loại trừ các nhà toán học từ các quốc gia trước đây là một phần của các liên minh Trung tâm. Điều này dẫn đến một cuộc tranh cãi vẫn chưa được giải quyết về việc có nên tính các đại hội Strasbourg và Toronto là ICM thực sự hay không. Khi khai mạc ICM năm 1932 ở Zürich, Hermann Weyl nói: "Chúng ta gặp một tình huống kì lạ. Xét n là số các Đại hội quốc tế các nhà toán học đã được tổ chức, ta có bất đẳng thức 7 ≤ n ≤ 9; rất tiếc là hệ tiên đề của chúng ta không đủ mạnh để đưa ra một khẳng định chính xác hơn". Kết quả của cuộc tranh cãi này là từ đại hội Zürich năm 1932 trở đi, các ICM không được đánh số.[7]

Tại ICM năm 1950 ở Cambridge, Massachusetts, Laurent Schwartz, một trong những người được trao Huy chương Fields cho năm đó, và Jacques Hadamard, cả hai đều được chính quyền Hoa Kỳ coi là những người có thiện cảm với cộng sản, chỉ có thể xin thị thực Hoa Kỳ sau sự can thiệp cá nhân của Tổng thống Harry Truman.[8][9]

Người phụ nữ đầu tiên giảng bài toàn thể tại ICM, tại đại hội năm 1932 ở Zürich, là Emmy Noether.[10] Bài giảng toàn thể ICM lần thứ hai của một phụ nữ đã được Karen Uhlenbeck trình bày 58 năm sau, tại ICM năm 1990 ở Kyoto.[11]

Danh sách Đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tp. Quốc gia
2022 Trực tuyến[a] -
2018 Rio de Janeiro Brazil
2014 Seoul Hàn Quốc
2010 Hyderabad Ấn Độ
2006 Madrid Tây Ban Nha
2002 Bắc Kinh Trung Quốc
1998 Berlin Đức
1994 Zürich Thụy Sĩ
1990 Kyoto Nhật Bản
1986 Berkeley Hoa Kỳ
1982 (gặp nhau năm 1983) Warsaw Ba Lan
1978 Helsinki Phần Lan
1974 Vancouver Canada
1970 Nice Pháp
1966 Matxcova Liên Xô
1962 X-tốc-khôm Thụy Điển
1958 Edinburgh Anh
1954 Amsterdam Hà Lan
1950 Cambridge, Massachusetts Hoa Kỳ
1936 Oslo Na Uy
1932 Zürich Thụy SĨ
1928 Bologna Ý
1924 Toronto Canada
1920 Strasbourg Pháp
1912 Cambridge Anh
1908 Roma Ý
1904 Heidelberg Đức
1900 Paris Pháp
1897 Zürich Thụy Sĩ
  1. ^ Ban đầu dự tính tổ chức tại Sankt-Peterburg (Nga) nhưng đổi thành trực tuyến sau khi Nga đem quân xâm phạm Ukraina[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Castelvecchi, Davide (ngày 7 tháng 10 năm 2015). “The biggest mystery in mathematics: Shinichi Mochizuki and the impenetrable proof”. Nature. 526: 178–181. doi:10.1038/526178a. PMID 26450038.
  2. ^ THE INTERNATIONAL MATHEMATICAL UNION AND THE ICM CONGRESSES. Lưu trữ 2017-07-09 tại Wayback Machine www.icm2006.org. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  3. ^ A. John Coleman. "Mathematics without borders": a book review Lưu trữ 2010-01-16 tại Wayback Machine. CMS Notes, vol 31, no. 3, April 1999, pp. 3-5
  4. ^ C., Bruno, Leonard (2003) [1999]. Math and mathematicians: the history of math discoveries around the world. Baker, Lawrence W. Detroit, Mich.: U X L. tr. 56. ISBN 0787638137. OCLC 41497065.
  5. ^ Curbera (2009), p. 16.
  6. ^ Scott, Charlotte Angas (1900). “The International Congress of Mathematicians in Paris” (PDF). Bull. Amer. Math. Soc. 7 (2): 57–79. doi:10.1090/s0002-9904-1900-00768-3.
  7. ^ a b c G. Curbera. ICM through history. Newsletter of the European Mathematical Society, no. 63, March 2007, pp. 16-21. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
  8. ^ Vladimir Maz'ya, Tatyana Shaposhnikova. Jacques Hadamard: a universal mathematician. American Mathematical Society, 1999. ISBN 0-8218-1923-2; p. 271
  9. ^ Michèle Audin, Correspondance entre Henri Cartan et André Weil (1928-1991), Documents Mathématiques 6, Société Mathématique de France, 2011, p. 259-313
  10. ^ Guillermo Curbera. Mathematicians of the World, Unite!: The International Congress of Mathematicians: A Human Endeavor AK Peters, 2009. ISBN 1-56881-330-9; pp. 95-96
  11. ^ Sylvia Wiegand. Report on the Berlin ICM. AWM Newsletter, 28(6), November–December 1998, pp. 3-8
  12. ^ Hội liên hiệp Toán học Quốc tế (26 tháng 2 năm 2022). “Decision of the Executive Committee of the IMU on the upcoming ICM 2022 and IMU” (PDF).

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Bukubukuchagama là một trong chín thành viên đầu tiên sáng lập guid Ainz Ooal Gown và cũng là 1 trong 3 thành viên nữ của guid.
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
LK-99 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5, mảnh ghép quan trọng của thế kỉ 21
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi đã thành công tổng hợp được vật liệu siêu dẫn vận hành ở nhiệt độ phòng và áp suất khí quyển với cấu trúc LK-99
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Renner thì đã quá nổi tiếng với sự vô nhân tính cùng khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh và là kẻ đã trực tiếp tuồng thông tin cũng như giúp Demiurge và Albedo