Trưởng quan hành chính Khu hành chính đặc biệt Hương Cảng 香港特別行政區行政長官 | |
---|---|
Kính ngữ | Người tôn kính |
Dinh thự | Phủ Lễ tân Hương Cảng |
Đề cử bởi | Uỷ ban Bầu cử |
Bổ nhiệm bởi | Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (do Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ghi chữ kí tên vào Lệnh Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa)[1] |
Nhiệm kỳ | 05 năm (một lần tái đắc cử) |
Tuân theo | Pháp luật cơ bản Khu hành chính đặc biệt Hương Cảng, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa |
Người đầu tiên nhậm chức | Đổng Kiến Hoa (năm 1997) |
Thành lập | Ngày 01 tháng 7 năm 1997 |
Lương bổng | Chừng 05 triệu đô-la Hồng Kông (lương bổng một năm) |
Website | ceo |
Đặc khu trưởng Hồng Kông | |||||||||||||
Phồn thể | 香港特別行政區行政長官 | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 香港特别行政区行政长官 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Chữ viết tắt phổ biến | |||||||||||||
Phồn thể | 香港特首 | ||||||||||||
Giản thể | 香港特首 | ||||||||||||
|
Chính trị và chính phủ Hồng Kông |
Lập pháp
|
Đề tài liên quan Cổng thông tin Hồng Kông |
Trưởng quan hành chính Đặc khu hành chính Hồng Kông, còn gọi tắt Trưởng quan hành chính Hồng Kông hoặc Đặc khu trưởng Hồng Kông, là thủ trưởng chính phủ, người đứng đầu chính phủ và đại biểu tối cao của Khu hành chính đặc biệt Hương Cảng, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tương ứng với chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.[2] Chức vụ này thay thế chức Thống đốc Hồng Kông, tức phó vương Vương quốc Anh vào thời Anh thuộc.[3] Chức Trưởng quan Hành chính được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông và được chính thức tạo thành ngày 1 tháng 7 năm 1997 trong cuộc chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông từ Vương quốc Anh cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Đặc khu trưởng có các nhiệm vụ bao gồm đề cử các viên chức chính yếu để Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bổ nhiệm, quản lý các vấn đề ngoại giao, bổ nhiệm các quan tòa và những công chức khác, phê chuẩn các luật được Hội đồng Lập pháp thông qua, và ban tặng huân chương. Luật Cơ bản cho phép Trưởng quan Hành chính nhiều quyền lực nhưng bắt buộc rằng, trước khi có những quyết sách quan trọng, cần phải đề xuất dự luật đó cho Hội đồng Lập pháp, trình các văn bản dưới luật, và giải tán Hội đồng Lập pháp, nhưng chỉ được thi hành sau khi tham vấn Hội nghị Hành chính, mà các nghị viên do chính Đặc khu trưởng bổ nhiệm.[4] Hội nghị này có những thành viên là công chức và phi công chức, bao gồm Cục trưởng Cục Chính vụ, viên chức chính yếu cấp cao nhất và là lãnh đạo Tổng bộ chính phủ, có nhiệm vụ giám sát sự quản lý của chính quyền.
Đặc khu trưởng có danh xưng trong tiếng Anh là "The Honourable" (Người tôn kính) và đứng đầu trong danh sách Thứ hạng Công chức Hồng Kông.[5] Nơi ở và làm việc của Đặc khu trưởng là Phủ Lễ tân Hồng Kông, tọa lạc tại khu Trung Hoàn, đảo Hồng Kông. Trưởng quan Hành chính đương nhiệm là Lý Gia Siêu, nhậm chức từ ngày 1 tháng 7 năm 2022 sau khi thắng cử ngày 26 tháng 3 năm 2022 và đã được Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường bổ nhiệm.
Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh vào cuối Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất vào năm 1842. Trong thế kỷ XIX, XX, khu vực trải qua nhiều sự việc trong lịch sử thế giới. Chiến tranh thế giới thứ hai với Đế quốc Nhật Bản xâm lược sau trận Hồng Kông. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, xuất hiện người Việt tị nạn Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông đã trải qua 25 năm xử lý vấn đề hồi hương người tị nạn. Năm 1984, Trung Quốc và Anh hai nước đã ký Tuyên bố chung Trung – Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997, sau 99 năm Anh đã thuê Tân Giới. Chủ quyền lãnh thổ được chuyển sang Trung Quốc vào năm 1997. Kể từ năm đó, Hồng Kông là đặc khu hành chính, một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Đối với Hồng Kông, khu vực được giữ quyền tự chủ trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, lập pháp, dân sự, ngoại trừ ngoại giao và quốc phòng, cho đến năm 2046, hoàn toàn trực thuộc Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông bao gồm Chính phủ Đặc khu hành chính Hồng Kông, phụ trách quản lý hành chính và Hội đồng lập pháp Hồng Kông, phụ trách lập pháp. Thủ trưởng hành chính Hồng Kông, chức vụ cao nhất thuộc về Đặc khu trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Đặc khu trưởng Hồng Kông là người đứng đầu chính phủ Hồng Kông, đại biểu tối cao của Đặc khu hành chính Hương Cảng, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chức vụ này thay thế chức Thống đốc Hồng Kông, tức phó vương Vương quốc Anh vào thời Anh thuộc.[6] Chức Trưởng quan Hành chính được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông và được chính thức thành lập ngày 01 tháng 7 năm 1997. Theo Điều 44 của Luật Cơ bản, Trưởng quan Hành chính phải là công dân Trung Quốc theo quy định của Pháp lệnh Hộ chiếu Đặc khu hành chính Hồng Kông.[7][8] Điều kiện trở thành Trưởng quan đó là:
Điều 44: Cá nhân phải ít nhất 40 tuổi, thường trú tại Hồng Kông, là công dân Trung Quốc, có quyền công dân ở tại Hồng Kông và thường trú tại Hồng Kông trong một thời gian liên tục không dưới 20 năm. Điều 47: Trưởng quan Hành chính phải là một người chính trực, tận tụy với nhiệm vụ của mình.[8]
Trưởng quan Hành chính có các nhiệm vụ bao gồm đề cử các công chức thuộc Chính phủ Hồng Kông để Quốc vụ viện dưới sự chỉ đạo của Tổng lý bổ nhiệm, quản lý các vấn đề hành chính, bổ nhiệm các thẩm phán và những công chức khác, phê chuẩn các văn bản luật được Hội đồng Lập pháp Hồng Kông thông qua, và ban tặng huân chương cho người có công. Luật Cơ bản cho phép Trưởng quan Hành chính nhiều quyền lực nhưng bắt buộc rằng, trước khi có những quyết sách quan trọng, cần phải đề xuất dự luật đó cho Hội đồng Lập pháp, trình các văn bản dưới luật, và giải tán Hội đồng Lập pháp, nhưng chỉ được thi hành sau khi tham vấn Hội đồng Hành chính, tổ chức với các thành viên viên do chính Đặc khu trưởng bổ nhiệm.[9] Sau khi nghỉ hưu, cựu Trưởng quan Hành chính có quyền tham gia Văn phòng cựu Trưởng quan Hành chính, hiện tại ở số 28, đường Kennedy.[10] Văn phòng cung cấp hỗ trợ hành chính cho các cựu Trưởng quan, thực hiện giao tiếp hoặc bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến vai trò chính thức trước đây của Trưởng quan. Các hoạt động bao gồm giao tiếp các phái đoàn đến, tham gia truyền thông trong và ngoài nước, phát biểu.[11] Văn phòng quản lý bảo vệ an ninh cá nhân, di chuyển, chăm sóc y tế. Trưởng quan Hành chính giữ danh hiệu Người tôn kính (The Honourable), và đứng thứ ba trong thứ tự ưu tiên của Hồng Kông, sau Trưởng quan đương nhiệm và Chủ tịch Hội đồng Lập pháp đương nhiệm.[12]
Trưởng quan Hành chính đứng đầu trong danh sách thứ hạng Công chức Hồng Kông, làm việc tại Phủ Lễ tân Hồng Kông, khu Trung Hoàn, đảo Hồng Kông. Lương Trưởng quan Hồng Kông ở một trong những mức cao nhất trên thế giới đối với một nhà lãnh đạo chính trị, hiện chỉ đứng sau Thủ tướng Singapore, đạt trị giá 273.000 USD mỗi năm cộng với các đặc quyền vào năm 1992.[13] Năm 2005, lương của Trưởng quan Đổng Kiến Hoa là ba triệu đô la Hồng Kông (378.500 USD). Từ năm 2009 đến cuối năm 2014, mức lương đạt 4,22 triệu đô la Hồng Kông. Vào tháng 1 năm 2015, Trưởng quan Lương Chấn Anh đã đảo ngược việc đóng băng thanh toán vào năm 2012, tăng lương lên 4,61 triệu đô la Hồng Kông (591.000 USD).[14] Lương Trưởng quan cao hơn khoảng ba mươi chín lần so với mức lương hàng năm hiện tại của Chủ tịch Trung Quốc.[15] Tại Hồng Kông, Trưởng quan được bầu bởi một ủy ban gồm 1.200 người chức không bầu cử toàn khu, bốn năm một lần. Ủy ban này được lựa chọn bởi Quốc vụ viện. Trưởng quan được Quốc vụ viện sau cuộc bầu cử.
Năm 1997, Trưởng quan Hồng Kông đầu tiên là Đổng Kiến Hoa (tên tiếng Anh: Tung Chee-hwa, Hán phồn thể: 董建華. 1937)[16], không đảng phái, trúng cử nhiệm kỳ một và nhiệm kỳ hai, quản lý giai đoạn 1997 – 2005. Ông nhận Huân chương Đại tử kinh (Dương tử kinh), là Ủy viên Hội đồng Hành chính (1992 – 1996) rồi trở thành Phó Chủ tịch Chính Hiệp từ năm 2005 cho đến nay. Những năm đầu, kinh tế Hồng Kông đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện. Đổng Kiến Hoa đã khai trương Sân bay Quốc tế Hồng Kông năm 1998, sau sáu năm xây dựng. Năm 2003, nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, các vấn đề về sự vi phạm quyền công dân và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị Chính phủ Hồng Kông hủy bỏ. Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng quan. Tăng Âm Quyền, Ty trưởng Hành chính, đã được cử làm Trưởng quan, công tác hết nhiệm kì của Đổng Kiến Hoa. Tăng Âm Quyền (tên tiếng Anh: Donald Tsang Yam-kuen, Hán phồn thể: 曾蔭權. 1937)[17], không đảng phái, tạm quyền nhiệm kỳ hai, trúng cử nhiệm kỳ ba giữ vị trí giai đoạn 2005 – 2012. Ông nhận Huân chương Đại tử kinh và Huân chương Đế quốc Anh (cấp KBE).[18][19] Ông đã trúng cử tỷ lệ 649/772 phiếu, 84.1%, trong những năm 2005 – 2012 không có biểu tình nghiêm trọng.
Trưởng quan Hồng Kông đương nhiệm là Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nhậm chức từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 sau khi thắng cử ngày 26 tháng 3 năm 2017 với 777/1,163 phiếu, tỷ lệ 66.8% và đã được Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường bổ nhiệm. Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor, Hán phồn thể: 林鄭月娥. 1957)[20], không đảng phái, lãnh đạo trận doanh kiến chế, nhận Huân chương Đại tử kinh và Kim tử kinh, từng giữ chức vụ Ty trưởng Ty Phát triển và Ty trưởng Ty Hành chính trước khi trở thành Trưởng quan, và là người phụ nữ đầu tiên trở thành Trưởng quan Hồng Kông, được mệnh danh là chiến sỹ kiên cường.[21] Từ năm 1997 đến 2020, lãnh đạo Hồng Kông có bốn người, đều là người không đảng phái, thuộc về trận doanh kiến chế, có hai vị là Đổng Kiến Hoa và Lương Chấn Anh tiến về trung ương giữ chức vụ Phó Chủ tịch Chính Hiệp như là chức vụ lúc nghỉ hưu.[22] Chính phủ Hồng Kông bao gồm các cơ quan, tức các Ty đa lĩnh vực, chủ yếu chú trọng thuộc về ba Ty là Ty Hành chính, Ty Tài chính và Ty Công lý, với thủ trưởng là Ty trưởng, cấp bậc Chính Sảnh – Chính Cục.[23] Thời điểm hiện tại, tình hình Hồng Kông liên tục mâu thuẫn phức tạp. Vào tháng 6 năm 2019, các cuộc biểu tình lớn nổ ra để phản đối sửa đổi dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ những người chạy trốn, sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình đã tiếp tục diễn ra vào tháng 9 thu hút gần 2 triệu người dân Hồng Kông.[24] Nhìn chung, Hồng Kông đang trong thời kỳ rối loạn nhất định về xã hội, Trưởng quan Hồng Kông đại diện khu vực, Bí thư Ủy ban Trung ương Công tác đặc khu và Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân trung ương đại diện Trung ương, đóng vai trò xử lý, đối phó mâu thuẫn.
Vì chức vụ Đặc khu trưởng được bầu bởi một ủy ban gồm 1.200 người, chứ không phải bởi dân chúng,[25] nhiều người, nhất là trong phe Dân chủ đã chỉ trích chức vụ này là không dân chủ, chỉ trích quá trình bầu cử nói chung là một cuộc bầu cử của một nhóm nhỏ.[26] Hơn nữa, ứng cử viên cho chức vụ này ít nhất phải được 150 phiếu đề cử của ủy ban bầu cử. Bởi vì đa số những người trong ủy ban bầu cử có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, hoặc là về chính trị hay về kinh tế, điều kiện này được xem là một dụng cụ để loại ra những ứng cử viên nào mà không được sự ủng hộ bởi chính phủ Trung Quốc. Đã có nhiều nỗ lực như việc 5 thành viện hội đồng lập pháp từ chức vào năm 2010, hay cuộc Biểu tình tại Hồng Kông 2014 để đòi hỏi nhiều dân chủ hơn cho người dân và một cuộc bầu cử phổ thông.[27]
STT | Chân dung | Tên Tên tiếng Trung (Sinh–Mất) |
Thời gian tại nhiệm | Đảng phái |
---|---|---|---|---|
1 | Đổng Kiến Hoa 董建華 (sinh 1937) |
1 tháng 7 năm 1997 – 12 tháng 3 năm 2005 | Không đảng | |
2 | Tăng Âm Quyền 曾蔭權 (sinh 1944) |
21 tháng 6 năm 2005 – 30 tháng 6 năm 2012 | Không đảng | |
3 | Lương Chấn Anh 梁振英 (sinh 1954) |
1 tháng 7 năm 2012 – 30 tháng 6 năm 2017 | Không đảng | |
4 | Lâm Trịnh Nguyệt Nga 林鄭月娥 (sinh 1957) |
1 tháng 7 năm 2017 – 30 tháng 6 năm 2022 | Không đảng | |
5 | Lý Gia Siêu 李家超 (sinh 1957) |
1 tháng 7 năm 2022 – | Không đảng |